Lợi ích của việc làm Data mà hiểu về việc phát triển web, app và vận hành sản phẩm

Duy Luân
20/5/2021 1:47Phản hồi: 90
Lợi ích của việc làm Data mà hiểu về việc phát triển web, app và vận hành sản phẩm
Anh em làm việc data, có thể là data analyst, data engineer hay data scientist thì rõ là hiểu nhiều về data, cách giải pháp, cách thức xử lý dữ liệu và những thứ chuyên môn của anh em. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, anh em sẽ cần đưa những thứ của mình vào một sản phẩm nào đó, có thể là một website nội bộ để các phòng ban khác cùng sử dụng, có thể làm tích hợp vào app để người dùng xài. Hoặc chỉ đơn giản là anh em phải tìm cách để công ty có thể tận dụng data của anh em một cách hiệu quả hơn. Đó là lúc anh em cần biết về phát triển sản phẩm.

Phát triển sản phẩm ở đây ý mình là những sản phẩm digital, ví dụ như web, app, và cách anh em đưa nó đến cho người dùng xài. Nói đơn giản vậy cho dễ hiểu 😁

Bài này mình viết để các bạn làm trong nghề data đọc, các anh em khác có thể tham khảo nhé. Trong bài có dùng mấy chữ tiếng Anh, mình sẽ để nguyên cho nó thân thuộc với cái mà anh em nói chuyện hằng ngày với nhau.

Vì sao lại cần biết về phát triển sản phẩm?


Khi nói tới sản phẩm của những người làm data, chúng ta thường nghĩ đến những report, những dashboard, có thể là một số slide thuyết trình, phân tích chi tiết về các khía cạnh, các câu hỏi kinh doanh…

Đúng, nhưng theo mình thì trong thời buổi hiện nay, report, dashboard hay số là chưa đủ. Người dùng data của bạn cần có khả năng xem số thật nhanh, có thể đưa ra những hành động tương ứng mà không phải đi yêu cầu số một cách lâu lắc như ngày xưa. Thậm chí, một số thứ cần phải được hiển thị ngay trên màn hình của hệ thống mà họ thường dùng để họ có thể quyết định ngay, không phải nhảy qua nhảy qua lại giữa nhiều hệ thống với nhau.

Ví dụ, việc tạo một báo cáo bao gồm danh sách khách hàng đã mua hàng trong vòng 3 ngày vừa qua là chuyện dễ như cái búng tay với anh em. Sau đó, đội marketing sẽ dùng danh sách này import vào hệ thống nào đó để gửi email giảm giá, sau đó mang lên Facebook để chạy quảng cáo. Đoạn này là lúc mà data của bạn làm ra bắt đầu phát huy tác dụng, bắt đầu đem tiền về cho công ty đấy. Nhưng kể từ khi có data cho đến khi gửi email xong, cho đến khi setup quảng cáo xong… là một công đoạn dài, đội marketing phải tốn nhiều thời gian để làm việc này một cách thủ công.

Một ví dụ khác, anh em có thể tạo ra một dashboard chứa các chỉ số quan trọng cho vận hành, và người ta có thể vào dashboard này để xem số mỗi giờ một lần. Anh em có thể setup để nó tự gửi email hoặc thông báo qua chat đến cho người chịu trách nhiệm khi một chỉ số nào đó chạm ngưỡng nguy hiểm. Tuy nhiên, kể từ khi nhận được thông báo, người chịu trách nhiệm đó sẽ phải login vào một hệ thống khác, phải qua nhiều bước để tìm thấy sản phẩm đang bị nguy hiểm, và phải nhấn một loạt nút nữa để biết được vấn đề.

5384172_cover_home_hoc_code.jpg

Và đây là lúc mà anh em data chúng ta phải bước lên một bước nữa, phải tìm cách để đưa data đến người dùng nhanh hơn và có thể hành động hiệu quả hơn. Với ví dụ marketing ở trên, anh em có thể tìm cách làm ra một hệ thống nào đó để lấy danh sách khách hàng thật nhanh, sau đó nhấn vài click là có thể gửi được email đi rồi, không cần xuất danh sách thủ công nữa. Hay với ví dụ về chỉ số nguy hiểm nói trên, anh em có thể hiển thị ngay thông báo lên hệ thống quản lý mà người chịu trách nhiệm đang dùng, họ chỉ cần click 1 click là biết ngay vấn đề.

Để làm được việc này, anh em phải hiểu về việc phát triển sản phẩm. Anh em phải hiểu được một cái web, một cái app nó được làm ra như thế nào, nó chạy ra sao. Nếu không thì làm sao có thể hiện thực hóa được nó, đúng không nào?

Hiểu về sản phẩm rồi, nhưng mà cần hiểu sâu đến đâu?


Mình sẽ nói rằng đoạn này phụ thuộc vào ước mơ và khát khao của anh em. Như mình, mình luôn muốn người ta sử dụng data của mình một cách tích cực, hiệu quả, phải “điên cuồng” với số trong việc vận hành mỗi ngày. Thế nên mình sẽ làm mọi cách để giúp họ, ngay cả nếu việc đó cần build ra một hệ thống mới, một app mới.

Vậy nên ngoài chuyện biết về data, mình còn phải biết cách làm web, cả front end lẫn backend, mình cũng phải biết cách làm app nữa. Và đương nhiên, cũng phải biết luôn cách kết nối data của mình vào các hệ thống này cho phù hợp với nhu cầu của người dùng. Ở các công ty mình đang làm, ngoài chuyện data, mình vẫn ngồi code web, code app như các anh em software engineer, mình vẫn ngồi vò đầu bức tóc khi backend có một lỗi nào đó mà mãi không tìm ra cách fix.

Quảng cáo



4518757_cover_home_macos_linux_developer.jpg

Nếu bạn không chọn đường đi như mình, bạn không cần phải làm sâu đến thế. Bạn có thể hiểu ở mức high level thôi, biết cách tụi nó chạy thôi và đi đặt hàng một bên khác làm cho bạn. Bên khác đó có thể là một công ty outsource bên ngoài, bên khác đó có thể làm team làm web trong chính doanh nghiệp của bạn.

Nhưng mình thì không thích phụ thuộc kiểu như thế này, cái gì mình làm được và có thể làm nhanh thì mình thường sẽ chọn tự làm. Tất nhiên còn phải cân đối về thời gian, nguồn lực chứ mình đâu có điên mà ôm việc để rồi không việc nào hoàn thành tốt :D Nhưng việc tự làm, tự kiểm soát nó sẽ giúp mình có thể mang lại nhiều giá trị nhất có thể cho người dùng của mình.

Ngay cả khi bạn không tự build sản phẩm (ví dụ: làm sếp, hoặc chỉ đơn giản là bạn bận quá không làm được), bạn cũng cần biết và hiểu để cùng team / cùng phòng ban khác để làm. Hiểu và biết cách nó chạy sẽ giúp bạn làm việc với người ta dễ hơn, nhanh chóng hơn, hiểu nhau hơn. Hiểu biết về kĩ năng, năng lực cũng sẽ giúp bạn ước tính thời gian cần thiết, nguồn lực cần đầu tư, tiền cần chi ra… Nó cũng giúp bạn biết được những khó khăn, những công việc mà các đội khác cần làm trong trường hợp bạn cần đi sửa data bị sai, đi dò lỗi, đi yêu cầu thêm tính năng / thêm tracking data…

Tất nhiên, cũng cần sự hỗ trợ từ sếp, từ các phòng ban khác để bạn có thể làm được điều này, chứ không phải không không mà xuất hiện rồi bắt người ta làm cái này cái kia, hay bắt người ta sử dụng cái bạn làm ra mà không có lợi ích gì cho họ. Những thứ liên quan đến quản lý thì thôi mình không nói trong bài này nha, cái đó nhiều lắm.

Kĩ năng này không bắt buộc, nhưng nó sẽ giúp nhiều cho bạn

Quảng cáo


Ở Việt Nam, mình thấy rằng việc tuyển dụng các role làm data hiện nay không yêu cầu biết về sản phẩm, và mình nghĩ rằng trong vài năm tới vẫn thế thôi. Nhưng nếu bạn có thêm kiến thức và kĩ năng trong việc làm ra một product, bạn có thể có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, bạn có thể giúp người ta dùng data của mình tốt hơn, và bạn có thể được giao cho những trọng trách lớn hơn. Những kiến thức và kĩ năng này cũng giúp phân biệt bạn với rất nhiều những ông khác làm data trên thị trường, cho nhà tuyển dụng thêm lý do để tuyển bạn thay vì một người khác.

5384177_hoc_code_2.jpg

Chốt lại, các kĩ năng cần cho việc phát triển sản phẩm mà một thằng data nên biết là gì?


Mình ghi tóm tắt dạng gạch đầu dòng, anh em có thể tự tìm hiểu và học thêm nha.
  • Hiểu về phát triển một digital product, có thể tìm hiểu các khóa học, sách về product management
  • Làm web, hãy học làm web, cả backend và frontend, vì giờ web là cách dễ nhất để bạn đưa một thứ gì đó cho user xài. Học HTML, JavaScript, có thể học thêm một framework như React.js hoặc Vue.js. Học cả backend bằng PHP, hoặc anh em data đã biết Python sẵn thì dùng Python làm backend.
  • Nên biết làm app, có thể học React Native và Flutter để làm app đa nền tảng cho nhanh. App di động hiện là giải pháp rất tiện để người dùng không ngồi trên máy tính mà vẫn có thể tiếp cận data và đưa ra hành động tương ứng, nhất là với các công ty có nhân viên làm ở kho, làm ở cửa hàng, chạy ngoài đường… Nếu được thì học thêm cả native như Kotlin hay Swift nhưng cái này để sau được, từ từ học.
  • Hiểu thêm về cách bạn sẽ đưa sản phẩm cho người dùng, huấn luyện họ cách dùng, và thuyết phục họ sử dụng. Đoạn này coi vậy mà khó đấy :D Không phải dễ đâu. Cái gì liên quan đến con người đều khó
Chúc anh em thành công :D
90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Luân ơi, ở SG, thì nên học Data Engineer ở đâu?
@justin_vn Được 😁 mình tự học, xưa đâu có trường nào dạy đâu
@Duy Luân Con đường mà Luân đi là như thế nào? Mình đang là MKT.
bupbechanh
TÍCH CỰC
3 năm
@mrphuongnguyen Tự học qua công việc nhé, chả có trường lớp nào dạy cả, nếu có chắc chỉ là hình thức thôi.
tk294710
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Duy Luân Mình cũng muốn chuyển sang con đường này. Bạn có thể chia sẻ hướng đi được không?
Zwee
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài viết mang tính chất gợi mở vừa đủ, đưa ra keyword để anh em tìm hiểu thêm. Cảm ơn mod Duy Luân nhé, chắc giờ nhiều anh em đã biết mod làm công viêc gì chứ không phải là ngày ngày viết bài trên Tinhte mà cứ đi soi nhau lỗi chính tả với lại dịch thuật 😆
@AmazonReviewer Soi vẫn soi, sai thì fix không sao nha 😃) mình không khó chịu gì hihi
KHABT
TÍCH CỰC
3 năm
@Duy Luân Dù gì fix lỗi chính tả dễ hơn fix bug nhiều. Kaka
@KHABT
Mắc ói quá
@AmazonReviewer Mỗi người một chuyên môn thôi. Đọc thì hiểu mà ấm ớ không biết dịch/chia sẻ lại cho người khác (Duy Luân thì làm tốt vụ này rồi) thì cũng khó ngoi lên được.
nhatdev
TÍCH CỰC
3 năm
bây giờ biết làm hết rồi mà chưa làm về data =))
garish
TÍCH CỰC
3 năm
Chính xác luôn! Thêm nhiều skill thì có cơ hội thêm nhiều tiền
Cười ra nước mắt
kobedunk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cũng làm về data, cũng theo dõi đọc bài viết của anh Luân khá lâu, em cũng muốn apply vào team data của tinh tế nhưng không biết có nhu cầu tuyển dụng không ạ 😁
@kobedunk Mình có biết chuyện có a chàng hack vào Apple và được Apple tuyển.
Bạn có thể cân nhắc cách này..
@adagioleonard Đó là Apple thôi chứ tinhte nghèo lắm 😔
minhthanh.cr
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Duy Luân nhưng chủ tịch Tinh Tế thì rất giàu. kaka
Quả Na
ĐẠI BÀNG
3 năm
Data học code chỉ nên học các tác vụ phục vụ cho mục đích collect, clean, visual,... hoặc các cách áp dụng ML trong data. Các phần phát triển product có biết thì cũng không nên đụng vào làm gì để vướng việc chính.

Stack cho Data Engineer khác hoàn toàn với stack cho Dev (từ database, đến cách dùng đến ngôn ngữ, cách code lấy data sao cho hiệu quả, cách tracking data, môi trường ML...). Dùng lẫn lộn sẽ không hiệu quả và không đạt được mục đích của người làm dữ liệu, nên tốt nhất không nên theo kinh nghiệm của các ông dev. Mình là dev 10 năm rồi, khi team data hỏi kỹ thuật thì mình đều research và giới thiệu stack công nghệ thực sự phù hợp và hiệu quả hơn, thay vì chỉ họ code theo cách dev sẽ làm.
minhtuanq6
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Quả Na Đi chuyên sâu thì đúng là không nên ôm đồm việc của người khác, hiểu cơ bản là được.
Tuy nhiên phần lớn CTy thì quy mô không đạt được tới mức đó, với CTy như vậy thì Dev mà biết thêm Data hoặc Data Engineer mà biết thêm Dev thì khả năng sẽ được ưu ái hơn.
CTy quy mô lớn kiểu Apple thì nói thật Dev muốn nhúng tay vào Data thì cũng chẳng có cơ hội, thậm chí lớ ngớ còn có thể đi tù ^-^
Quả Na
ĐẠI BÀNG
3 năm
@adagioleonard
Cười vô mặt
Quả Na
ĐẠI BÀNG
3 năm
@minhtuanq6 Thực ra stack của Data Engineer bắt buộc phải phát triển các kỹ năng programing, database, nhưng cách học và ứng dụng thì sẽ khác so với dev làm sản phẩm.

1 ông thuần dev khi được nhờ đi collect data, cứ bê y chang kinh nghiệm cũ sang ngồi viết CRUD + thiết kế DB lại từ đầu cho 1 nguồn data mất hết cả tháng, xong cũng tự hào lắm 😁, nhưng khi nhận ra có đến 10-20 nguồn dữ liệu thì mình mới ớ người ra làm không thể cặm cụi viết thế này và bảo trì cả cái system đến hết đời được.

Thế giới nó có cách giải tối ưu hơn rất nhiều, viết lại transform data trên các ETL platform rồi đổ về data.world, data warehouse là đều giải quyết trọn vẹn ngay, vừa stable vừa nhanh. Data Engineer cần học cách này chứ đi theo đường ông dev thì chỉ có khóc. Nên mình vẫn khuyên là Data Engineer đi đường riêng, kể cả trong việc distribute các dữ liệu, visual, app đến người dùng thế nào cho bảo mật mà thuận tiện, thì luôn có cách giải tối ưu và nhanh hơn tự code.

Ngành này còn mới ở Việt Nam, các bạn Data Engineer nên để tư duy mở và áp dụng đúng stack thì mới grow nhanh dc.
Quả Na
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Duy Luân Trước kia mình cũng hay tự viết cả hệ thống automation để phục vụ cho các bài toán Luân đề cập như của marketing. Nhưng lâu dài đều bị chậm so với yêu cầu quá nhiều của Marketing & Sales và về sau bảo trì rất khó khăn do viết theo yêu cầu thì ko cover dc lâu dài.

- Về sau các automation cơ bản thì dùng Zapier hoặc Integromat, setup xong bàn giao luôn cho các bên nghiệp vụ tự bảo trì. Coi như mình dạy cho các bạn cách tự động nhận/lấy data và automation thế nào về sau thích sửa hay làm gì mới thì chủ động làm (cái nào khó thì mình xử), chứ yêu cầu nghiệp vụ thì nhiều vô kể.

- Các hệ thống nào nhiều dữ liệu thì mình dùng Stitch (ETL) hoặc Segment (CDP Platform) để nhận mọi dữ liệu đầu vào. Sau đó với khách đạt điều kiện mà MKT kỳ vọng, mình sẽ setup + phân loại phù hợp để auto đưa lên Facebook Audience và thực hiện quảng cáo có liên quan, hoặc là tự động gửi email, etc...

Mình vẫn nghĩ chủ động là cần thiết, nhưng ko nên chọn theo hướng đi của dev. Dev đa số thích tự làm cho sướng, chứ về business không hề tối ưu.
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
Thím luôn trc học fpt hả?
vvnieu
ĐẠI BÀNG
3 năm
cần phải hiểu luồng đi của data luôn, và hiểu luôn về thiết kế database làm sao chạy cho nhanh, ko đơn thuần là tạo bảng, viết procedure là xong 😁.
@vvnieu Cái này mình mặc định data là phải biết á 😆
Đọc qua mà như mình đang lạc trong rừng thẳm tuyết dày, hix !
@iPhonecafe Chú bao nhiêu tuổi? Chuyên môn là gì?
Thực ra mỗi người mỗi lĩnh vực. Với tôi thì mấy cái này chả là gì, vì trong ngành thì mấy này quá là cơ bản rồi. Nó đơn giản với tôi, nhưng tôi lại ko mạnh về kinh tế, nhà đất hay nhạc cụ (chỉ ở mức biết). Mỗi người mỗi chuyên môn nên xã hội mới cộng sinh và phát triễn được.
Tôi 42 tuổi bác ! Làm ngành xây dựng. Ko ở ngành data này nên tuổi tác nó chả ý nghĩa gì.
ntmhung
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mod cho hỏi mình biết cách làm web rồi thì để làm data nên bắt đầu như thế nào?
nkahminh
TÍCH CỰC
3 năm
Chuyện hiển nhiên là biết càng nhiều càng tốt, vấn đề là không nhiều người có đủ khả năng để giỏi hết cả frontend + backend + data như Luân đã nói : "cần hiểu sâu đến đâu?".

Giờ nhiều người làm full stack, nhưng thực tế là kiếm 1 người siêu frontend hoặc backend thôi cũng khó.
@nkahminh Mình may mắn kiếm được những anh em làm chung cực đỉnh 😁 tính ra hên phết
somaek✅
TÍCH CỰC
3 năm
@Duy Luân Vậy là anh Luân có 1 trong 3 cái hạnh phúc rồi
@somaek Vừa giỏi, vừa tốt bụng, yes mình đúng là hạnh phúc
Luân ơi, các ngành làm liên quan đến mạng hiện tại có nhiều không nhỉ?
Từ quy mô startup và SMB thì đúng. Một vị trí có thể cross function, vừa làm data và làm mảng khác. Nhưng với quy mô lớn thì không, vì vận hành phức tạp và chồng chéo quá nhiều. Nên không có vụ cross function đâu, cực kỳ nặng nề và áp lực.
@noctunalguy Ở Việt Nan thì đa số là SME 😁 Nếu có ông khác làm giúp thì đỡ quá rồi, mà thường đời không như mơ
NguyenQuocTu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình đang tự học món này thì nên đọc những tài liệu nào bạn? Nên bắt đầu từ đâu? Cảm ơn Mod nhé!
@NguyenQuocTu Món này cụ thể là món nào bạn?
Em biết SQL với một ít Python, Tableau, SSIS có xin thực tập DA được không nhỉ
dra.long10
TÍCH CỰC
3 năm
@Thành Nhân Cao Quan trọng là trong python bác biết những gì 😆 cốt lõi nằm ở cái đó
bupbechanh
TÍCH CỰC
3 năm
@Thành Nhân Cao Python nó có cả chục nhánh khác nhau cho nhiều loại mục đích. Phải xác định mình theo hướng nào để học Python theo hướng đó.

Còn Python cơ bản kiểu nhập xuất ký tự, + - x % basic rồi nhào vô làm thì chỉ có khóc thét theo deadline được giao thôi.
@bupbechanh mình biết ở mức cơ bản xử lý data với NumPy,Pandas visualize dùng Matplotlib, Seaborn.
minhquanptit
ĐẠI BÀNG
3 năm
Kể ra mod làm cái video sẽ dễ tiếp thụ hơn ấy 😁
@minhquanptit Tuần sau nhe 😆 tuần này hơi bận
minhquanptit
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Duy Luân tks mod nha
Chốt lại mình không hiểu gì
Lâu rồi không comment nhưng nay phải comment cho bạn . Tui hy vọng ông sếp tui hiểu được những j tui đang làm hoặc đọc được bài này để hiểu cái khó của coder

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019