[Tuần này xem ảnh của ai?] Tiệc tùng ở Moscow thời hậu Xô Viết của Gueorgui Pinkhassov

blueJune
23/9/2021 16:53Phản hồi: 20
[Tuần này xem ảnh của ai?] Tiệc tùng ở Moscow thời hậu Xô Viết của Gueorgui Pinkhassov
Những năm 90 là một thập kỉ mang nhiều tính thần thoại trong văn hóa Nga. Khi nhắc đến thập niên 90, chúng ta không chỉ nói đến Xô Viết đã sụp đổ đang chuyển mình sang chủ nghĩa tư bản toàn cầu mà còn là phong trào văn hóa có sức mạnh không thể nào quên. Sự bùng nổ của nghệ thuật bản địa, nhạc pop, văn hóa rave (hiểu một cách đơn giản nhất, chính là “quẩy” theo ngôn ngữ giới trẻ ngày nay) và thời trang trong vòng xoáy của những rối loạn chính trị xuất hiện qua văn hóa và hình ảnh đương đại của Nga, đã định hình nên nhiều thế hệ sau này. Những bức ảnh do Gueorgui Pinkhassov chụp trong giai đoạn này là một cái nhìn sâu sắc và độc đáo về thập kỉ 90, tư liệu hóa lại những thú vui, rủi ro và hành trình tìm kiếm bản sắc của một dân tộc trẻ.

par24823-overlay.jpg
Vũ trường, Moscow, Nga. 1993

par24744-overlay.jpg
Vladik Mamyshev, vẻ ngoài của Marilyn Monroe, tại một bữa tiệc ở Moscow. 1993
par24761-overlay.jpg
Khung cảnh tại Hermitage Garden, một địa điểm gặp gỡ phổ biến ở Moscow, Nga. 1993


“Tôi gia nhập hãng ảnh Magnum khi Liên Xô đang trên bờ vực sụp đổ vào cuối tháng 6 năm 1988. Vào đầu tháng 8 năm 1988, tôi kết thúc ở Prague với một nhà báo Pháp từ Libération, ghi lại kỉ niệm 20 năm Mùa xuân Prague. Nhiệm vụ thứ hai của tôi là ghi lại một trận động đất ở các thị trấn của Armenia Linakan và Spitak, đó là một cú sốc. Quang cảnh khi ấy còn đáng sợ hơn một trận chiến: trong các cuộc không kích, chỉ có vài tòa nhà sụp đổ nhưng sau thảm họa thiên nhiên ấy, tất cả mọi thứ đều bị phá hủy.” Nhiếp ảnh gia Pinkhassov nhớ lại.

“Sau khi tôi chụp cho tạp chí Actuel của Pháp ở Moscow và sau đó là The New York Times cho một bài viết có tiêu đề ”Sư suy đồi đầy thách thức của nước Nga non trẻ" do Andrew Solomon viết. Những bức ảnh tôi chụp cho The New York Times là sự khởi đầu và là xương sống cho kho lưu trữ perestroika (tiếng Nga, có nghĩa là “cải tổ”, là một chính sách thay đổi chính trị và kinh tế, được Liên Xô tiến hành từ năm 1986 đến năm 1991) của tôi sau này."

par24780-overlay.jpg
Tại vũ trường Arlequin, súng phải để lại tại cửa ra vào, Moscow
par125519-overlay.jpg
Câu lạc bộ đêm The Titanic. 1995
nn11541214-overlay.jpg
Nga, 1995
nn11541215-overlay.jpg
Nga, 1995.

Vào đầu những năm 90, Moscow chứng kiến sự trỗi dậy của cuộc sống về đêm, nhạc pop, tạp chí OM và Ptyuch (nhanh chóng trở thành kinh thánh của phong cách) và nghệ thuật ngầm tràn vào không gian truyền thông tự do - tất cả đều nằm trong khuôn khổ của thị trường tự do không kiểm soát. Với Moscow mới này, sự say mê trở thành một công cụ khám phá, một cuộc hành trình tiến tới một tương lai không thể đoán trước.

Quảng cáo


“Với tư cách là phóng viên của New York Times, tôi đã gặp tất cả mọi kiểu nhân vật và tiểu văn hóa đầy hấp dẫn và cảm nhận được làn sóng mạnh mẽ của năng lượng trẻ, sức sống và niềm đam mê đã thúc đẩy những thay đổi xã hội. Tôi có thể so sánh nó với phong trào avant-garde của người Nga như Malevich, Mayakovsky và Eisenstein, những người đã đi cùng với cuộc cách mạng vào đầu thế kỉ 20.” Pinkhassov chia sẻ.

“Nó giống như một cơn sóng thần. Thế hệ trước đã không thể bảo vệ các giá trị đoàn kết dân tộc và trật tự xã hội truyền thống của họ - cơn sóng thần đang dâng cao, tràn ngập và lật đổ quyền lực chính trị đang lung lay và mục nát. Đối với tôi, điều này không khác gì châu Âu vào những năm 60, một cuộc xung đột của nhiều thế hệ, thanh niên chống lại cha mẹ tham nhũng, khao khát lên nắm quyền và tuyên bố nền công lý mới.”
par121445-overlay.jpg
Moscow, Nga, 1993
par24768-overlay.jpg
Một vũ trường tại Hermitage Gardens, Moscow, Nga, 1993.

Gueorgui Pinkhassov sinh năm 1952 ở Moscow. Ông trở thành nhiếp ảnh gia từ những năm 70 và chuyển đến Paris năm 1985. Thuộc về cả hai thế giới ở hai bên của Bức màn sắt (*) đã biến mất, Pinkhassov đã thực hiện một nghiên cứu hình ảnh sâu sắc về Moscow vào năm 1993. Với chiếc máy ảnh trong tay, ông lần theo con đường của những thú vui chưa được biết đến cho tới disco, sòng bạc, khách sạn và câu lạc bộ đồng tính. Đắm mình trong ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam hoặc ở giữa màn khói và tia laze trên sàn nhảy, các chủ thể của Pinkhassov xuất hiện tĩnh lặng, như bị đánh cắp khỏi những khoảnh khắc ngắn ngủi.

Pinkhassov nổi tiếng với những bức hình xuất sắc chơi đùa với ánh sáng, thứ có thể biến những cảnh tượng tầm thường nhất thành những bức tranh cổ điển. Những bức ảnh của ông về một cặp đôi đồng tính đang ôm nhau tại vũ trường hoặc đám đông đang xem pháo hoa tại Quảng trường Đỏ không chỉ là ảnh tư liệu mà còn là một cái nhìn sâu sắc về lịch sử toàn cầu và bản chất tâm trí của người Nga.
par24737-overlay.jpg

Quảng cáo


Victor Frolov và bạn bè, St.Petersburg
par23573-overlay.jpg
Nghi thức rửa tội chính thống
par24736-overlay.jpg
Nghệ sĩ trong một ngôi nhà ở trung tâm thành phố, Moscow, Nga, 1993
par24757-overlay.jpg
Khung cảnh ở Hermitage Garden, một địa điểm gặp gỡ phổ biến, Moscow, Nga, 1993

Mối liên hệ sâu sắc của nhiếp ảnh gia với nghệ thuật và phim ảnh luôn có ảnh hưởng lớn đến tác phẩm nhiếp ảnh của ông. “Với sự tôn trọng sâu sắc nhất tới tất cả đồng nghiệp của tôi tại Magnum, tôi vẫn quan tâm nhất đến những người sáng lập, đặc biệt là tính cách của Henri Cartier-Bresson. Tôi cảm thấy gần gũi với anh ấy bởi vì, cũng giống như tôi, khởi sự là một nghệ sĩ và không hề có ý định trở thành phóng viên. Hoàn cảnh và niềm đam mê được chứng kiến thế giới xung quanh đã đưa anh ấy tới vai trò này.” Pinkhassov chia sẻ.

“Lần đầu tiên tôi nghe thấy cái tên Cartier-Bresson là từ Andrei Tarkovsky. Khi bắt đầu hành trình nghệ thuật, Tarkovsky thích tác phẩm nhiếp ảnh của tôi, nhưng khi chúng tôi gặp gỡ, anh ấy giới thiệu tôi về tấm gương Henri Cartier-Bresson, người mà tôi chưa từng biết tới trước đó.” Tarkovski nói: “Thời gian thay đổi rất nhanh, nó sẽ không bao giờ giống như bây giờ nữa, hãy chụp ảnh khi còn có cơ hội.” Tôi không thể lờ đi lời khuyên từ một người mà tôi coi là thầy của mình mặc dù vào thời điểm đó, tôi không muốn chụp phóng sự hay soi mói đời tư của người khác. Anh ấy đã đúng, thế giới thay đổi nhanh chóng. Ai có thể nghĩ rằng Liên Xô sẽ biến mất và mọi thông tin liên lạc lại thay đổi nhanh đến vậy. Khi nhìn vào những bức ảnh hiện tại, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này là một điều gì đó kì lạ."

par121442-overlay.jpg
Khung cảnh ở Hermitage Garden, một địa điểm gặp gỡ phổ biến, Moscow, Nga, 1993
par24717-overlay.jpg
Ngồi ăn tại cửa hàng ăn nhanh McDonald, một địa điểm phổ biến dành cho người trẻ của Nga, Moscow
par23578-overlay.jpg
Ga Kievski, 1991, Moscow, Nga, USSR

Chụp ảnh chân dung cho cả thập kỉ, Pinkhassov đã chụp những người tiên phong sáng tạo, những người trong thế giới ngầm của những năm 80 và mỗi người đều tìm thấy một con đường khác nhau trong thế giới mới của thập niên 90. Nghệ sĩ Garrick Vinogradov tại xưởng làm việc của ông, Vladislav Mamyshev-Monroe xuất hiện trong vài bức ảnh chụp từ khách sạn Metropol xa hoa trong trang phục lấy bí danh là Marilyn Monroe, và nhạc sĩ Boris Grebenshikov tạo dáng khi dựa vào tường dưới ánh nắng chói chang cùng con gái.

Công việc chụp ảnh của Pinkhassov không chỉ dừng lại ở cuộc sống về đêm và lối sống phóng khoáng. Ông đã chụp lại hình ảnh đường phố, quán xá, ga xe lửa, văn phòng và thậm chí cả sàn giao dịch chứng khoán tiền tệ để phản ánh sự phức tạp của thời đại. Năm 1993, Nhà Trắng bùng cháy trong cuộc khủng hoảng hiến pháp, các cửa hàng thiếu lương thực, tỉ lệ thất nghiệp nghiêm trọng và một cuộc khủng hoảng kinh tế bao trùm. Và mặc dù người xem nhận thức được bóng tối tiềm ẩn, những hình ảnh của Pinkhassov vẫn mang không khí hoài niệm. Cả màu sắc tươi sáng của những quảng cáo nước ngoài và sự phấn đấu cho những gì hào nhoáng đã trở thành yếu tố cố định trong văn hoá Nga trong những thập kỉ tới - nhưng qua ống kính của Pinkhassov, chúng ta vẫn thấy được sự mới mẻ, rõ ràng và kỳ diệu.

(*) Bức màn sắt là một biên giới vật lý lẫn tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắt châu Âu thành hai khu vực riêng rẽ từ cuối Thế chiến II vào năm 1945 đến cuối cuộc Chiến tranh lạnh vào năm 1991.
par133626-overlay.jpg
Mua sắm tại cửa hàng bách hóa trung tâm GUM, Moscow, Nga, 1997
par24817-overlay.jpg
Bìa cứng hình Eltsine và Gorbachev, quảng trường Pushkin, Moscow, Nga, 1993
par24802-overlay.jpg
Bức tượng bán thân của Lenin (ngày hôm sau đã bị thay thế bởi Peter Đại đế), ga Moscow, St. Petersburg
par221078-overlay.jpg
Xem màn trình diễn pháo hoa tại Quảng trường Đỏ phía trên điện Kremlin, Moscow

Theo Magnum Photos
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anhtuannd
TÍCH CỰC
3 năm
cảm nhận chung khi xem bộ ảnh, đó là tâm trạng của thanh niên khi được sổ lồng 😅
Con gái Nga nghe đồn hay bị đẹp nhỉ
@fifty Chuyện, thật chứ đồn gì 😁
@fifty Nhưng tã nhanh, 15-16 tuổi đẹp như thiên thần, ~30 tuổi trong xuống sắc ko kém 40
Những cặp gò bồng khiến hàng vạn thanh niên khát khao, ước ao năm nao giờ đã thành mướp hết cả 😆
Nhìn thấy họ như được sức sống mới. Nhiều người xem lại chắc cay cú lắm nhỉ. Áhihi ýhaha
Gái đẹp vãi
Những bức ảnh đẹp về 1 thời kì đầy biến động
trandungxd
TÍCH CỰC
3 năm
cô gái ở bức ảnh thứ 7 từ trên xuống đang bị sao vậy nhỉ ????
iamcp
TÍCH CỰC
3 năm
Vào link lại thấy thêm vài ảnh nữa 😁
những hình ảnh xa lạ ghê
AidenCao
ĐẠI BÀNG
3 năm
Rất hữu ích. cảm ơn MOD.
AidenCao
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hữu ích
GreenTeS
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chủ nghĩa là trên học thuyết và sách vở thôi, trên thực tế nhà nước quản lí xã hội thì là chế độ gì, hình thái phân quyền ra sao.
Sau năm 89 thì nước CHLB Nga thành lập thay thế cho Liên bang CHXHCN Xô Viết. Chính quyền mới cũng là những con người cũ, thậm chí đến nay vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo.
Văn hóa Nga thật sự rất đa dạng và phong phú, cái tên Đế quốc Nga từ thế kỉ 18 đã nói lên điều này, và không phải việc thay đổi chế độ nhà nước mới làm cho nó thay đổi, mà chính là sự thay đổi cách quản lí xã hội của các chế độ nhà nước này.
Dân tộc Nga thì thuộc tuyp phồn thực, nên có vẻ cái gì cũng to. Họ làm vài vố tầm thế giới chứ k đùa: play hard trực diện với Đức quốc xã, chia phe 1:1 với phe đồng mình, lôi kéo được nhiều quốc gia khác trên thế giới...
Nhiếp ảnh gia chụp bộ này thuộc tuýp thế hệ cũ, có thể nói là sống qua 2 chế độ, nên góc nhìn thật sự thẩm thấu văn hóa và con người.
mt9011
TÍCH CỰC
3 năm
@blueJune
họ còn không biết... đi ghe ?
C7462B05-C672-49B5-92C8-C89C302525C5.jpeg
vinhan73
TÍCH CỰC
3 năm
Chế độ nào rồi cũng phải kinh qua cái trò tiêu khiển vũ trường nhể ! Vũ trường quả là 1 nơi gồng gánh trên lưng tất cả mọi thể loại của cuộc sống ! Từ nghèo hèn cho sang trọng, từ mua vui giải sầu cho đến ngoại giao, từ hẹn hò dating cho tới lừa bịp, từ trong sáng cho tới đêm đen, từ đàng hoàng cho tới phi pháp, từ hàng fake hàng tạp cho tới chất lượng cao, từ giới bình dân cho đến giới giang hồ, .... tất cả mọi thứ đều nhét vào trong cái vũ trường !
Vietnam cũng 1 thời rầm rộ vũ trường từ bé đến lớn ! Và cuối cùng cái đích đến ( của tất cả các nước trên thế giới ) vẫn chỉ là ma tuý - mại dâm - đâm thuê chém mướn !
mấy anh mafia trông phũ thật đấy
ôi tư bản rẫy chết
Cười ra nước mắt
Giờ thành các cụ hết rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019