Thẻ tín dụng: Ngân hàng miễn lãi 45 ngày, tặng nhiều ưu đãi, vậy họ lấy gì để sống?

Nam Air
25/6/2021 6:7Phản hồi: 288
Thẻ tín dụng: Ngân hàng miễn lãi 45 ngày, tặng nhiều ưu đãi, vậy họ lấy gì để sống?
Lâu quá không quay lại chủ đề thẻ tín dụng, hôm nay chúng ta nói tiếp anh em nhỉ. Câu hỏi ngày hôm nay là, ngân hàng họ chào mở thẻ tín dụng với rất nhiều ưu đãi, nào là miễn lãi suất 45 ngày, dùng thẻ hoàn tiền, khuyến mãi trả góp 0% vv và vv…., vậy chi phí ở đâu ra chọ họ làm những điều đó? hay đơn giản hơn là họ lấy gì để sống?

Mình sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc đó cho các bạn trong chủ đề này, trong phạm vi kiến thức của mình.

Các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sống bằng gì?

Tình huống đầu tiên, giả thiết là bạn đã có thẻ tín dụng, bạn biết cách ngân hàng tính lãi suất thẻ và luôn thanh toán thẻ đúng hạn.

Tháng này bạn chi tiêu 10 đồng bằng thẻ tín dụng, cuối tháng nhận sao kê, bạn thanh toán lại 10 đồng cho ngân hàng, tức là bạn không trả cho ngân hàng đồng nào bên ngoài số tiền bạn đã chi tiêu mua sắm.


Mượn 10, trả 10, bạn không đưa thêm ngân hàng đồng nào cả, vậy thì chi phí ở đâu ra họ trả lương nhân viên, hoàn tiền lại cho bạn (nếu bạn dùng các thẻ cashback), tích lũy điểm tặng quà vv và vv?

Lý giải: Mỗi giao dịch thẻ của bạn, ngân hàng thu phí bên bán từ 1.5% đến 2% (có khi hơn) cho mỗi giao dịch.

Tức là khi bạn đi siêu thị, bạn mua 10 triệu cà thẻ, ngân hàng sẽ thu về 200 nghìn đồng tiền phí. Tất nhiên họ sẽ không ăn hết 200 nghìn này, mà còn trả cho tổ chức phát hành thẻ, tiền hệ thống kết nối vv và vv, nhưng tóm lại là bạn mua hàng thì cho dù bạn không trả thêm đồng nào, ngân hàng vẫn đã có lấy lại được 1 phần chi phí rồi.

Apple_iPad_Pro_M1_Tinhte-35.jpg

Trong thực tế thì phần chi phí cà thẻ thu về này không lớn, và không phải là nguồn thu chính của ngân hàng phát hành thẻ, chỉ đủ để vận hành mà thôi. Nếu bạn là loại khách hàng xài bao nhiêu trả bấy nhiêu, bạn thuộc loại khách hàng mà ngân hàng “bất đắc dĩ” phải phục vụ, vì gần như họ làm không công cho bạn.

Rất may cho ngân hàng là loại khách hàng dùng 1 trả 1 thế này không chiếm tỉ lệ cao, theo một khảo sát thì lượng khách hàng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu chỉ chiếm khoảng 25% đến 35% lượng khách hàng dùng thẻ tín dụng, còn đến 45% khách hàng ở loại thứ 2, dùng 10 trả 9, thậm chí dùng 10 trả 1.

Tình huống thứ hai: bạn có thẻ tín dụng, bạn chi tiêu nhưng hàng tháng không trả đủ số dư trên sao kê, chỉ trả một phần mà thôi.

Trong tình huống này, bạn cần tham khảo lại cách tính lãi suất thẻ tín dụng nhưng cũng tóm tắt là bạn đang phải gánh nợ với lãi suất lên đến 23% đến 30% / năm tùy ngân hàng phát hành thẻ.


Add a heading.jpg

- Nếu chỉ thanh toán một phần sao kê, mọi giao dịch đều bị tính lãi suất kể từ ngày giao dịch cho đến khi bạn thanh toán khoản thanh toán 1 phần kia, mọi giao dịch phát sinh cũng bị tính lãi ngày cho tới khi bạn thanh toán lấy lại full hạn mức. Chính vì vậy, nếu lỡ bị mất ưu đãi lãi suất bạn cần phải mất ít nhất 2 tháng mới lấy lại được ưu đãi này.

Quảng cáo



Như vậy thì loại khách hàng dùng nhiều trả ít là loại khách hàng mà mọi ngân hàng phát hành thẻ đều muốn có càng nhiều càng tốt, vì đây là nguồn thu nhập chính của họ, họ đang cho vay với lãi suất rất cao cơ mà.

Vậy thì làm sao đảm bảo được loại khách hàng thứ 2 này sẽ trả đủ số nợ họ đã mượn cho ngân hàng? Lỡ họ bùng luôn thì làm sao?

Để giảm thiểu đến mức tối đa khả năng khách hàng bùng nợ, các ngân hàng phát hành thẻ ở Việt Nam mình cũng đã tiên liệu, họ giới hạn tập khách hàng dùng thẻ bằng cách:
  • Yêu cầu xác minh hồ sơ, lý lịch, nơi làm việc, hợp đồng lao động, sao kê lương 3 tháng, 6 tháng, nhìn đẹp thì mới cho mở thẻ.
  • Hồ sơ mở thẻ còn có ghi thêm số điện thoại người thân, có gì còn gọi điện đòi nợ.
  • Nếu hồ sơ không đẹp mà vẫn muốn mở thẻ, phải thế chấp tiền mới được mở.
  • Tóm lại là ngân hàng chỉ cho người có tiền mượn tiền, có khả năng trả lại nợ mượn nợ.

Họ làm như vậy nên khả năng bị bùng nợ, nợ xấu được giảm thiểu nhiều, tuy nhiên không có gì là đảm bảo, nên vẫn có tỉ lệ 3% - 5% là khách hàng dùng thẻ xong bùng luôn, không trả, hoặc chây ì, trả rất ít vv.

1.jpg

Loại khách hàng bùng nợ này cũng thường là loại khách hàng mở thẻ lần đầu (và duy nhất, vì bùng nợ rồi không còn mở được thẻ ở bất kỳ ngân hàng nào khác nữa), hơn nữa thẻ được mở không có hạn mức quá lớn, thiệt hại nằm trong mức cho phép của ngân hàng phát hành thẻ. Tất nhiên họ vẫn có đội ngũ xử lý để đi đòi tiền loại khách hàng này.

Quảng cáo



Để tóm tắt phần 1, trả lời câu hỏi các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sống bằng gì, ta có thể trả lời là họ sống bằng phí giao dịch thẻ tín dụng và sống bằng lãi suất khi khách hàng thanh toán không đủ số dư sao kê.

Cách các ngân hàng có thêm khách hàng dùng thẻ tín dụng, tăng lợi nhuận từ thẻ tín dụng.

Số lượng khách hàng hiểu biết và chi tiêu hợp lý bằng thẻ tín dụng ngày càng nhiều, tức là nhóm khách hàng chỉ cho ngân hàng “ăn phí giao dịch” ngày càng nhiều lên, như vậy thì doanh thu của ngân hàng sẽ ngày càng giảm, giả sử đến một lúc nào đó 100% khách hàng dùng thẻ tín dụng đều chỉ dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, ngân hàng sẽ không còn thu lợi được nhiều từ việc phát hành thẻ, vậy họ phải làm sao đây?


Trước tiên, có lẽ cái ngày đó sẽ không bao giờ đến, vì cuộc sống muôn màu, không ai đảm bảo được rằng họ sẽ luôn luôn thanh toán hóa đơn đúng hạn, kể cả người chi tiêu hợp lý đến đâu đi nữa thì cũng có lúc bất khả kháng.

Trong lúc đó, họ sẽ tìm cách quảng bá cho các loại thẻ tín dụng mà mình phát hành, nâng tầm cái thẻ mượn nợ thành thẻ đẳng cấp.

1.jpg

Tức là gây dựng hình ảnh người thành công là người sử dụng thẻ tín dụng chứ không phải dùng tiền mặt, thông qua quảng cáo báo đài, KOL vv và vv, mà số lượng người dùng thẻ ngày càng nhiều lên, qua đó tăng doanh thu cho bên phát hành thẻ. Nếu trong số lượng thẻ phát hành mới mà tỉ lệ người dùng chỉ trả 1 phần hóa đơn tăng lên nữa thì ngân hàng lại càng lợi.

Việc phát hành các thẻ tín dụng đặc quyền, thẻ hạn mức 5 tỉ, 10 tỉ, hoặc thậm chí không giới hạn dành cho một số VIP cũng là cách tăng doanh thu cho bên phát hành thẻ.

Ví dụ một VIP cầm thẻ không giới hạn đi mua chiếc xe 3 tỉ và cà thẻ, bên phát hành thẻ có ngay thu nhập 2% từ giao dịch 3 tỉ đồng này.

Việc khuyến mãi “Miễn phí thường niên năm đầu” cũng là cách khá hiệu quả để hút khách, thường người ta không từ chối cái gì miễn phí, nên nghe nói miễn phí 1 năm là ok rồi, nguyên 1 năm mà, xài thử rồi sang năm hủy cũng được, nhưng họ đâu ngờ là trong 1 năm miễn phí thường niên đó bao nhiêu thứ chực chờ.

Screen Shot 2021-06-25 at 8.13.14 PM.jpg
Việc bảng sao kê có số thanh toán minimum cũng là 1 thủ thuật của bên phát hành thẻ, theo một nghiên cứu tâm lý, nếu không có phần thanh toán tối thiểu, người dùng thẻ sẽ cố gắng thanh toán hết nợ thẻ, nhưng khi có phần minium này người ta thường có xu hướng thanh toán phần thanh toán tối thiểu với tâm lý “dù sao mình cũng đã trả rồi”.

Tâm lý này chính là tâm lý khiến một bộ phận giới trẻ mang nợ thẻ ngân hàng, lãi 25% - 30% năm từ năm này sang năm khác.

Vậy có phải người không dùng thẻ tín dụng là người an toàn không bị ngân hàng hưởng lợi từ mình?

Đọc nãy giờ nghe thấy ghê quá, mình dùng thẻ tín dụng còn ngân hàng thì dùng mình để kiếm sống, thôi sợ quá không dùng thẻ cho chắc, cứ tiền mặt mà xài, mình là người thông thái nhất rồi!


202001010944CHngan-hang-1.jpeg

Thực tế thì không hẳn là như vậy, không phải bạn không dùng thẻ thì bạn đang có lợi, bởi vì:
  • Ngày càng có nhiều điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến quán cà phê, khách sạn, nhà hàng. Và do họ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, sẽ phải chịu phí giao dịch 2% với bên ngân hàng, nên họ âm thầm tăng giá 2% trước vào sản phẩm bán ra.
  • Tức là cho dù bạn dùng tiền mặt ở những nơi này, bạn cũng mất 2% cái phí giao dịch kia. Trong khi người dùng thẻ tín dụng còn được lợi bằng nhiều hình thức như: Được bảo hiểm, được hoàn một phần tiền khi giao dịch mua sắm, được tích điểm đổi quà, được ưu tiên thanh toán trước vv và vv.
  • Tất nhiên không phải chỗ nào cũng sẽ nâng giá 1.5% - 2% trước để trừ phí thẻ, nhưng không đảm bảo là bạn biết nơi nào không nâng lên để sử dụng tiền mặt.
  • Khi không dùng thẻ tín dụng, bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội mua sắm dành cho người có thẻ tín dụng.
  • Khi không dùng thẻ tín dụng, bạn bỏ lỡ cơ hội sử dụng các ưu đãi dành cho người có thẻ tín dụng.

Người dùng cần làm gì để tận dụng tối đa lợi ích của thẻ tín dụng?

Chiếc thẻ tín dụng không phải là thẻ lợi hoàn toàn cũng chẳng phải là chiếc thẻ quỷ quái ma ám, quan trọng là cách bạn dùng nó thế nào để bạn được lợi nhất mà thôi.


1.jpg

Một số cách giúp bạn hưởng lợi khi dùng thẻ tín dụng:
  • Cố gắng quản lý chi tiêu hợp lý, đừng bao giờ để nợ thẻ, vì nợ 1 lần thì phải mất 2 tháng mới gỡ được nợ lãi suất.
  • Thường xuyên tham khảo các ưu đãi dành cho người mở thẻ tín dụng, trên trang web của nhà phát hành thẻ thường có cập nhật các ưu đãi này.
  • Tận dụng các đặc quyền khi dùng thẻ, ví dụ đặc quyền được đi du lịch 1 năm 1 lần, đặc quyền đổi điểm lấy quà, quyền được bảo hiểm món hàng mua bằng thẻ vv và vv.

Hy vọng bài viết này giúp anh em hiểu thêm một chút về thẻ tín dụng, sử dụng nó hiệu quả.

Anh em tham khảo thêm:

Hình ảnh trong bài là hình stock và hình mình được phép dùng.
288 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1 thời cà thẻ sướng tay. Sau thanh toán thấy nhiều tiền quá mới tá hoả. Từ đấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lí chói quá tim. Nghỉ cà thẻ thoải mái luôn 🤣🤣🤣🤣🤣
@toivaem986 Mỗi người có cách sử dụng riêng. Mình đi ăn uống, mua sắm toàn cà thẻ không. Rất là tiện. Bởi vậy trong bóp không bao giờ đem quá 1 triệu tiền mặt 😆😆😆
DQQ
Trứng
2 năm
@toivaem986 Bạn cho mình hỏi cái phí thường niên đó là hàng tháng ngân hàng tự động thu phí như 1 năm 300 ngàn, thì mỗi tháng thu mấy chục tiền phí thường niên hả bạn ?
@DQQ thường niên nghĩa là thu hàng năm, ko thu hàng tháng
@DQQ Hàng năm b ạ, n mà vd b tiêu 30tr của thẻ đó thì ko bị mất phí, cái này tùy ngân hàng nha
Nickka
TÍCH CỰC
3 năm
bài viêt quá hay và hữu ích
mình thích quẹt thẻ, vì nó tiện, đở mang tiền mặt, nhưng mà quẹt có chừng mực thôi 😆 tự đặt ra nguyên tắc là không bao giờ để nợ thẻ quá 2-3tr, luôn tự động nhắc ngày trả nợ thẻ 😁
@pomme_bleu Có 2 cách, hoặc là bác tự trả, hoặc là bác đi chung với stk ATM (cách này thì tới ngày 15 hàng tháng sẽ tự trừ). Mình ATM của ACB, thẻ của HSBC nên mình tự trả, tới cở ngày 10 tháng sau là mình đã chuẩn bị trả tiền rồi 😁
@Run4yrlife theo mình nhớ thì là tính trên 10tr đó, mà thành thật khuyên bác, đừng bao giờ để nợ thẻ tín dụng, không vui vẻ gì đâu 😁
sunseeker26
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Run4yrlife Lãi trên tổng nhé (10tr). Đừng nợ thẻ tín dụng. Sau này có lúc cần vay. Đó lại là black note đấy
-nHm-
CAO CẤP
3 năm
@sunseeker26 Nợ thẻ tín dụng được, chỉ mất thêm lãi cao thôi. Thanh toán đủ mức tối thiểu là ko bị nợ xấu
dinhchi27
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đúng rồi lãi thẻ tín dụng thì thôi rồi
@dinhchi27 Đó là lí do mình xài nhiêu thì cố gắng trả đủ trong sao kê tất cả. Ko dám nợ lại 1 phần nhỏ nào cả.
Dễ bị lọt bẫy thẻ tín dụng lắm nếu bản thân ko kiếm soát đc
Vấn đề ko phải ngân hàng chỉ có mỗi thẻ tín dụng để mà thu, nó là chỗ kinh doanh tiền cơ mà 😁 kể cả có lỗ mảng thẻ tín dụng thì nó vẫn lãi mảng khác
Hoang Miiu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Arex Đúng rồi. Thẻ tín dụng là 1 loại dịch vụ thu hút khách hàng thôi, tiền lãi suất vay cũng vậy. Phần lợi nhuận chính là Bất Động Sản, chứng khoán và một vài mảng khác.
world2015
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Hoang Miiu “ Thẻ tín dụng là 1 loại dịch vụ thu hút khách hàng thôi, tiền lãi suất vay cũng vậy. Phần lợi nhuận chính là Bất Động Sản, chứng khoán và một vài mảng khác”.
Ô lấy thông tin ở đâu mà có cái kết luận này vậy, tín dụng luôn là xương sống của Ngân hàng, còn các mảnh BDS, CK chỉ được coi là sương sươn thôi.
Tín dụng và các loại phí mới là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, phí thường niên bèo 200k/năm cao thì hơn 1tr, mở tài khoản giam 50k-80k, mất thẻ làm lại 50k, chuyển tiền bèo bèo cũng 7k tối đa thì lại ăn theo %, rút atm bèo 1k, ngoài hệ thống thì 3k, phí biến động số dư, phí quản lý thẻ,... Không có chất lượng nhưng được cái có số lượng và nó duy trì đều đặn, như kiểu đi ăn xin mà xin mỗi người 1k/ngày thôi thì xin hết 10tr dân ở TPHCM thì bạn kiếm được 1 tỷ/ngày chưa?
hoanglamho
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Arex Thẻ tín dụng vẫn có đóng góp vào doanh thu tổng của bank nha bác. Như bank gần nhất mình làm góp 15% cho 2020, plan 20% cho 2021
tanakakb
ĐẠI BÀNG
3 năm
Có ai như mình xài thẻ hệ tâm linh, quẹt quá chưa đến ngày sao kê nên thấy tiền trong tk vẫn nhìu đâm ra tâm lý thoải mái mua sắm tiếp =)))))
@tanakakb bác dùng thẻ bên nào đó
Cà cho sướng rồi lương tháng lại chỉ ghé chơi 1 lát
@Phuongkak Nợ tiếp 🤣
Giờ mình dùng PAY hết rồi. Nhanh gọn tiện chỉ cần quẹt điện thoại là xong. Thẻ tín dụng dùng bây giờ kém sang lắm.
@wink Bạn gặp con dở hơi rồi tưởng thế giới chỉ như vậy. Unlock, tìm app... nghe biết nó ngu r
@T.NC Tôi dùng android 1 lần duy nhất là SS s4. Từ đó về sau tôi ko dùng nữa. Thế nên cậu kia có làm j thì tôi cũng chỉ tả lại sự thật dc thôi. Thấy hình như dc free cốc cafe thì fai nên fai thao tác j đó trên app nữa. Ko rõ.

Tôi k ghét android, tôi chỉ ghét Samsung.
thanhlambk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tranhieu.ksxd Đúng là tư duy của 1 trẩu chính hãng
@wink bác nói chuẩn quá
tthanhtri
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình comment ở đây để cho mọi người biết rằng ngân hàng mình đang làm kêu mình chạy KPI thẻ tín dụng. Anh em hiểu ý mình rồi chứ, cái thẻ Travel Elite trong hình đầu mình có làm đấy.
@MartinLe90 ACB mình làm thẻ visa Debit lâu lắm rồi, ko có thẻ trên app đâu, muốn dùng thẻ trên app thì đăng ký CIMB này.

Các bước để tham gia chương trình MGM:

Bước 1: Tải app Octo by CIMB Vietnam Link tải app: https://go.onelink.me/HmIr/octobycimb

Bước 2: Đăng ký sản phẩm Và nhập 2128JDw trong ô “Mã Giới Thiệu” ở bước đăng ký

Sử dụng ngay tài khoản Octo với các tiện ích:
1.Miễn phí chuyển tiền
2.Miễn phí rút tiền tại ATM
3.Miễn phí dịch vụ thông báo số dư qua SMS
16676653-FB55-4DF7-9001-382A4330075E.png
MartinLe90
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hoangminh2018 cái hình bác up nè, tặng thẻ HM 66tr này nè
acb.png
@MartinLe90 Link bài quảng cáo đây, bạn bấm vào đăng ký thử đi. Mình ko quân tâm mấg thẻ credit này vì phí thường nên cao quá 400-500k/năm lận.

https://em.netnam.com.vn/display.php?M=55506953&C=a2b2cac7ce7b5749b8600ec99dfa8b57&S=4013&L=1972&N=1480
@hoangminh2018 thế là bạn chưa biết rồi. Shinhan Bank miễn phí thường niên với nhiều ưu đãi lắm
mushu
TÍCH CỰC
3 năm
Đi siêu thị cứ cà thẻ thôi. Vì giá đằng nào cũng giống nhau. Nó tính chung vào chi phí vận hành rồi. Mình thì tiện đỡ phải điếm tiền, kiểm tiền lẻ. Thi thoảng hưởng khuyến mãi dùng thẻ nữa chứ.
@mushu Quét VNPAY còn có mã giảm giá
C2FD0DB0-0087-4918-A0CC-9EC06A769508.jpeg
kuti124
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hoangminh2018 Vnpay có cho nợ trước trả sau ko mà khoe hoài thế?
mushu
TÍCH CỰC
3 năm
@hoangminh2018 Tùy lúc thôi nói chung cái nào lợi hơn thì mình xài. Thi thoảng nó liên kết giảm được 5% (tối đa 50K hoặc 200K) thì cũng đáng.
@kuti124 Thế nó cho bạn nợ trước thì bạn lời được bao nhiêu? Chưa kể mua trả góp hay bị tính phí chênh lệch. Xét qua xét lại thì cũng chẳng lợi hơn so với thẻ debit bao nhiêu. Nhiều chỗ mua thẻ credit nó chẳng thèm tiếp hoặc chương trình có quà tặng, thanh toán credit miễn nhận quà đi.
dichoinha1
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nói chung, nếu ai ở trong nhóm 25~35% thì sẽ nhận được những ưu đãi tốt nhất của ngân hàng.
Đồng thời ngân hàng cũng muốn dùng 1/3 lượng khách hàng này đi quảng bá để kiếm thêm 2/3 lượng khách hàng kia, bù lỗ và chốt lời cho NH.
@dichoinha1 Đọc bài thì thấy 1/3 kia nó cũng đâu có lỗ đâu bạn, nó ăn % phí thanh toán rồi mà.
mushu
TÍCH CỰC
3 năm
@tranbinh198074 Đúng rồi nó vẫn đủ chi phí vận hành. Chỉ là lợi nhuận thấp. Lợi nhuận chính đến từ nhóm còn lại.
Thẻ mình không mất phí. Lại còn dc hoàn tiền tuy ko nhiều 1tr=1k. Nhưng toàn mua hộ nên cũng dc hoàn vài tr rồi.
@Manhtoan112 a zai dùng thẻ nào hoàn ít thế.
@Ma Thế Hào Shinhanbank b
Ngân hàng không bao giờ chịu thiệt thòi nhé. Kể cả nó free các chi phí duy trì, chuyển tiền ...
Lo bò trắng răng
Tháng nào cũng nhận sao kê
Lương chưa được lãnh đã tê tái lòng
😁😁
aerislimit
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thiếu các loại phí: Phí thường niên, phí đóng thẻ, phí đóng tài khoản, Phí sao kê, phí giao dịch (charge người bán or thậm chí người mua), phí trả chậm phí rút tiền thẻ tín dụng, phí làm lại thẻ (lỡ xu cà na thẻ hư), phí cấp thẻ mới khi thẻ cũ hết hạn (1 số thằng bank thu phí này), phí cấp mã PIN, phí nuốt thẻ, phí khiếu nại sai, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí chuyển đổi trả góp... Trăm ngàn loại phí bủa vây mà người làm thẻ không để ý tới lúc bị charge mới tá hoả bực bội.
@aerislimit Tuỳ bank thôi. Như bank mình đang dùng là free gần hết cái bạn liệt kê.
@aerislimit Chính xác, phí thường nên của Credit gấp 3-4 lần Debit
aerislimit
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Alpaca Dễ Thương Miễn phí được bao lâu? Hay free năm đầu bắt xài mấy chục triệu rồi qua năm sau charge banh chành?
Ngân hàng offer riêng cho cty mình, free cho đến khi k làm cho cty nữa 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019