[Video] Phân biệt nhanh các loại động cơ: hút khí tự nhiên, tăng áp, siêu nạp là gì?

MinhTriND
16/7/2021 18:51Phản hồi: 83
[Video] Phân biệt nhanh các loại động cơ: hút khí tự nhiên, tăng áp, siêu nạp là gì?
Nếu bàn về cách thức để đưa luồng khí vào bên trong động cơ, có thể chia thành 3 loại động cơ khác nhau, bao gồm: động cơ hút khí tự nhiên, tăng ápsiêu nạp. Vậy từng loại động cơ này có cách vận hành như thế nào thì mời các bạn theo dõi tiếp tục bài viết.



Động cơ hút khí tự nhiên


Động cơ hút khí tự nhiên là động cơ hút không khí vào bên trong buồng đốt trong điều kiện bình thường ở áp suất khí quyển. Càng nhiều không khí đi vào buồng đốt của động cơ thì càng có nhiều nhiên liệu, từ đó tạo ra nhiều công suất hơn. Khi xe tăng tốc, tốc độ dòng khí đi vào động cơ cũng tăng lên, giúp nó có khả năng tạo ra công suất cần thiết ở tốc độ cao hơn. Tất nhiên, trước khi đi vào bên trong buồng đốt, không khí hút từ bên ngoài vào cũng sẽ phải đi qua các bộ lọc này kia để đảm bảo không lẫn bụi bẩn hay những tập chất có thể ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu.

991-GT3-9A1-engine.jpg

Động cơ hút khí tự nhiên thường có dung tích xy-lanh lớn hơn để bù cho việc thiếu hụt công suất nếu so với các loại động cơ dùng cảm ứng cưỡng bức. Để gia tăng công suất, cách giải quyết thông thường sẽ là gia tăng số lượng xy-lanh, giúp cho thể thích của buồng đốt cũng lớn hơn. Đây cũng là một trong những nhược điểm của động cơ hút khí tự nhiên, nghĩa là nó gặp vấn đề với việc đảm bảo sự hiệu quả về công suất đầu ra.

cac-loai-dong-co-tinhte-3.jpg

Những ưu điểm của loại động cơ này có thể kể tới như dễ dàng hơn để bảo trì và sửa chữa, giảm chi phí phát triển và sản xuất hay ít có khả năng bị quá nhiệt. Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của động cơ hút khí tự nhiên, điều khiến cho nhiều nhà sản xuất siêu xe vẫn còn tin dùng kiểu động cơ này đó chính là nó không có độ trễ như động cơ sử dụng giải pháp cảm ứng cưỡng bức. Đồng thời, vì không bị tác động bởi hệ thống turbo, hệ thống xả của xe dùng động cơ này cũng tạo ra âm thanh phấn khích và tự nhiên hơn.

Động cơ tăng áp



cac-loai-dong-co-tinhte-4.jpg
Tăng áp tận dụng một phần khí thải của động cơ quay turbine nén khí và từ đó nó cung cấp được lượng không khí nhiều hơn vào động cơ so với kiểu hút khí tự nhiên truyền thống. Bộ phận tăng áp chỉ bắt đầu hoạt động (đưa khí nhiều hơn vào động cơ) khi động cơ xe đạt đến 1 vòng tua nhất định, hay chính xác hơn là lượng khí thải đủ nhiều để bắt đầu kéo được turbine nén khí.

Nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp đó chính là độ trễ. Cho dù các hãng xe ngày nay đã ra sức thu nhỏ độ trễ đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi sự thật đáng buồn là tăng áp luôn đi kèm với độ trễ. Những xe sử dụng động cơ tăng áp luôn có 2 đồ thị biểu diễn công suất và mô men khác nhau, và sự chênh lệch giữa giá trị của 2 biểu đồ này cho biết độ trễ chiếc xe đó ít hay nhiều.

cac-loai-dong-co-tinhte-6.jpg

Ferrari khi ra mắt chiếc siêu xe 488 GTB đã tự tin tuyên bố là chiếc xe này không hề có độ trễ (zero turbo lag) và thời gian đáp ứng tức thì (instantaneous response). Tuy nhiên sau đó hãng xe thể thao lừng danh của Ý cũng phải chịu tiết lộ sự thật chiếc siêu xe trang bị động cơ tăng áp kép, V8 4,3 lít cho công suất tối đa 660 mã lực này vẫn có độ trễ và nó ít hơn 1 giây. Con số độ trễ tăng áp chính xác của 488 GTB là 0,7 giây.

Quảng cáo



Đông cơ siêu nạp


[​IMG]

Hệ thống siêu nạp gồm một turbin dẫn động bởi chính động năng của động cơ thông qua bánh đai nối trực tiếp với trục khuỷu (crankshaft). Giải pháp siêu nạp vượt trội hơn tăng áp ở chỗ là không có độ trễ. Do hệ thống tăng áp dùng lực từ khí thải của động cơ để kéo turbin nên turbin phải đạt đến 1 tốc độ nhất định thì mới bắt đầu nén khí vào buồng đốt. Và đó là lý do khiến hệ thống tăng áp có độ trễ cũng như không cho ra nhiều công suất bằng siêu nạp ở vòng tua thấp.

Trong khi đó, nhờ dẫn động trực tiếp nên hệ thống siêu nạp có khả năng hoạt động và đáp ứng ngay khi ở vòng tua thấp. Cơ chế hoạt động của hệ thống siêu nạp là nó sử dụng một bánh răng chuyển đổi tốc độ lên cao hơn. Ví dụ khi trục khuỷu động cơ đạt tốc độ quay tối đa 14.000 vòng/phút, thì những bánh răng chuyển đổi tốc độ này có vai trò đẩy turbin trong hệ thống siêu nạp lên tốc độ 130.000 vòng/phút và tạo ra một lực nén cực lớn có thể lên đến hơn 20 psi. Không khí được nén càng nhiều thì sẽ mang theo nhiều oxy hơn và khi đó ECU sẽ điều chỉnh lượng xăng bơm vào nhiều tương ứng để tạo ra một hỗn hợp cháy "giàu" hơn và thế là động cơ cho ra nhiều công suất hơn.

cac-loai-dong-co-tinhte-2.jpg

Nhược điểm của siêu nạp là nó gây thêm lực tải cho động cơ, thêm sức ép lên các chi tiết hộp số và bộ truyền động. Dễ hiểu hơn thì giải pháp siêu nạp thường gây mất một phần tương đối công suất của động cơ do phải tải thêm hệ thống hút khí cưỡng bức.

Quảng cáo


Tham khảo Wiki (1), (2), (3)
83 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lợi ích lớn nhất của đông cơ tăng áp là tiết kiệm nhiên liệu ở vòng tua thấp trong khi vẫn đạt đủ công suất ở vong tua cao, đồng thời momen xoắn cực đại đạt được sớm
ở các mẫu xe giá rẻ sử dụng tăng áp, các nhà sx thường kết hợp với hộp số DCT để giảm thiểu độ trễ
@vqt907 ngày nay thì có chứ ngày xưa k có đâu bác ạ. Nhiều xe của Đức có turbo nhưng đi trong phố, turbo chưa quay tít nên gần như là tốn ngang xe hút khí tự nhiên ạ
@Evolution X ở vòng tua thấp thì turbo tốn ngang với hút khí tự nhiên, nhưng vấn đề là đáng nhẽ cái xe cần trang bị động cơ 2.0 thì nhà sx chỉ cần trang bị 1.5 turbo thành ra ở tốc thấp nó tiết kiệm, còn tua cao nó vẫn khỏe đc như 2.0
99v9.9999
TÍCH CỰC
3 năm
Để khắc phục độ trễ thì họ dùng cam đôi, trục cam biến thiên, xupap kép
@Lehiepkhach1990 Pin lithium ion mà, pin chắc phải xuống dưới 30% mới giảm hiệu năng nha bạn. Còn sài lâu năm thì động cơ nào cũng sẽ yếu dần. Nhất là thằng turbo hay bị giảm hiệu năng nhất vì nhiệt độ cao và nén khí mạnh
@tranquan1988 Bạn có biết điện áp mình nói là gì ko
nukenuky
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tranquan1988 mình thích ý tưởng của bạn nhưng mình k biết cảm giác sẽ thế nào khi bị kẹt xe trên cao tốc, đứng yên 1-2h đợi hết kẹt giữa trời nắng, máy lạnh làm việc với công suất cao còn mình thì nhìn pin giảm nhanh dần.

Mình sẽ chọn xe hybrid thôi chứ thuần điện vẫn lo lắm.
euxeon
ĐẠI BÀNG
3 năm
@99v9.9999 Vl chiên gia 😆))
_oct31st_
TÍCH CỰC
3 năm
Mở mang hiều biết.
Thank mod 👍
không phải cứ hút khí vào nhiều thì nhiên liệu vào nhiều đâu nha
Kte
TÍCH CỰC
3 năm
@nhc_king_pro Nếu theo cách nói đơn giản thì đúng mà bác
Atula Thanh
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Kte sai bét càng hút khí nhiều thì càng có nhiều oxy từ đó sức nổ được tăng nên công suất tăng
Rất thích loại dc hút khi tự nhiên (na engine). Nó cho cảm giác chân ga rất tốt, đạp bao nhiêu nạp bấy nhiêu ko có độ trễ, dễ bảo đưỡng vào rất bên ( ko ép máy quá nhiều). Bù lại các động này thường dung tích lớn, không tiết kiệm nhiên liệu. Đơn cử mấy con lx 570 dung tích rất lớn nhưng công suất ko cao. Nhưng rất êm vào bền. Lambor và fer dạo gần đây mới chơi máy turbo chứ trước đó toàn máy NA. Đám động cơ NA nổi tiếng phải kể tới mclaren F1, lexus LFA, porche 911. Nạp phát nào là sướng phát đấy
@black_moon240 Cũng tùy à .mấy con vios, accent hay city chạy coi có trễ ko
@Lehiepkhach1990 Do hộp số nữa bạn ơi. Nếu hộp số at bình thường thì độ trễ là đương nhiên ( vì dùng biến mô thủy lực) Còn nếu bạn dùng mt và có kĩ thuật depa tốt thì ko trễ lắm đâu tùy vào kĩ thuật của bạn. Còn có dct (ly hợp kép) thì khỏi bàn. Ngoài ra còn có yếu tố khác là moment xoán cực đại đạt ở vòng tua bao nhiêu nữa. Mấy xe cỏ này thì vòng tua thường cao mới đạt cs cục đại
@black_moon240 3 con đó trễ hết .ko phải cứ tự nhiên là giống nhau nhé bợn 😁😁
@black_moon240 Toàn uống xăng như nước lã
Sniper9X
ĐẠI BÀNG
3 năm
đường vn mình thì hút khí tự nhiên 2.0-3.0, turbo 1.5-2.0 là ok rồi, có cho chạy 120 cho vài chục km cao tốc.
Cười vô mặt
@Sniper9X ở OFFB vừa rồi có vụ cho thuê xe, thằng thuê chạy KIA Cerato 156km/h @@
@Sniper9X Mua xe có turbo trước đi , giờ đường cao tốc đang làm nhiều rồi , mai mốt đầy chỗ để thử
@Sniper9X 120km không phải là vấn đề, vấn đề là sự phấn khích khi thốc ga tăng tốc
Sniper9X
ĐẠI BÀNG
3 năm
@chicharito mu đang chạy GLC 300 có turbo mà bạn, bật sport+ lên cảm nhận được nhất là mùa này giãn cách. Tuy nhiên cái mình thấy là không đáng lắm so với chi phí bỏ ra.
@Sniper9X Chi phí gì vậy bạn ? Chơi đến GLC mà còn rén chuyện chi phí sao ?
Anhkhoa1010
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nghe tiếng Stuuuuuuu là Turbo, Veeereeeeeeeeeee là Super Charge, brummmmm là tiếng của Natural Air hì hì
khanghk
TÍCH CỰC
3 năm
@Anhkhoa1010 có luôn hả haha
Anhkhoa1010
ĐẠI BÀNG
3 năm
@khanghk Có. Chớ Mercedes đời <2009 xài Kompressor tiếng Đức dịch ra là máy nén là tên gọi khác của SuperCharge chạy tua 2500 rpm đồ lên tiếng veeeeeeeeeeeee bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên cách âm tốt nên ít nghe. Còn N/A bác để ý xe ben Huyndai đời <2005 một số dòng còn xài NA 11.0L V8 ấy, tiếng Brum Brum. Còn Turbo thì chạy mấy con xe Honda Civic Crv >2015 nghe rõ liền
NA: muốn bao nhiêu là có bấy nhiêu, nhưng hao xăng
Turbo: Tiết kiệm nhiên liệu, nhưng bị turbo lag
Supercharge: torque cao, ga đầu bốc, nhưng không dâm hậu được.
=> Theo quan điểm cá nhân và chủ quan của mình, nếu chơi dòng sportcars thì mình vẫn thích các loại xe dùng động cơ NA hơn, vì đã chơi đến dòng sport thì không ngại gì xăng nữa, vì 1 động cơ NA có đủ torque và hậu của turbo lẫn supercharge. hehe
@nospecial Mình chỉ xét tới khía cạnh động cơ trong topic này thôi bác. Chứ AWD thì nó qua mảng truyền động rồi. 😁
@nospecial Tiết kiệm nhiên liệu là 1 trong những yếu tố hàng đầu ở châu Âu bác ạ. Chấm nhỏ, thêm Turbo sẽ đẩy HP lên, rút hậu. nhưng lượng khí thải ít.
TMT FIX
ĐẠI BÀNG
3 năm
Phân loại động cơ thành 3 loại dựa vào
khả năng hút khí là không đúng !
Thật ra đó là option chứ không phải phân loại !
Hút khí tự nhiên: Option cơ bản
Tăng áp và siêu nạp: cả 2 điều là tăng áp, là option nâng cao
@tmt_angel8x Chế (độ) nó khác option nhé bác. Option là được thêm vào từ phía nhà sản xuất, và không ảnh hưởng nhiều tới bản base của chiếc xe.
TMT FIX
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Anthonie Le Bạn mua xe bản thiếu, không có camera 360 Độ. Bạn mua về gắn thêm thì gọi là độ hay lên option !
@tmt_angel8x Vậy gắn camera 360 nó có thay đổi công suất động cơ hay không? Mà options thường là những thứ nhỏ nhỏ, có cũng được mà không có cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành của sản phẩm. Còn Turbo, Supercharge nó thuộc về cả quá trình nghiên cứu và ảnh hưởng đến hoạt động chính của chiếc xe. Nếu bạn là thì gọi là ĐỘ xe nhé.
TMT FIX
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Anthonie Le Vd: Ford Everest 2021 đều trang bị Động cơ / Engine Diesel 2.0L i4 TDCi; Trục cam kép, có làm mát khí nạp/ DOHC, with Intercooler
Loại cao cấp nhất Có Bi- Turbo ( 2 turbo) Còn phiên bản thấp hơn chỉ có 1 Turbo.
Vậy Bi-turbo mà nhà sx gắn sẵn là option hay độ xe. Option màn hình xe, ghế chỉnh điện, cốp điện ... bự chà bá ra chứ option nào là mấy cái nhỏ nhỏ. Bạn đọc option list của Mercedes chưa lên tới vài trăm triệu chứ ko ảnh hưởng giá thành là hoàn toàn SAI !
odysseyntn
TÍCH CỰC
3 năm
mấy xe siêu nạp với turbo, tiến pô chán chết, turbo thì lag, super charge thì kém bền. hút khí tự nhiên vẫn đã nhất. Do mấy cái tiêu chuẩn xanh về khí thải và tiết kiệm nhiên liệu nên bất đắt dĩ phải dùng turbo và spch
@odysseyntn Đúng rồi bạn. động cơ hút khí tự nhiên, đạp bao nhiêu có bấy nhiêu. Cảm giác vẫn chân thực nhất.
Ngoknc
CAO CẤP
3 năm
@odysseyntn Chuẩn luôn. Nếu là dân thường mua xe để di chuyển thì NA vẫn là chuẩn mực. Tubo vs super chỉ dành cho dân đua. Trong nhà có vài con ô tô rồi. Chứ nó kém bền hoặc chi phí bảo dưỡng rất đắt đỏ phức tạp
Nếu chỉ là nạp đc càng nhiều khí và xăng càng tốt thì sao ko dùng thêm động cơ điện để làm việc này nhỉ, hoặc chỉ dùng để hỗ trợ khi máy chưa đủ vòng tua thôi
Kte
TÍCH CỰC
3 năm
@TrươngThanh23 Khả năng kích hoạt động cơ điện cũng sẽ có độ lag tương tự, mình nghĩ thôi.
@Kte Với kỹ thuật điện tử như hiện tại thì mình nghĩ là giải quyết đc vấn đề lag
@TrươngThanh23 Cũng có nhiều vấn đề cho việc này. Chi phí sản xuất và chế tạo cao, Chưa kể chi phí bảo dưỡng, không gian trong xe và khoang máy có thể giảm đi. Và dùng pin cũng chưa hẳn là bảo vệ môi trường.
noname9x2007
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TrươngThanh23 có turbo điện rồi, đang trong quá trình phát triển. Bạn cứ lấy đại 1 cái tên in trên con ốc sên trong xe rồi google là ra các loại turbo mà hãng đang chào bán.
Dĩ nhiên trong thế giới xe hiện giờ chỉ có xe hiệu năng cao mới dám phát triển loại turbo or supercharger điện!
benngo
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vì tham khảo wiki nên có một số thông tin sai về cơ bản: như có bạn bình luận trên đây là không phải có nhiều không khí vào là nhiều nhiên liệu vào đâu nhé, bạn ấy đúng đấy. Mục đích của tăng áp hay siêu nạp không phải là để đưa nhiều không khí vào xi lanh mà là tăng tỷ số nén trong xi lạn bằng cách dùng bơm cưỡng bức ép thẳng hỗn hợp nhiên liệu và không khí vào xi lanh để tạo tý số nén cao hơn tỷ số nén do piston nén trong xi lanh. Tỷ số nén càn cao thì công năng sinh ra càng lớn tức là động cơ sẽ đạt được công suất cao hơn.
Điều thứ 2 là tăng áp có độ trễ (turbo lack) như chủ thớt sưu tầm được thì đúng nhưng nếu so sánh với động cơ nạp khí tự nhiên thì thế này: nếu bạn đạp thốc ga trong động cơ nạp khí tự nhiên thì nó sẽ chết máy vì lúc đó hỗn hợp nhiên liệu vào quá nhiều xăng, ít khí (khí hút tự nhiên theo lực hút của piston tạo ra, xăng thì vào theo chân ga, gây ướt bugi thiếu ô xy, gây khó cho phản ứng cháy. Trong khi ở động cơ tăng áp, khi bạn đạp thốc ga, động cơ có độ trễ vì lúc đó vòng tua máy chưa đủ cho máy nén khí dùng khí thải đạt được công suất nên chưa tạo được sức nén hỗn hợp nhiên liệu vào xi lanh, cho đến khi động cơ đủ vòng tua thì tăng áp mới hoạt động hiệu quả. Vậy thì kể cả là nhược điểm của tăng áp nó cũng vẫn hơn là nạp khí tự nhiên.
Thứ 3 là phần lớn động cơ siêu nạp dùng turbin nén khí chạy điện chứ không phải được truyền động từ trục khuỷu ra, nếu truyền động từ trục khuỷu thì nó lại không khác mấy so với tăng áp thường vì như chủ thớt viết là nó sẽ làm giảm công năng do động cơ sinh ra, và cho dù có sử dụng bánh răng chuyển đổi để tăng tốc độ vòng quay cho turbin nén khí thì cũng là không đủ vì nguyên tắc truyền động là lợi về đường đi thì thiệt về lực.
TMT FIX
ĐẠI BÀNG
3 năm
@benngo Bạn nói sai cơ bản !
Tỉ số nén là con số không đổi !
Việc tăng áp là làm cho động cơ hút được nhiều khí hơn !
Động cơ hút khí càng nhiều thì nhiên liệu phun vào càng nhiều (Cảm biến lưu lượng không khí sẽ nhận biết) -> tăng công suất động cơ !
@benngo Một số điều mà bạn nói mình thấy chưa đúng lắm, làm gì có chuyện đạp thốc ga trên xe NA thì chết máy, xe bây giờ điều kiển động cơ băng hộp hết rồi, nhiên liệu phun bao nhiêu không chỉ phụ thuộc vào chân ga mà còn phụ thuộc vào lưu lương, áp suất khí cổ nạp nữa, tùy vào điều kiện tải mà hộp điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với lượng khí, do đó "nhiều không khí vào là nhiều nhiên liệu vào" là hoàn toàn có thể. Đạp thốc ga mà chết máy, ướt bigi thì xe bạn hỏng rồi.
Bạn nói "Mục đích của tăng áp hay siêu nạp không phải là để đưa nhiều không khí vào xi lanh mà là tăng tỷ số nén trong xi lạn bằng cách dùng bơm cưỡng bức ép thẳng hỗn hợp nhiên liệu và không khí vào xi lanh để tạo tý số nén cao hơn tỷ số nén do piston nén trong xi lanh."
"Cưỡng bức ép thẳng hỗn hợp nhiên liệu và không khí vào xi lanh" không đưa nhiều không khí vào thì là gì, vả lại tỉ số nén của bạn nói là tỉ số nén như thế nào. Thể tích xilanh có thay đổi đâu mà đòi thay đổi tỉ số nén
Siêu nạp bằng điện thì mới có vài năm gần đây thôi đâu ra mà "phần lớn", Siêu nạp bằng điện là 1 tải điện lớn lên máy phát, động cơ kéo máy phát => ảnh hưởng công suất,
Đúng ra thì chỉ chia làm 2 loại động cơ thôi là naturally aspirated và forced induction
@BountyHunter2799 Lý thuyết P=F/V = const (hằng số) => V=F/P, muốn tăng P thì tăng F, vẫn sẽ tăng được tỷ số nén bạn ạ
@lenhhodaihiep Đang nói về TỈ SỐ NÉN mà bạn, công thức bạn đưa ra là công suất mà, đang tranh luận với
ông comment ở trên là "Mục đích của tăng áp hay siêu nạp KHÔNG phải là để đưa nhiều không khí vào xi lanh mà là TĂNG tỷ số nén", mình cho rằng tăng áp hay siêu nạp không làm tang tỉ số nén.
Cả bài k nói đến 1 câu chuyên ngành hoặc là 1 từ tiếng Anh.
Thường thì động cơ hút khí tự nhiên (Naturally Aspirated Engine) ít có hãng nào ghi vào thân xe hoặc là nắp động cơ. Còn động cơ tuốc-bin tăng áp (turbo charger) thì nó bị động do phải nhận năng lượng từ khí xả của chính động cơ đó. vì thế động cơ siêu nạp (super charger) giải quyết vấn đề này bằng cách chủ động nén không khí vào cylinder.
Ưu nhược thì các bác có thể tham khảo trên Google. Các hãng cũng đang cải tiến động cơ làm sao dung tích cylinder bé nhưng mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu.
Hiện tại các xe có Bi-Turbo sẽ giải quyết vấn đề turbo lag. Vì nhược điểm của turbo charger là phải dựa vào khí xả động cơ để làm quay cánh quạt ở 1 đầu trục (đầu còn lại là cánh quạt đẩy không khí vào cổ hút động cơ), mà tốc độ của cánh quạt có thể lên đến 150.000rpm (vì thế tiếng rít là đặc trưng của xe có turbo) nên sẽ xảy ra hiện tượng trễ turbo.
Bi-Turbo sẽ có 2 bộ turbo, 1 to 1 nhỏ và với khí xả yếu lúc xe chạy chậm thì turbo đã chạy rồi.
Điển hình gần đây em Ford Everest máy dầu có mô men xoắn cực đại 500Nm tại vòng quay 1.750 – 2.000 vòng/phút và 210HP tại vòng quay máy 3.750 vòng/phút.
@Evolution X Đọc nãy giờ mới thấy bạn này nói chính xác và rõ về turbo. Bạn thớt có vẻ dịch bài của ai đó nên đoạn giải thích độ trễ và nhược điểm của turbo trước siêu nạp dễ gây hiểu lầm
@Evolution X Đúng á bi turbo giải quyết dc phần nào lag ( ko hết hoàn toàn) nguyên lý khá đơn giản ở low rpm turbo nhỏ hoạt động turbo lớn hoạt động ở hight rpm ( hoặc cả hai). Lợi ích nó mang lại khá lớn. Giảm dung tích động cơ, tiết kiệm, đảm bảo khí thải.
Balabalo01
ĐẠI BÀNG
3 năm
Như vậy, con A4 cùi bắp Turbo 2.0L của em, khi đang dừng đèn đỏ mà em vội vàng ga để đi luôn thì mô men xoắn sẽ lên đến gần đầu số 2, xe rú lên rồi bắt đầu mới di chuyển, thế là bình thường à các bác? Em toàn phải đạp ga từ từ ở trạng thái dừng, sau đó xe đi rồi mới tự tin ga mạnh hơn!
benngo
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Balabalo01 Chuẩn đấy bạn, xe bạn bình thường và cách bạn xử lý là rất chuẩn, nước ga đề pa thì nhẹ nhàng một chút, sau đó mơis thốc lên
@Balabalo01 Một phần do hộp số nữa á. Hiện giờ hộp số có tốc độc phản hồi nhanh nhất là ly hợp kép (dct)
imilnt
TÍCH CỰC
3 năm
@black_moon240 Hộp số nào cũng phải có cơ chế ly-hợp (biến mô, clutch) nên ở chế độ dừng đạp thốc ga đều có hại cho cơ chế ly-hợp. phải cho xe bắt đầu lăn bánh rồi đạp ga lên.
DCT chuyển số nhanh là do số tiếp theo đã được cài sẵn, chỉ cần ly bộ ly-hợp số lẻ 1 3 5 và hợp bộ ly-hợp số chẵn 2 4 6. DCT dự đoán được do máy tính phân tích cách đạp chân ga. chân ga tăng dần thì DCT hiểu xe đang tăng tốc sẽ cài số tăng dần 1 2 3 4 5 6. Nếu chân ga giảm dần hoặc thắng thì DCT cài số tiếp theo giảm dần 6 5 4 3 2 1. Chân ga không đều thì DCT cũng thua.
@imilnt Cái đó là vấn đề về kinh nghiệm của người lái. Nhưng chắc chắn một điều rằng dct luôn nhanh hơn hai hộp số còn lại. Nói về kinh nghiệm thì các hộp số mt thông thường với kĩ thuật power shift hay heel toe thì nhanh ko kém dct. Nên bạn đừng nói mấy yếu tố người lái. Dct luôn nhanh hơn mt và at ( biến mô thủy lực)
Đúng ra thì chỉ chia làm 2 loại động cơ thôi là naturally aspirated và forced induction
Vs người sử dụng bt thì lựa chọn xe sử dụng động cơ tăng áp là hợp lý nhất
Còn thiếu động cơ tăng áp bằng điện nữa. Giờ nhiều xe đời mới dùng động cơ Hybrid nên độ trễ gần như không có. Thậm chí một số xe vừa tăng áp khí và điện đẩy công suất máy cực lớn và không còn độ trể như Tucson PHEV 2021 có sức mạnh lên tới 226 mã lực mặc dù dung tích xi lanh chỉ có 1.6L
(có thể có nhiều hãng xe đã dùng giải pháp này nhưng mình không thời gian tra cứu)
imilnt
TÍCH CỰC
3 năm
mình đọc bài thấy cũng hơi chưa rõ nên định viết ra cái hiểu của mình để các bạn góp ý nhé

đối với tất cả động cơ thì công suất tỉ lệ thuận với tốc độ động cơ và tốc độ động cơ tỉ lệ thuận với lượng hòa khí cấp vào buồng đốt ở chu kỳ nạp. cơ bản là muốn tăng công suất động cơ thì phải tăng tốc độ động cơ. muốn tăng tốc độ động cơ thì phải tăng được lượng hòa khí nạp vào động cơ.

đầu tiên mình gọi động cơ ICE NA (natural aspirated) là động cơ truyền thống. hòa khí nạp vào động cơ do chân không tạo bởi pít-tông đi xuống. tùy theo độ mở chân ga/tay ga, bộ phận nạp không khí sẽ tăng độ mở bướm ga cho không khí vào nhiều hơn, đồng thời kim phun cũng phun nhiều nhiên liệu hơn. với thể tích xy lanh không đổi, lượng hòa khí vào động cơ sẽ bị giới hạn bởi chân không. như vậy đối với động cơ NA muốn công suất lớn thì chỉ có cách tăng thể tích xy lanh và thêm nhiều xy lanh. dễ hiểu khi xe dùng động cơ NA có công suất cao thì dung tích động cơ phải lớn, ví dụ từ 6L - 8L và số lượng xy lanh phải nhiều, ví dụ V6 V8 W12. nhược điểm của động cơ chấm lớn là hao nhiên liệu cũng dễ hiểu.

Để khắc phục tiêu hao nhiên liệu mà lại muốn công suất lớn thì phải làm động cơ dung tích nhỏ và tăng được lượng hòa khí nạp. vậy phải cưỡng bức hòa khí vào bằng cách tăng áp suất khí nạp sử dụng một bơm nén không khí - turbo hoặc supercharge. turbo thì dùng dòng khí xả để quay 1 bên tua-bin, tua-bin bên kia sẽ quay theo và nén không khí. supercharge thì dùng chuyển động của trục động cơ để quay máy nén khí.

Mình hiểu tới đây thôi do mình là kỹ sư điện nhưng có chút đam mê về xe cộ nên hiểu sao nói vậy. xe mình không có turbo/supercharge nên chưa tìm hiểu sâu hơn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019