Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Phân của trẻ sơ sinh có chứa nồng độ hạt vi nhựa cao hơn so với người lớn

_vphlinh_
28/9/2021 10:55Phản hồi: 44
Phân của trẻ sơ sinh có chứa nồng độ hạt vi nhựa cao hơn so với người lớn
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả trẻ sơ sinh cũng đã hấp thụ phải một lượng vi nhựa lớn đáng kể thông qua các vật dụng mà các bé sử dụng. Đặc biệt, nồng độ trung bình của một loại vi nhựa có trong phân trẻ em cao hơn gấp mười lần so với nồng độ vi nhựa trung bình có trong phân người lớn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ sơ sinh có khả năng tiếp xúc với số lượng vi nhựa cao hơn so với người lớn. Đồ chơi và quần áo của trẻ là hai thứ trẻ thường tiếp xúc nhất, và khi trẻ đưa chúng vào miệng cắn, khả năng rất cao sẽ khiến trẻ vô tình hấp thụ hạt vi nhựa từ 2 thứ này. Các đồ vật khác như hộp đựng thức ăn bằng nhựa, các loại bình sippy và bình sữa trẻ em… cũng có khả năng cao khiến các bé hấp thu hạt vi nhựa, nhất là khi chúng được dùng để pha sữa (công thức) bằng nước nóng sẽ càng dễ khiến cho các hạt vi nhựa dễ bị hoà vào sữa. Với những gia đình có sử dụng thảm lót trong nhà, thì vật này cũng sẽ là nguồn khiến trẻ ở tuổi đang tập trườn hoặc bò có khả năng cao hấp thụ phải các sợi nhỏ polyester có trong trong thảm.

Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu liệu việc hấp thụ hạt vi nhựa sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ sơ sinh hay không. Hiện nay, vẫn có khá ít nghiên cứu về việc hạt vi nhựa sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người. Thế nhưng, nghiên cứu mới phát hiện hạt vi nhựa có trong phân trẻ em được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology Letters đã khiến nhiều chuyên gia lo lắng. Các nhà khoa học từng nghĩ rằng, khi một người vô tình hấp thu nhựa hay hạt vi nhựa vào cơ thể thì chúng cũng có thể được dễ dàng thải ra ngoài bằng đường chất thải. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho thấy, những mảnh nhựa rất nhỏ thực sự có thể đi qua màng tế bào để xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Nếu đúng như vậy, thì mức độ ảnh hưởng và sự nguy hiểm khi cơ thể hấp thu hạt vi nhựa là cao hơn rất nhiều. Có một số bằng chứng cho thấy hạt vi nhựa có trong tuần hoàn máu có thể dẫn đến viêm tế bào và phá hoại tế bào, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Nhựa cũng chứa vô số hóa chất, bao gồm các chất có thể gây rối loạn nội tiết tố của cơ thể, và có liên quan đến các tác động xấu ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, cũng như sức khỏe sinh sản và hệ thần kinh. Trẻ sơ sinh càng có thể dễ bị tổn thương hơn so với người lớn nếu các bé hấp thu hạt vi nhựa, vì cơ thể của chúng vẫn đang lớn và phát triển, và các tác động này có thể tồn tại trong một thời gian dài và trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

bb.jpg

Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu phân của sáu đứa trẻ một tuổi ở thành phố New York. Họ cũng thực hiện nghiên cứu trên mẫu phân đầu tiên của ba đứa trẻ sơ sinh - bằng cách cạo các mẫu phân từ tã bằng dao trộn một cách vô cùng cẩn thận, tránh bất cứ thứ gì tiếp xúc trực tiếp với tã để tránh lấy phải các chất ngoại vi khác. Các nhà nghiên cứu cũng quyết định không kiểm tra loại nhựa thường được sử dụng trong tã lót, được gọi là polypropylene. Thay vào đó, họ sẽ tìm kiếm PET và polycarbonate (một loại nhựa khác thường được sử dụng trong vỏ điện thoại) trong phân. Họ đã tìm thấy cả hai loại nhựa này, nhưng chỉ phát hiện sự khác biệt đang lưu ý về nồng độ PET tồn tại trong phân giữa trẻ sơ sinh và người lớn (họ đã lấy mẫu phân của 10 người lớn ở Albany, New York, để so sánh). Hiện cũng chưa có nhiều thông tin về khả năng tiếp xúc với hạt vi nhựa sẽ có sự khác nhau như thế nào tuỳ theo địa điểm và số lượng dân số ở mỗi nơi.

Nghiên cứu trên đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về khả năng hấp thu hạt vi nhựa trong cuộc sống hàng ngày hiện nay. Deonie Allen, nhà nghiên cứu của Đại học Strathclyde, chia sẻ rằng, chúng ta cần xem xét về mọi thứ mà một đứa trẻ có thể tiếp xúc, không chỉ là về các loại bình sữa và đồ chơi của chúng. Các nhà khoa học của nghiên cứu trên cũng kêu gọi giới khoa học và các chuyên gia có thể thực hiện nhiều nhiên cứu hơn nữa về khả năng hấp thu hạt vi nhựa trong cuộc sống, ở nhiều đối tượng và điều kiện thực nghiệm khác nhau, đặc biệt là với trẻ nhỏ và môi trường xung quanh chúng, qua đó có thể tìm cách giúp hạn chế tối đa việc hấp thu hạt vi nhựa hiện đang diễn ra này.

Theo Theverge
Ảnh từ W4S
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hèn chi noá ko thối như người lớn
@NDC9057 Cái j cơ. Phân nhóc nhà mình thúi ko tài nào ngửi đc ấy
@NDC9057 Đúng rồi nó đâu có thúi như người lớn đâu, nó thúi gấp bốn lần người lớn.
DKez
TÍCH CỰC
2 năm
@NDC9057 bác nhầm ah, nếu ăn cơm thịt như người lớn thì thối i xì nhé, chỉ ko thối thời kì trước 6 tháng khi chỉ bú mẹ thôi
Foureyes8x
TÍCH CỰC
2 năm
nhìn tả hay ha. mình đang dùng miếng dán bobby,
Kalanhikov
TÍCH CỰC
2 năm
@LuongQuocHung Tiện là một chuyện, nhưng tã giấy lúc nào cũng một chất lượng, tã vải giặt kiểu gì thì kiểu nó cũng kém đi nhiều, mà dính nước tiểu còn đỡ chứ cái kia thì giặt sao cho hết.
@Foureyes8x Cái này dành cho bé sơ sinh mấy tháng đầu. Các bé xài loại tã dán sơ sinh. Miếng dán như băng vệ sinh ấy. Cái tã đó đi kèm vs miếng dán. Lý do các bé đi nhiều nên sẽ tiết kiệm (miếng dán rẻ hơn) và ngoài ra chống hăm
MustDie
TÍCH CỰC
2 năm
@Kalanhikov chỉ có ngừng đẻ, ngừng ăn thì mới ko xả rác 😁 chăm con vất quá trời rồi, mình thì hạn chế xả rác được chứ con thì chịu.
tã vải giặt thì phải giặt riêng không giặt chung quần áo được, tốn thêm nước giặt, mà dùng chất tẩy rửa thì cũng là 1 kiểu xả rác thôi.
DKez
TÍCH CỰC
2 năm
@MustDie tã vải có cái hay của nó, vì thế mấy nước ngoài vẫn sx, nó tiện mà đẹp hơn kiểu quấn khăn tã của VN ngày xưa, mặc dù ko tiện bằng tã giấy nhưng tã vải có thể dùng sợi an toàn hơn là giấy.
latoan339
TÍCH CỰC
2 năm
hèn gì ngày xưa tụi mình trần chuồng lăn lóc gặm cây cỏ mà có bệnh gì đâu, giờ tụi nhỏ hở chút là vào bệnh viện
Smurf:v
TÍCH CỰC
2 năm
@latoan339 Sự thật là xưa ko có gì ăn nhiều, cũng lăn lóc mà khỏe,tụi nhỏ h bọc kĩ thành ra dễ bệnh
w810i
CAO CẤP
2 năm
@latoan339 Môi trường ngày xưa trong lành ít độc hại, ngày nay tụi tây khoẻ vậy mà qua VN ở vài tháng cũng sinh đủ bệnh.
Tội nghiệp tụi nhỏ 😔
@latoan339 Mình thì lại nghĩ là do kháng sinh bác ơi, ngày xưa lăn lóc ngoài ruộng ao nên kháng sinh đã quen dần, còn bâyh thì lũ trẻ ít tiếp xúc với lại phụ thuộc kháng sinh nhiều thành ra kháng sinh yếu ớt hơn mình ngày trước nên dễ bệnh hơn
hebkid
ĐẠI BÀNG
2 năm
hay hạt vi nhựa được truyền từ mẹ sang con
Cười ra nước mắt
@hebkid Do di truyền.
ivxi
ĐẠI BÀNG
2 năm
Giờ hiện đại rồi
TMart
ĐẠI BÀNG
2 năm
Các nhà phân học
cơ thể dần tiến hoá thích ứng được thôi, đồ nhựa giờ quá nhiều không có giải pháp làm suy giảm dc
@nguyenbathanhtk4 Con người phải tiến hóa hơn 10 triệu năm mới đến con người hiện đại, tiến hóa nữa e là hơi khó.
mrHz
CAO CẤP
2 năm
Những thứ ko từ tự nhiên mà vào người thì chắc chắn sẽ gây hại
IvanPhamK
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thành phần của tả em bé có rất nhiều nhựa và nó rất khó phân huỷ
anhkientq
ĐẠI BÀNG
2 năm
thả nào mấy đứa nhỏ nhà mình,đứa nào cũng bị táo bón.chắc do hạt vi nhựa nhiều quá ha 😃
Mr.C.Nghia
ĐẠI BÀNG
2 năm
Trẻ sơ sinh một ngày bú bình sữa nhựa không biết bao nhiêu lần, sau này các bác có con đừng tiếc tiến mua bình sữa loại tốt nhé.
@Mr.C.Nghia sao ko bú mẹ?
Mr.C.Nghia
ĐẠI BÀNG
2 năm
@duccuibapqueson Có nhiều bà mẹ không có nhiều sữa bạn nhé, và còn nhiều yếu tố khác phải dùng đến đồ nhựa cho bé ăn nữa. Nếu bạn có con rồi bạn sẽ hiểu! 😁
@Mr.C.Nghia đồ tre, gỗ thì sao?
sirbon
ĐẠI BÀNG
2 năm
@duccuibapqueson Ông đã ngu còn cùn
@sirbon bạn có trí tưởng tượng phong phú đấy!
Nico8101
TÍCH CỰC
2 năm
Dụng cụ bằng nhựa không chuẩn loại dành cho thực phẩm ăn uống hoặc loại chỉ dùng 1 lần nhưng dùng nhiều lần. Đặc biệt nhiều nhà bây h toàn tiện mua cháo bán sẵn rất nóng nhưng đựng vào chiếc cốc nhựa trong trong ọp ẹp.
ồ, như vậy dùng để đo sẽ chính xác hơn
Ngoknc
CAO CẤP
2 năm
Bố mẹ nên lựa chọn đồ thủy tinh hay inox cho trẻ nhé
quocthang88
ĐẠI BÀNG
2 năm
Hạt vi nhựa có tác động làm rối loạn nội tiết. Có phải vì điều này mà tỉ lệ LGBT càng ngày càng gia tăng ko… Mình nói trên góc độ khoa học chứ không phải kỳ thị gì nha
@quocthang88 Mình nghĩ ko. Mình có đọc được 1 bài thế này: Xu hướng tính dục dễ bị ảnh hưởng trong thời kì đầu và giữa thai kỳ. Nó bị ảnh hưởng bởi người mẹ. Cụ thể là khi đang mang thai. Nếu người mẹ stress sẽ tiết ra một loại nội tố làm bé nam nữ tính hơn. Thực hiện thí nghiệm trên 2000 ngàn người thì ra kết quả là nhóm bị stress thường xuyên thì đứa con đồng tính có tỷ lệ cao hơn 15-25%.
Muốn ảnh hưởng đến đứa trẻ thì phải xâm nhập qua tử cung hoặc ảnh hưởng trung gian qua người mẹ. Chưa thấy hạt vi nhựa nào ảnh hưởng đến xu hướng tính dục
Em cố vào hóng, đọc hết bài xem có khả năng ăn dc ko
Hèn gì thời hiện đại quá tiếp xúc nhiều thứ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho trẻ nhỏ quá!
cũng phải khi mà em bé đang tiếp xúc rất nhiều với đồ nhựa cơ mà

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019