Chronograph: Tính năng anh em chơi đồng hồ cơ ai cũng thích, nhưng thật ra chẳng mấy ai dùng

P.W
14/9/2021 18:2Phản hồi: 46
Chronograph: Tính năng anh em chơi đồng hồ cơ ai cũng thích, nhưng thật ra chẳng mấy ai dùng
Tạm bỏ qua ô lịch ngày sang một bên, thì tính năng phụ phổ biến nhất của thế giới đồng hồ cơ chính là chronograph, hay là bấm giờ. Đã từng có thời, chronograph mang giá trị thực dụng rất cao với 1001 nhu cầu: Bấm giờ tính thời gian chạy 200 mét, đếm thời gian hoàn thành một vòng đua của một chiếc xe hơi, hay đơn giản là luộc quả trứng lòng đào hoàn hảo. Đối với những phi hành gia của nhiệm vụ Apollo 13 hồi năm 1970, việc có hay không tính năng chronograph trên chiếc đồng hồ đeo tay có lẽ là khác biệt giữa sự sống và cái chết sau khi con tàu vũ trụ gặp sự cố nổ bình khí oxy, phải bấm giờ để tính đúng thời điểm kích hoạt động cơ để trở về trái đất.

Nhìn lại lịch sử, đồng hồ bấm giờ đầu tiên trông chẳng giống chút nào so với cái bố cục kim giây ở trung tâm mặt số, với những ô số phụ tính phút ở xung quanh. Cách đây quãng chục năm hầu hết các sử gia đều nhất trí với nhau rằng, chronograph đầu tiên được nghệ nhân Nicolas Rieussec tạo ra vào năm 1822. Nghệ nhân người Pháp tạo ra một chiếc hộp gỗ, với hai đĩa xoay, một chỉ phút một chỉ giây, với nút bấm kích hoạt hệ thống đếm giờ. Ngày nay, “thương hiệu” Nicolas Rieussec thuộc sở hữu của Montblanc, và cũng có vài chiếc đồng hồ bấm giờ với thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc hộp của cố nghệ nhân người Pháp:

Tinhte_Chronograph1.jpg

Phát minh của Rieussec là sản phẩm đầu tiên được dùng tên “Chronograph”, một cách ghép chữ của hai cụm từ Hy Lạp: Chronos (thời gian) và Graphein (viết). Đấy là cỗ máy thời gian mà trước đây, chí ít là cho đến năm 2013, mọi người vẫn nghĩ là chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên trong lịch sử.

Nhưng không, đến năm 2013, các sử gia bất ngờ phát hiện một món đồ cổ, được Louis Moinet tạo ra vào năm 1816, được đặt tên là Compteur de Tierces (Third Timer). Khi ấy, Compteur de Tierces được dùng để theo dõi thời gian trong thiên văn, nhưng bố cục mặt đồng hồ thật sự rất giống với những chiếc chronograph của ngày hôm nay, tinh tế và thanh thoát hơn nhiều so với cái hộp gỗ của Rieussec. Bài học đạo đức ở đây là: Có đi trước thời đại cũng không ai quan tâm, nếu không ai biết đến thành quả.


Tinhte_Chronograph3.jpg

Compteur de Tierces sau đó thuộc về Jean-Marie Schaller, CEO hiện tại của thương hiệu Louis Moinet, và ngay lập tức chiếc đồng hồ ấy giành được hai kỷ lục: Đồng hồ chronograph đầu tiên và đồng hồ bấm giờ nhịp đếm cao đầu tiên trên thế giới.

Gần tròn một thế kỷ sau khi chronograph được phát minh, vào năm 1913, Longines tạo ra tiêu chuẩn ban đầu của đồng hồ đeo tay bấm giờ, với một sản phẩm trang bị bộ máy 13.33Z, sở hữu 2 ô số phụ ở góc 3 và 9h. Lúc này, kết cấu máy đồng hồ chỉ có 1 nút để kích hoạt chế độ bấm giờ, tích hợp ngay ở crown chỉnh giờ của chiếc đồng hồ. Nhưng ngay sau đó Breitling đã tạo ra một tiêu chuẩn khác, với hai nút bấm, một để bắt đầu đếm giờ và nút thứ hai để trả kim giây về vị trí ban đầu.

Tinhte_Chronograph2.jpg

Để hiểu rõ cách bộ máy cơ khí bên trong chiếc đồng hồ vận hành ra sao khi chúng ta bấm nút đếm giờ, có lẽ hiếm có ai dày dặn kinh nghiệm hơn Peter Roberts để giải thích. Ông là một trong những học viên đầu tiên theo học trường WOSTEP (Watches Of Switzerland Training and Education Program) ở Thụy Sỹ, và sau một quãng thời gian dài làm việc cho Rolex, ông trở về quê nhà để dạy bộ môn chế tác đồng hồ tại Trường đại học kỹ thuật Hackney, London. Học trò của ông cũng không thiếu những cái tên lỗi lạc, như Greubel Forsey hay Peter Speake-Marin.

Để khẳng định đẳng cấp của cái tên chẳng mấy ai biết đến này, ngay từ thời điểm còn đang theo học ngành chế tác đồng hồ, ông Roberts đã vô tình tạo ra được chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới trang bị 5 kim đồng trục: Giờ, phút, giây, GMT và ngày. Mà đấy thậm chí không phải một sản phẩm thương mại hóa, mà chỉ đơn giản là một dự án tốt nghiệp năm cuối ở học viện chế tác đồng hồ:

Tinhte_Chronograph4.jpg

Chuyện là như thế này, khi ấy ông Roberts tìm thấy một thiết kế mặt số đồng hồ trong sách, mô tả nhiều tính năng được chỉ thị bởi một hệ thống kim đồng trục. Giảng viên cho rằng chiếc đồng hồ này chưa bao giờ được làm ra, và chỉ là ý tưởng thuần lý thuyết. Nhưng rồi với bộ máy Valjoux 72, cỗ máy trang bị trong chiếc Rolex Daytona suốt 30 năm, Roberts đã biến ý tưởng lý thuyết đó trở thành hiện thực. Chiếc này được đặt tên là Grand Complication 5 Concentrique.

Quảng cáo



Nói về tính năng bấm giờ, ông Roberts so sánh thế này: “Hệ thống bấm giờ hiện đại trong một cái đồng hồ đeo tay là một cơ chế cơ khí độc lập hoàn toàn so với cơ chế hiển thị giờ phút. Cơ chế bấm giờ hoàn toàn có thể ngắt khỏi bộ máy chính một cách hoàn toàn, và bên trong nó là cơ cấu đếm giây, ghi nhận chỉ thị phút và giờ. Nói chung nó giống hệt bộ nhớ ROM trong một cỗ máy tính.”

Về cơ bản, hiện nay có hai hệ thống kích hoạt chronograph phổ biến nhất: Column wheel và thanh đòn bẩy trượt.

Với giải pháp thứ nhất, column wheel, bộ máy được trang bị một bánh răng cố định búa gõ với nhiều cột cố định kích thước lớn. Đây là giải pháp truyền thống, phức tạp và chế tác rất đắt tiền. Khi ấn nút bấm giờ (thường ở góc 2h trên case đồng hồ), trục column wheel xoay theo chiều kim đồng hồ, kích hoạt hệ thống đòn bẩy kết nối với nó. Đòn bẩy đầu tiên vô hiệu hóa phanh giữ cố định những bánh răng đếm giờ, để chúng bắt đầu được cấp nguồn từ lò xo trữ cót và hoạt động. Đúng thời điểm ấn nút bấm giờ, kim giây bắt đầu trôi để đo đạc thời gian. Những ô số phụ tính giờ và phút trên mặt đồng hồ được đếm bằng những bánh răng kết nối với bánh răng kim giây theo đúng tỷ lệ 60 giây 1 phút, 60 phút một giờ. Như đã nói, column wheel không rẻ, nên thông thường những chiếc chronograph ở tầm cao cấp mới trang bị:

Tinhte_Chronograph5.jpg

Để hạ giá thành của những chiếc tool watch có tính năng chronograph đếm giờ, đem tính năng này đến số đông, các kỹ sư và nghệ nhân nghiên cứu ra giải pháp khác, với những bộ máy dựa trên kết cấu đòn bẩy, cấu thành từ những miếng kim loại mỏng, dễ chế tác ở quy mô công nghiệp hơn nhiều so với column wheel. Hệ thống này dựa trên kết cấu cơ học của “một chuỗi những dòn bẩy với cạnh được chế tác để tạo ra những góc khác nhau”, tất cả tương tác với quỹ đạo di chuyển của thanh trượt. Hệ thống đòn bẩy giá rẻ này về cơ bản cũng có tác dụng y hệt như column wheel, đó là truyền năng lượng từ cót chính vào bánh răng chronograph để kim giây vận hành. Và như định hướng ban đầu, những chiếc chronograph sử dụng thanh trượt để đếm giờ luôn có mức giá “hợp lý”, như Speedmaster chẳng hạn:

Tinhte_Chronograph6.jpg

Quảng cáo



Roberts giải thích: “Hệ thống thanh trượt vận hành cũng chẳng khác gì, chẳng qua là không tinh tế và phức tạp như column wheel, xét về mức độ chế tác.”

Thực tế cũng rất dễ để phát hiện ra chiếc chronograph đang dùng hệ thống gì để truyền động năng vào cơ chế đếm giờ, ngay cả khi không lật mặt sau đồng hồ lên để soi bộ máy phức tạp bên trong. Nút bấm đếm giờ của những chiếc đồng hồ trang bị hệ thống thanh trượt luôn cần nhiều lực hơn, vì búa reset bộ đếm giờ phải được lên cót trước khi dừng thời gian.

Đấy là sơ bộ, tối giản nhất có thể kết cấu của hai giải pháp máy đồng hồ bấm giờ. Sau khi đã định hình được kết cấu muốn sử dụng, thì sẽ đến khác biệt tiếp theo, đó là cách bánh răng của máy đếm giờ kết nối thế nào với lò xo trữ cót chính. Có ba giải pháp để làm điều này.

Cách 1 là bánh răng nối ngang. Cách này rất đơn giản là chỉ cần nối bánh răng của máy đếm giờ với bánh răng của bộ máy chính, hai bánh răng nằm ngang. Khi bắt đầu ấn nút đếm giờ, lò xo tạo ra một lực đẩy nhỏ đủ để bánh răng chronograph chạm vào bánh răng của phần máy chính. Lực đẩy này rất nhỏ, nếu chóp của hai bánh răng có va vào nhau thì cũng tự lệch về vị trí lý tưởng để vận hành. Thông thường hai bánh răng này sẽ có tỷ lệ 2:1 để truyền động hợp lý, tránh bào mòn.

Tinhte_Chronograph7.png

Theo Roberts: “Đôi khi, lúc bạn bắt đầu bấm nút đếm giờ bạn sẽ thấy kim giây hơi lắc nhẹ trước khi bắt đầu trôi, nhưng cũng có lúc không thấy chuyện đó. Thực sự việc kim giây có lắc hay không cũng không phải vấn đề quan trọng, vì nếu có cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất nhỏ, cỡ 1/5 giây, đơn vị nhịp đếm mà hầu hết mọi bộ chronograph hiện giờ vận hành. Vì thế kim giây có lắc cũng không ảnh hưởng gì đến độ chính xác khi đếm thời gian.”

Hệ thống thứ hai là trục nối theo chiều dọc, khái niệm cụ thể là Rocking Bar hoặc Oscillating Pinion. Kết cấu này dùng một trục dài theo chiều dọc “vận hành tương đối tự do." Roberts giải thích, “nó có thể di chuyển theo hai chiều, lên hoặc xuống theo trục, phụ thuộc vào việc bạn bắt đầu hoặc ngưng đếm giờ. Một đầu của trục nối được vận hành liên tục bởi bánh răng thứ 4 của máy đồng hồ, đầu còn lại chỉ được kích hoạt khi bắt đầu bấm giờ. Khi bấm nút, trục nối di chuyển quãng ngắn để đầu còn lại nối với bánh răng của máy chronograph, kim giây bắt đầu đếm giờ.”

Tinhte_Chronograph8.jpg

“Một ví dụ kinh điển của hệ thống trục nối chiều dọc là máy Valjoux 7750. Những dân sưu tầm đồng hồ thường không thích kết cấu này vì chronograph phụ thuộc vào một trục di chuyển tự do, nói theo cách của họ là dễ lung lay. Nhưng thật ra kết cấu này vận hành vô cùng hoàn hảo, rất hiệu quả đã thế lại còn có chi phí sản xuất thấp, nếu đem so sánh với hệ thống bánh răng, thứ cần nhiều linh kiện hơn chỉ để làm nhiệm vụ y hệt.”

Giải pháp cuối cùng là bánh răng chiều dọc, hay còn gọi là vertical clutch, không khác gì hộp số côn trong xe của anh em cả. Kết cấu này bao gồm 2 đĩa, một đĩa luôn được hệ thống đếm thời gian của đồng hồ cấp động năng, còn đĩa thứ hai đứng im nếu chưa cần dùng tính năng chronograph. Khi bấm nút đếm giờ, đĩa thứ hai được đẩy về vị trí của đĩa thứ nhất, mượn ma sát nghỉ giữa hai đĩa này để truyền động năng cho hệ thống bấm giờ. Giải pháp này thường được yêu thích vì độ mượt mà trong quá trình sử dụng. Nhưng điểm yếu là vì tích hợp chiều dọc, nên độ dày của movement cũng như cả chiếc đồng hồ cũng bị ảnh hưởng.

Tinhte_Chronograph9.jpeg

Đấy là kết cấu để khởi động tính năng chronograph, còn để dừng bấm giờ, tất cả đều có chung cơ cấu về mặt cơ bản. Bấm nút đếm giờ lần thứ 2, mọi cơ chế kết nối phần máy đếm giờ với lò xo trữ cót sẽ được tách ra, phanh lập tức chặn bánh răng để kim giây dừng đúng thời điểm bấm nút. Bấm tiếp nút reset (thường ở góc 4h trên những chiếc đồng hồ), búa reset được nhả ra, đẩy toàn bộ hệ thống bánh răng, kim giây, giờ và phút về vị trí ban đầu.

Tinhte_Chronograph10.jpg

Từ kết cấu cơ bản đó, những mô hình chronograph nâng cao như flyback (ấn nút nhả kim giây về 0 nhưng vẫn tiếp tục đếm giờ chứ không dừng lại) hay rattrapante (hai kim giây đếm giờ độc lập) được triển khai, dĩ nhiên là mức độ phức tạp về mặt cơ khí cao hơn nhiều.

Với hai cơ chế khởi động và ba cơ chế kết nối chronograph vào cót chính được liệt kê ở trên, dần dần đồng hồ bấm giờ qua nhiều thập kỷ đã trở thành tính năng đến được với số đông, khi giá thành chế tác rẻ đi, hay thậm chí cho phép các hãng thêm được những tính năng cao cấp hơn trong cùng một chiếc đồng hồ, như lịch vạn niên chẳng hạn. Hay cũng có lúc, những nhà sản xuất như Dubois Depraz còn tìm ra cách tạo ra những module chronograph độc lập, ghép vào bộ máy đồng hồ chính đang có trên thị trường.

Nhưng ở khía cạnh khác thì, chronograph, một trong những tính năng phụ phức tạp nhất của thế giới đồng hồ giờ chỉ mang giá trị thẩm mỹ, vì làm sao lại bấm giờ chính xác hơn cái điện thoại, với khả năng đếm đến phần trăm giây được?

Theo Hypebeast
46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình thì lại kg thich tính năng này, đơn giảm là mình thích kim giây lớn nó chạy vòng vòng, còn dòng có Chronograph thì chạy cái kim giây ở ô nhỏ nhìn kg đẹp
@Methylamine Đó là do bạn hồi trước bấm trả về 12 lúc nó đang chạy mà kg bấm dừng trước nên nó bị hư bánh răng và lêch luôn
@trivietvalues Sao dễ hư vậy
@Methylamine Sd sai cách thì sịn cở nào củng hư, kể cả rolex hay omega
@Methylamine Mang ra Tissot service center, họ chuyên n5. Giá cả rẻ hơn ra chính hãng
Bấm cho nó chạy tiếp, rồi sau đó dừng và bấm nút kia để trả về 12g
Cái tính năng làm mau hư máy ... thay vì ko xài 3 năm đi bảo trì bộ máy 1 lần ..nếu xài nhìu thì 2 năm phải đi bảo trì ... nó làm cho các bộ phận mau mòn hơn
@Bão Sài Gòn Bạn kg bấm giờ thì nó có chạy đâu mà mòn, mà những dh luxury bạn có đeo tới chết nó củng chưa mòn VD: Omega hay Rolex….
SoyHungry
TÍCH CỰC
3 năm
@Bão Sài Gòn Vậy thì khỏi mua đồng hồ luôn cho khỏi sợ hư. Mình thấy nhiều bạn mắc cười lắm. Để dành tiền cho lắm vô rồi dốc hết mua 1 món đồ đắt tiền vào. Xong rồi không dám xài nhiều hoặc đi nói với người khác là đừng xài chức năng này nọ vì nó mau hư. Mua đồ xịn thì chả si nói gì đâu. Nhưng cứ khăng khăng kêu đừng xài vì sợ hư thì thôi dẹp luôn cho rồi. Như kiểu học làm sang ấy.
Thấy có mấy bạn mua con xe vài tỉ thôi. Về tắt hết chức năng tự động vì than mau làm hư bình zin của xe 😂😂😂😂. Nghe mà thấy nhảm hết sức luôn
Fong360
ĐẠI BÀNG
3 năm
@SoyHungry Đời vậy đúng khổ ha. Dù ít tiền hay nhiều tiền nhưng với tư tưởng kiểu đó thì khó tận hưởng đc gì.
cũng chrono xong thấy chả để làm gì, ai rảnh tập thể dục với mấy đồng hồ này
IMG_1573.jpg
Tính năng mình hay dùng nhất trên đồng hồ là dùng viền bezel để nướng steak 😁
906D44ED-E65E-49C5-8813-D350019588F6.jpeg
Có nhìn cho màu mè ngầu ngầu vậy chứ ko khi nào để ý xài tới
Đồng ý với Mod! Tính năng này mình cũng ít dùng!
bahuy77
ĐẠI BÀNG
3 năm
Theo mình biết thì đồng hồ cơ mà có chronograph thì đắt tiền bởi vì chi tiết bên trong rất nhiều và phức tạp.
Nhưng mà nhìn chuyển động thôi cũng đủ sướng!
Ko dùng nhưng thích cái mặt đồng hồ 6 kim , nhìn nó nhiều chi tiết nên thích
charon666
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đang dùng con Poljot với Caliber huyền thoại 3133 😁
Mình cũng thích Chronograph, nhưng chủ yếu mua về để sưu tầm, chứ hiện nay có nhiều thiết bị điện tử hỗ trợ tốt hơn.
@Anthonie Le Sưu tầm dh thì chỉ có đại gia mới giám chơi, toàn tiền chục tới tiền tỉ
clue
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hết xài mấy thứ này rồi, Đồng hồ luxury chỉ mang tính trang trí như phụ kiện nhiều hơn là chức năng chính. Đã từng một thời sưu tập các lại Tag Heuer cho đến Omega ... và cho lên đường hết chỉ chừa đúng 2 cái : Oris dây da để mặc đồ đi hội họp , Apple Watch để chơi thể thao và đi làm hàng ngày.
Nhìn những chi tiết đẹp
rnr
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tính năng có 3 cái đắt: chornograph, lịch vạn niên, tourbilon/ Mình thấy cái lịch vạn niên là cực kỳ hữu dụng, còn lại 2 cái kia trang trí show hàng là chính
@rnr Chronograph thì cũng khá nhiều rồi nên cũng ko đắt nữa đâu, chronograph đắt tiền phải là split second chronograph, cái này ko phải hãng nào cũng làm dc vì nó quá kinh khủng. Còn 1 cái đắt tiền nữa là minute repeater, gõ bong bong cũng ko phải ai cũng làm dc
hoanghaisol
ĐẠI BÀNG
3 năm
Điều ngăn mình sở hữu 1 chiếc chronograph là do nó lấy đi kim giây lớn. Đồng hồ mình mua luôn phải có kim giây truyền thống 😁
@hoanghaisol Nhiều mẫu kim dây nhỏ mà 😆, phải thích và đi tìm cơ bác ơi.
Bên trên có bác lại bảo ko thích vì kim dây nhỏ
hoanghaisol
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nguyenlinh712 thì giống với ý mình mà bạn. Ý mình là mình chỉ muốn kim giây lớn (không phải kim để bấm giây), không thích kim giây nhỏ đặt lệch, đặt ở rốn nên ko mua Chronograph. Mình nghĩ cũng có loại có kim giây lớn nhưng quá ít thì ko có nhiều lựa chọn hoặc giá quá cao 😁.
shido_katori
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vì thích bộ máy cơ khí nhé. Chứ nếu cần sự quá chính xác thì dùng điện thoại bấm giờ hoặc chơi đồng hồ Quartz rồi 😄
670FD52F-1D4B-4852-814F-57C3FFFA7BE2.jpeg
clue
ĐẠI BÀNG
3 năm
@shido_katori Đẹp
Tiki Taka
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mày vui tính vãi
bustalyme
TÍCH CỰC
3 năm
CMNR ông ơi, đang mê chảy ke con Snoopy mà chỉ dám nhìn thôi 😔 @P.W tôi lưu về notion bài này rồi
@bustalyme Tôi sắp thấy highlands sữa đá lon ngon rồi ông ạ.................
bustalyme
TÍCH CỰC
3 năm
@P.W Bệnh nặng lắm rồi ….
ThanhDo Az
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chuẩn cơm, minh bao lần mua chỉ vì thích nó có thêm cái núm bấm vs kim phụ...
Lúc bấm giờ thì thề là móc đt ra, hay có dùng cũng dùng Smartwatch chứ k dùng đh kim truyền thống
Là trang sức cho phái mạnh, để sưu tầm. Nói như ông mod mua casio cho nhanh.
@master123456 bạn trông mong gì ở IQ của mod tung tóe =))))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019