Người ta làm thế nào để tái chế gần 3.000 tấn rác thải điện tử mỗi tháng

Rubi Lee
28/6/2021 9:50Phản hồi: 48
Người ta làm thế nào để tái chế gần 3.000 tấn rác thải điện tử mỗi tháng
Bạn có biết chỉ có khoảng 17% tổng số rác thải điện tử trên thế giới được tái chế, bởi vì hầu hết các thiết bị khi sản xuất đều không được thiết kế phù hợp để tái chế. Chúng chứa đầy những vật liệu cực nhỏ, độc hại, khó phân huỷ và tiêu tốn rất nhiều chi phí để phân rã ra. Nhưng nếu có thể trích xuất các thành phần đó một cách an toàn, những vật liệu đó có thể mang về một khoản tiền tương đối lớn cho các nhà tài chế điện tử. Tuy nhiên, rác thải điện tử ngày càng khó xử lý hơn và đây là quy trình thực hiện.

rac-thai-dien-tu-3.jpg

Thiết bị điện tử chứa đến hàng trăm mảnh nhỏ từ vật liệu độc hại cho đến nhựa hay vàng bên trong. Mỗi thứ phải được tách rời và tái chế riêng. Chính vì vậy mà công việc này đòi hỏi rất nhiều nguồn lực từ lao động đến cả các máy móc làm việc hàng nặng như máy huỷ vật liệu, máy dò tìm kim loại,…



Sims Lifecycle Services, một trong những nhà tái chế điện tử lớn nhất ở Mỹ cho biết tại cơ sở lớn nhất ở Tennessee của mình, họ tái chế khoảng gần 3.000 tấn đồ điện tử mỗi tháng. Với diện tích rộng 61.000 m2, mọi hoạt động từ tiếp nhận, xử lý,… đều diễn ra tại cơ sở này. Sims Lifecycle Serviecs chủ yếu thu rác thải điện tử từ thiết bị văn phòng, chẳng hạn như laptop, máy tính bàn, máy in hay điện thoại,… từ các công ty đối tác nằm trong danh sách Fortune 500 gồm HP, Lexmark,… Còn một số công ty trong đó là khách hàng bí mật được giữ kín.


Theo Ingrid Sinclair - chủ tịch của Sims Lifecycle Services: “Tái sử dụng, thay đổi công năng và tái thiết kế. Nếu những thiết bị được đánh giá là không thể tái sử dụng, biện pháp cuối cùng được áp dụng là tái chế chúng."

Quy trình xử lý


Nhập - xuất kho


rac-thai-dien-tu-20.jpg

Sau khi tiếp nhận các thiết bị, quá trình xử lý sẽ diễn ra theo quy trình FIFO (nhập trước thì xuất trước) nghĩa là hàng hoá lưu kho sẽ được xuất kho theo thứ tự từ cũ đến mới nhất. Theo đó, công nhân sẽ dỡ hàng bằng xe tải, và dùng xe nâng để chuyển kiện hàng đó ra ngoài. Họ sẽ cân kiện hàng và nhập khối lượng vào trung tâm dữ liệu. Sau đó, mỗi kiện hàng sẽ được dán thẻ mã vạch tương ứng để các bộ phận khác dễ dàng biết được chúng bị phá huỷ và tái chế hay tái sử dụng.

Khu vực tái sử dụng


rac-thai-dien-tu-7.jpg

Ở bộ phận tái sử dụng, các chuyên gia sẽ tháo dỡ thiết bị và sử dụng lại các linh kiện mà họ cho là vẫn ổn. Như ở khu vực tháo rã linh kiện laptop, được biết khi không thể bán một chiếc laptop nguyên vẹn, họ vẫn có thể tháo rời nhiều bộ phận của nó để ráp vào một thiết bị mới hay bán lẻ đều được. Công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn để đảm bảo các linh kiện bé xíu được tháo rời mà không làm tổn hại đến chúng. Vì vậy, phần lớn công đoạn đều phải làm thủ công và để làm điều đó đúng cách nhất, họ phải tốn nhiều công sức để hoàn thành quá trình này. RAM, CPU, màn hình, bàn phím, bo mạch chủ đều là những phần có thể tái sử dụng lại. Các nhân viên sẽ làm sạch, kiểm tra liệu chúng có còn hoạt động hay không, sau đó gửi về kho hàng để bán.

rac-thai-dien-tu-21.jpg

Quảng cáo


Ingrid cho biết: “Đã nhiều lần khi được phép bán lẻ các linh kiện, chúng tôi đều sẽ chia sẻ doanh thu với khách hàng. Đó là một cách hay để mang lại sức sống cho những thiết bị điện tử này, đồng thời điều này cũng giúp chúng tôi có thêm doanh thu.”

Ổ cứng phải xử lý riêng


rac-thai-dien-tu-17.jpg

Bên cạnh đó, ổ cứng lấy từ máy tính hay máy chủ cũng là một nguồn thu lớn, mặc dù vậy chúng cũng đi kèm với nhiều thách thức về nguy cơ bảo mật. Những thiết bị có giá trị cao như thế này sẽ được xử lý tại một khu vực an ninh. Tại đây, toàn bộ dữ liệu có trong ổ cứng phải được xoá sạch trước khi bán ra ngoài.

rac-thai-dien-tu-9.jpg

Rất nhiều khách hàng của Sims Lifecycle Services là ngân hàng và công ty bảo hiểm, do đó họ rất để tâm đến vấn đề bảo mật dữ liệu và muốn đảm bảo toàn bộ số thông tin trong ổ cứng phải được xoá đi triệt để. Sau khi hoàn thành việc xoá sạch, chúng sẽ được chụp lại và rao bán lẻ trên eBay hay bán theo lô. Hầu hết các ổ cứng ở đây đều có dung lượng từ 500 GB hay 1 TB, còn những dung lượng nhỏ hơn không đáng giá để bỏ công ra tái sử dụng, do đó chúng sẽ được mang đi tái chế.

Khu vực phá huỷ-tái chế

Quảng cáo


Trước khi các thiết bị được đưa vào máy cắt nhỏ, các nhân viên sẽ tháo bao bì và loại bỏ những thứ gây nguy hiểm như pin, hộp mực chẳng hạn. Không chỉ vậy, nhiều vật liệu trong điện tử chứa thuỷ ngân, cadmium và chì và nếu bị vứt bỏ ở bãi rác, chúng sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho nguồn nước ngầm và phá huỷ đất. Các nhân viên cũng phải rất cận thẩn trong công đoạn này, bởi nếu chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến một vụ hoả hoạn trong nhà máy. Sau khi loại bỏ những thứ gây ô nhiễm, tất cả các bộ phận an toàn còn lại đều sẽ được cắt nhỏ bởi một máy huỷ với công suất lên đến 400 mã lực.

rac-thai-dien-tu-14.jpg

Sau đó, một khối nam châm khổng lồ bên trên máy sẽ chịu trách nhiệm hút toàn bộ phần thép có trong đó ra. Đồng thời bộ phận tích điện cũng giúp phân loại các thành phần, chẳng hạn như nhôm sẽ được chuyển đi xa nhất, bảng mạch ở giữa còn nhựa sẽ rơi ngay xuống dưới vì không tích điện. Còn phần hỗn hợp được cắt nhỏ còn lại sẽ được chuyển đến một máy dò kim loại để loại bỏ những mảnh kim loại còn sót lại trong nhựa. Để đảm bảo kim loại được loại bỏ hoàn toàn, phần hỗn hợp này tiếp tục được thả vào một cỗ máy khác có tên Otto. Bên trong máy, vật dụng từ nhựa thì nổi trên mặt nước, trong khi những vật liệu khác chìm xuống. Các nhân viên sẽ vớt những thứ trên mặt nước và chuyển chúng để cơ sở xử lý nhựa và đưa đến HP để tái sử dụng.

rac-thai-dien-tu-2.jpg

Việc bán những vật liệu thô đem đến một số tiền thu nhập khá lớn cho Sims Lifecycle Services. Không chỉ thế mọi thiết bị đều có kim loại quý trong đó như vàng, đồng, bạch kim, palladium,… Những vật liệu đó sẽ được tách ra và bán lại theo từng phần. Theo đó, đồng và kim loại quý sẽ đến các nhà máy luyện ở Canada, Châu Âu hay Nhật Bản. Trong khi đó, thép sẽ được chuyển đến một nhà máy thép ở Tennessee,.

Công việc thu lại lợi nhuận cao nhưng cũng rất tốn kém


Trên thực tế, có hơn 75% rác thải điện tử bị vứt tại các bãi rác, điều đó đã khiến các công ty mất đi những khoản lợi nhuận khổng lồ. Chỉ tính trong năm 2019, lượng kim loại quý, vật liệu và những thiết bị có giá đã bị vứt bỏ vào bãi rác hay bị đốt cháy với giá trị ướt tính lên đến 57 tỷ USD. Theo Ingrid chia sẻ nếu mọi người có thể tái chế các vật dụng này, có lẽ tần suất khai thác kim loại quý sẽ giảm lại. Nên đây cũng là một cách để bảo vệ môi trường sống.

rac-thai-dien-tu-11.jpg

Tuy nhiên, công việc tái chế cũng rất tốn kém bởi các thiết bị điện tử không được thiết kế để tái chế. Do đó, nhiều hợp chất hoá học lẫn vào với nhau và khi các thiết bị điện tử ngày càng được thiết kế nhỏ hơn, việc phân loại thành phần ngày càng trở nên khó hơn đòi hỏi các nhà máy phải liên tục nâng cấp máy móc và quy trình để theo kịp với sự tiến bộ này.

rac-thai-dien-tu-1.jpg

Trong khi đó, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng 38% trong thập kỷ tới và việc tái chế này cần rất nhiều sự trợ giúp từ nhiều phía. Một số người cho rằng nên bắt đầu với các nhà sản xuất chẳng hạn như sản xuất các thiết bị không có độc tố, để chúng an toàn và không có tính bền lâu như hiện tại. Còn anh em thì nghĩ sao? Hãy cho mình biết thêm ý kiến bên dưới.

Theo BI
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu tái chế được rác thải nhựa như vậy thì tốt biết mấy mọi người nhỉ 🙄🙄
@️ mig29f Được mà chi phí tốn hơn khai thác 😁
@bomduc Không tốn hơn nhưng chất lượng không còn như ban đầu bạn nhé. 1 số nước có tiêu chuẩn không sử dụng nhựa tái chế vì chất lượng. Phải bỏ hàng rào đó mới tái chế nhựa ngon lành được.
@Vũ Hùng Dũng Uh
Bởi vậy con lap mình dùng 6 năm vẫn chưa lên đời, thứ 2 là vì VN chưa có chỗ tái chế bảo vệ môi trường, thứ nhất là vì chưa có tiền.
@nguyen_huy_hai
Anh theo em
@nguyen_huy_hai mình cũng dùng 6 năm, ngoại trừ cũ và máy chậm hơn thì mọi thứ vẫn dùng ngon
tvnguyen2k7
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nguyen_huy_hai Lap mình cục pin dùng được 8 năm rưỡi, còn 49% mà mình chưa thay đây. Lý do thì y như bác vậy.kkk
Đem về nước nghèo dùng, nó là giá trị thật không phải rác đau. Như ở mình, Mình nâng cấp, máy cũ vẫn bán tốt cho các cửa hàng họ ráp lại bán lại cho người khác dùng tiếp. Nước giàu họ toàn vứt đi, phí mà ô nhiễm nữa. Vì họ ai cũng dùng đồ mới.
@huygapro Như thế là giảm rác thải đấy chứ tăng đâu bác. :v
vtkhang
ĐẠI BÀNG
3 năm
@ptp49 Nói thì cho có vẻ vậy thôi chứ đau nhất là lại lượm đồ cũ về xài để bvmt. 😃 Vòng tròn cũng lẩn quẩn.
@bomduc Mình trả lời bài người khác chứ không phải trả lời bài của bác.
@huygapro Thế ah 👍 có nhầm lẫn gì chăng.
Tái chế thì thôi chứ muốn bán ve chai cứ alo Vn 1 tiếng nhé các cụ 😁
Phần cuối ok đó. Các nhà sản xuất nên thiết kế làm sao để có thể dễ tái chế nhất có thể. Hoặc dễ sửa chữa nếu hỏng, mà cũng khó như kiểu ssd Ram hàn chết trên mạch lỡ hư 1 phần người dùng bình thường phải bỏ luôn nguyên cái máy 😆 vì phải có thiết bị chuyên dụng mới sửa thay thế được.
@gatheringviolet Sao nhớ cái thời điện thoại có thể thay pin ghê
đồ trong gia đình 98% ae tự sửa được trừ một số thức k sửa được như màn hình, bo chủ... (cũng hiếm khi hư) nhưng thường người dùng hư là vứt dẫn đến rác cũng nhiều, giờ cũng ít ae có đam mê thích mày mò, chế cháo, sửa
Linh kiện bóc máy nghĩa đen 😁
có một cách mà phương tây vẫn dùng từ 20 năm nay là đóng container rồi ship sang các nước nghèo. rác thải điện tử này xử lí rất độc hại cho môi trường nên hâu như nước nào khá chút là cấm nhập khẩu thiết bị hết đát luôn
matinews
ĐẠI BÀNG
3 năm
trong nhà hiện tại có mấy con lap cũ hư không xài được, mấy cái đt đập đá! Cũng một mớ rác điện tử..! THôi thì làm bộ sưu tập!
Haduong90
TÍCH CỰC
3 năm
Các cụ có câu : Của bền tại người, nhưng sau này nếu thay đổi các vật liệu bên trong đồ điện tử thì của bền là tại nhà sản xuất rồi, đồ mà bền quá thì tốt cho người tiêu dùng nhưng lại không tốt cho bên sản xuất và tái chế. 😆
rác này hơn 50% xuất về các nước đang phát triển rồi...Trong đó việt nam là trùm! ko biết ở việt nam có nhà máy nào tái chế rác thải điện tử ngon lành chưa ta
Hyper But
TÍCH CỰC
3 năm
Vấn đề này phải có sự hợp tác từ các OEM rồi, như vậy vấn đề tái chế, xử lý mới nhanh và hiệu quả
khiep that
LuckyStar
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thiết kế để tái chế được khá là khó .
Dkhquyen
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cái này mà đưa qua cho bọn Tàu Khựa thì....
danh hoà
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tính ra nhật bản là một trong những nước phá hoại môi trường nhất, còn VN lại là nước bảo vệ môi trường số 1. Xét riêng về khoản tái sử dụng đồ điện tử.
tính ra tái chế là một thách thức lơn không thua gì sản xuất cả
Nồi cơm điện nấu vài năm (hoặc cả chục năm), cũ mèm quăng ngoài bãi rác xong chở về VN bán nồi điện cao tầng vài triệu, bà con mua nấu ăn tấm tắc khen ngon vì là hàng nội địa Nhật
@lamhuy300890 Cái mác nội địa nhật giờ lòe được trung niên và một ít 8x, 9x thôi chứ 10x giờ nó dẹp cmn hết, không có bãi hay nội địa gì hết, mua mới tất. Khi các thế hẹ gài này xuống lỗ hết thì cái mác đồ bãi nhật cũng sẽ xuống lỗ theo thôi.
@Methanol Không phải tôn sùng đồ cũ, những mà có những thứ đồ bãi nhật nó tốt thật (trong tầm tiền đó) ví dụ như mấy cái bếp từ, điều hoà nhật tầm 7-8tr đã có inventer, 2 chiều, nằm không bị khô mũi, còn ở Việt Nam mình tầm tiền đó thì chỉ có đồ chị na, chất lượng thì thua xa. Em chỉ muốn nói là chất lượng/ giá tiền vẫn có thể hơn ở một số mặt hàng (tuy đồ điện tử hên thì ít mà xui thì nhiều), và thêm nữa là em cũng không cổ xuý việc biến Vn mình thành bãi rác cho Nhật, nhưng mà tiền ít thì đành vậy thôi, giàu thì đã xài hàng nhập chính hãng rồi 😆))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019