Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Hội chứng lima – những điều bạn chưa biết

Fiona_
25/7/2021 12:47Phản hồi: 1
Hội chứng lima – những điều bạn chưa biết

1) Hội chứng Lima là gì?

Trái ngược với Hội chứng Stockholm – Đồng cảm hoặc thậm chí yêu kẻ bắt cóc, đối với Hội chứng Lima, sau khi đã bắt cóc, tên tội phạm cảm thấy yêu mến và ra sức bảo vệ nạn nhân một cách mù quáng.


Đúng là tâm lý con người có quá nhiều thứ chưa thể lý giải được. Hội chứng Lima là quá trình chuyển biến tâm lý phức tạp của kẻ bắt cóc. Từ việc giam giữ con tin để đạt được mục đích xấu xa thì tên tội phạm lại chuyển đổi cảm xúc sang thông cảm với nạn nhân, cảm thấy tội lỗi với những hành vi sai trái mình hoặc cả nhóm gây ra.
Hội chứng có tên gọi như vậy do sự kiện xảy ra vào năm 1996 tại Lima, Peru. Những thành viên trong nhóm bạo động đã bắt cóc hàng trăm người tham gia dự tiệc tại đây. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ, bọn chúng đã thả tự do hầu hết tất cả các con tin, trong đó bao gồm cả những nhân vật quan trọng chỉ vì những tên tội phạm cảm thấy đồng cảm với nạn nhân.
coar.jpg
Nguồn: Coar

2) Biểu hiện của Hội chứng Lima.

Thật kỳ lạ, sau một thời gian giam giữ, kẻ bắt cóc dần dần hiểu và thương cảm nạn nhân. Đến một thời điểm nhất định, hắn thậm chí còn lo lắng tới hạnh phúc và tương lai của họ. Một số thống kê cho thấy, người mắc hội chứng có những hành vi sau:



· Mong muốn trả lại tự do cho nạn nhân, có thể trao tự do trong khuôn khổ nhất định hoặc hoàn toàn;
· Tội phạm tránh gây tổn thương hay làm hại con tin nhiều nhất có thể;
· Cung cấp mọi yêu cầu mà nạn nhân đưa ra;
· Quan tâm và lo lắng tới sức khỏe, cảm xúc của người bị hại;
· Thích trò chuyện, tiếp xúc với nạn nhân, thậm chí chia sẻ, tâm sự về bản thân mình với nạn nhân;
· Ra sức bảo vệ nạn nhân (điều này xảy ra khi kẻ bắt cóc ở trong một nhóm tội phạm);
· Kẻ bắt cọc dần cảm thấy yêu nạn nhân.

3) Những sự kiện liên quan đến Hội chứng Lima

Cũng như Hội chứng Stockholm, rất có thể Hội chứng Lima cũng đã có từ rất lâu nhưng mãi đến sự cố năm 1996 thì người ta mới đưa nó vào những chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ của ngành Tâm lý học.


Như ở đầu bài, vào năm 1996 tại Cộng Hòa Peru, thủ đô Lima, tất cả người dự tiệc tại đây đều bị bắt giữ bởi đã một nhóm bạo động đang điều hành và kiểm soát tư trang của Đại sứ quán Nhật Bản. Không lâu sau, chỉ vài tiếng đồng hồ, vì cảm thông cho con tin mà nhóm tội phạm đã phóng thích hoàn toàn nạn nhân nơi đây.
Không chỉ thế, theo mình một sư cố xảy ra vào năm 1933, tại Mỹ, với người bị hại là Mary McElroy – cũng là một minh chứng tương tự. Khi cô 25 tuổi, một nhóm tội phạm gồm 4 thành viên đã bắt cóc và giam giữ cô tại một trang trại bỏ hoang. Theo như Mary, những tên này chỉ muốn đe dọa hòng đòi tiền chuộc từ gia đình cô mà thôi. Ngoài ra, Mary còn khẳng định rằng bản thân mình được đối xử tử tế trong suốt quá trình bị tống giam, sau đó một trong bốn kẻ phạm tội còn tặng Mary hoa để bày tỏ sự hối lỗi và tình cảm của mình trước khi cô được thả. Thực tế lúc này vẫn chưa có thông tin nào về cuộc phỏng vấn phân tích tâm lý của bốn kẻ bắt cóc tống tiền trên nhưng nếu đúng như lời bà Mary McElroy đã trình bày thì chẳng phải đó là dấu hiệu của Hội chứng Lima hay sao?
baoquangninh.jpg

Quảng cáo


Nguồn: Baoquangninh
Vào năm 1993, Hoa Kỳ có phát hành một bộ film chính kịch về tội phạm Mỹ mang tên “A Perfect World”, mình có xem qua và cảm nhận trong đây thể hiện cả 2 Hội chứng, đó là Hội chứng Stockholm và Hội chứng Lima. Nội dung film kể về một nguời kẻ tù tội Robert “Butch” Haynes và bạn tù của hắn vượt ngục. Trong quá trình chạy trốn khỏi cuộc truy lùng của cảnh sát, hắn vô tình vào nhà cậu bé Phillip Perry (8 tuổi) và bắt Phillip làm con tin. Trong suốt quá trình đi với Butch, trái ngược với những gì ta nghĩ, Phillip hoàn toàn được Butch bảo vệ. Người đàn ông này cảm thấy Phillip như chính mình thời thơ ấu, hắn ta dạy cậu nhóc về thế giới xung quanh, cho phép cậu mặc đồ Halloween và chơi trò “trick or treat” – Lễ hội truyền thống Hóa lộ Quỷ mà trước giờ cậu đều mong muốn tham gia nhưng mẹ không cho phép, đối xử với Phillip như con mình, thậm chí giết cả đồng đội vì có ý định làm hại đứa trẻ này. Đồng thời cậu nhóc 8 tuổi cũng bày tỏ sự đau lòng tột độ khi Butch – kẻ bắt cóc mình – phải chết – Đây là biểu hiện của Hội chứng Stockholm.
A Perfect World 1.jpg
Nguồn: Theaceblackmovieblog

4) Sự mâu thuẫn của Hội chứng Lima

Nếu xét về mục đích ban đầu, kẻ tội phạm bắt cóc nạn nhân chỉ để thỏa mãn mục đích của bản thân (thoát thân, tống tiền, xâm hại tình dục,…). Tuy nhiên trong một vài trường hợp, tên bắt cóc lại cho phép con tin tự do (hoàn toàn hoặc một phần), thậm chí còn rất quan tâm và lo lắng tới họ.


Dần đà, tên tội phạm còn phát triển tình cảm với nạn nhân, trở nên yêu họ và cũng mong muốn mình là người che chở, bảo vệ họ.
Đúng là tâm lý con người thật phức tạp!
Fiona_

Quảng cáo

1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

CandyMint
ĐẠI BÀNG
2 năm
Rất hay. Và cũng rất phức tạp.
Yêu quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019