Để tránh tình trạng ghép cặp cận huyết, kiến thợ cõng kiến chúa đến tổ khác để giao phối

Rubi Lee
5/6/2021 10:7Phản hồi: 42
Để tránh tình trạng ghép cặp cận huyết, kiến thợ cõng kiến chúa đến tổ khác để giao phối
Kiến thợ được biết đến là loại kiến phải đảm nhận cho nhiều vai trò công việc khác nhau từ chăm sóc ấu trùng, kiến chúa đến tìm thức ăn, điều trị vết thương cho đồng đội. Không chỉ như thế, các nhà côn trùng mới đây đã quan sát và phát hiện ra rằng ở loài kiến Cardiocondyla elegans, chúng thường có hành vi mai mối để tránh giao phối cận huyết. Cụ thể, những con kiến thợ đã sử dụng hàm dưới của chúng để kéo kiến chúa trẻ đến một tổ khác ở khá xa để tiến hành giao phối với kiến ở đó.

Mặc dù sở hữu kích thước khá nhỏ chỉ tầm 2-3 mm, nhưng các nhà khoa học đã nhận thấy kiến thợ Cardiocondyla elegans có thể cõng kiến chúa vượt qua quãng đường khoảng 15m và thả kiến chúa bên ngoài các tổ kiến đó. Độ dài quãng đường gấp 5.500 lần so với kích thước cơ thể chúng, tương đương với một người đi hơn 8.300m. Các nhà khoa học cho rằng đây là trường hợp mai mối đầu tiên được ghi nhận ở động vật, với mục đích là tránh giao phối cận huyết.

Mathilde Vidal, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là nghiên cứu sinh tại Đại học Regensburg ở Đức cho biết: “Chúng cần sự đa dạng di truyền để tồn tại. Ở các loài khác, kiến đực có thể bay đi. Nhưng ở loài Cardiocondyla elegans, kiến đực không có cánh, còn kiến chúa thì không dùng cánh của chúng. Bên cạnh đó, kiến chúa cũng không thể tự rời tổ, chúng phải phụ thuộc vào kiến thợ.”

Cardiocondyla-elegans-5.jpg

Từ năm 2014 đến 2019, Vidal đã cùng các đồng nghiệp lập ra bản đồ 175 đàn kiến Cardiocondyla elegans trên khắp miền nam nước Pháp. Các nhà khoa học đã quan sát cách kiến thợ dùng hàm dưới kẹp chặt kiến chúa rồi cõng chúng trên lưng, sau đó chúng sẽ thả kiến chúa ở bên ngoài tổ khác. Không chỉ thế, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng sau khi một con kiến chúa đến tổ mới, nó sẽ được phép vào buồng giao phối, nằm gần lối vào tổ. Nơi này sẽ chứa đầy những con đực vốn đã quen với việc giao phối với những con cái có họ hàng gần. Sau đó, kiến chúa sẽ giao phối với kiến đực, lưu trữ và bảo quản tinh trùng trong một chiếc túi suốt phần đời còn lại.


Sau khi giao phối thành công, kiến chúa sẽ ở lại trong chiếc tổ mới này đến khi qua mùa đông trước khi chui ra ngoài và bắt đầu tìm kiếm đàn mới cho riêng mình. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quy tắc nghiêm ngặt của loài kiến về việc phân bố tài nguyên. Có thể kiến trong tổ mới ban đầu sẽ chấp nhận chăm sóc một con kiến chúa ngoại lai từ đâu đến mang gen của chúng, nhưng việc này không thể kéo dài lâu. Bởi kiến thợ sẽ không chấp nhận việc hầu hạ, chăm sóc nhiều hơn một con kiến chúa, điều đó sẽ buộc chúng phải tìm thức ăn nhiều hơn và làm việc lâu hơn. Những con kiến thợ này có thể sẽ trở nên thù địch thậm chí là giết cả kiến chúa ngoại lai theo lệnh kiến chúa mà chúng phục tùng.

Tuy nhiên, câu chuyện không phải lúc nào cũng sẽ diễn ra như thế. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số kiến chúa trẻ được mang đến nhiều tổ khác nhau và giao phối với nhiều con đực khác nhau. Vidal chia sẻ: “Trong một tổ sẽ có nhiều kiến chúa mới cần được mang ra khỏi tổ, vì thế nhiều khả năng kiến thợ sẽ vô tình mang nhầm kiến chúa trẻ của đàn khác.”

Cardiocondyla-elegans-1.JPG

Bên cạnh đó, Vidal còn cho biết: “Khoảng 40% đàn kiến sẽ chết hàng năm. Vì thế để đảm bảo gen của chúng tồn tại, chúng cần đảm bảo gen được phát tán tốt.” Tuy nhiên, ngay cả với những nỗ lực phát tán gen được thực hiện, giao phối cận huyết vẫn đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ sính sản của loài kiến. Các thí nghiệm di truyền đã tiết lộ rằng ⅔ số lần giao phối của Cardiocondyla elegans là với những họ hàng gần. “Những con kiến chúa thường có xu hướng giao phối với khoảng 8 con đực trong suốt cuộc đời của chúng, trung bình 4 con trong số đó là họ hàng gần, 4 con còn lại có thể đến từ nhiều tổ khác.”

Mặc dù vẫn còn nhiều thắc mắc, chẳng hạn như nguyên nhân hành vi khiến kiến thợ chấp nhận mang kiến chúa đi nơi khác và ủng hộ những con kiến chúa ngoại lai. Hay những yếu tố khiến kiến thợ rời bỏ nữ hoàng của mình để chấp nhận lập đàn cùng kiến chúa khác. Dù vậy, nghiên cứu này cũng làm xuất hiện một sự thật thú vị, hiếm khi được quan sát ở xã hội loài kiến nói riêng hay tất cả xã hội nói chung: những kẻ thống trị cũng là công cụ của những kẻ bị trị. Cũng như những kẻ bị trị cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt khi chúng sống lâu hơn tính hữu dụng của mình.

Theo Livescience
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
vậy tính ra kiến thông minh đó chứ
@llyllr nhớ các cung tần thời nhà Thanh. Để tránh các vụ cung tần ám sát vua ở các triều đại trước, các vua Thanh đặt ra các tục lệ kì lạ: vua muốn "ân ái" với cung tần nào, bọn thái giám sẽ mang cung tần đó nude 100%, (kiểm tra cả tóc để tránh trâm tóc bị dùng làm công cụ ám sát vua), bê cung tần mỹ nữ đó "nguyên con" quấn trong tấm chăn, ship tới tận giường vua để hưởng lạc... y như kiến thợ cõng kiến chúa cái tới ổ khác để giao phối vậy! =)))
mcjambi
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MrNamN Hay cho câu SHIP Nguyên con 😁
Alextr-321
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MrNamN Giống đâu mà giống bác.
matinews
ĐẠI BÀNG
3 năm
Câu cuối thú vị đấy! 😃
Metal 3338
ĐẠI BÀNG
3 năm
Có khi nào đem đến nhưng ổ khác không nhận phải đem về lại k nhỉ.
@Metal 3338 Vãi bác 😆)
minhtuanq6
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Metal 3338 Theo như tinh thần câu kết về kẻ thống trị thì.. "không nhận" sẽ hủy diệt luôn cả tổ vì tội nhỏ mà láo dám trả hàng.
checksum
ĐẠI BÀNG
3 năm
Câu kết là Rubi tự "viết" ra?
Hay
mấy con này khôn thật ta ơi
Thiên nhiên kỳ thú
trungking
TÍCH CỰC
3 năm
Công chúa bị lính của mình mang sang vương quốc khác để bị hấp =))
Toàn LT
ĐẠI BÀNG
3 năm
khổ thân anh thợ =))
@Toàn LT kiến thợ cũng là kiến cái đấy.
tranghtp31
ĐẠI BÀNG
3 năm
Có rubi lee thì nên giữ nha ae 😆)
Thông minh quá
mối có vậy không nhỉ
Kết câu kết rút ra bài học nhân văn, sem sem chị rì-viu phim cuối cùng có câu kết í 😝
cũng giống như Ong, ong đực bị đuổi đi để tìm những con Ong chúa mới rả bầy để giao phối.
Kết câu chốt nhá
cccccc6
TÍCH CỰC
3 năm
Mình cũng hay đưa Gấu đi dao fối với trai lạ khắp cả nước VN
@cccccc6 đù men...đưa bài thiendia đây mới tin nha...kaka

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019