Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Chủ đề cuộc thi ảnh COP26: Thiên nhiên và các mối đe dọa

_vphlinh_
30/11/2021 8:57Phản hồi: 6

Xem nhanh

  1. Gallery 1: Tác phẩm chiến thắng | Cưa sừng tê giác / Ảnh chụp tại Nam Phi

  2. Gallery 2: Hạng 3 | Tahafa, một con cá voi lưng gù đực với chiếc vây ngực bị thương và một cơ thể đầy sẹo, bơi cùng với mẹ của nó tại Vava’u, Tonga, Thái Bình Dương

  3. Gallery 2: Hạng 2 | Một con gấu Bắc Cực đang nghỉ ngơi trên một tảng băng / Ảnh chụp tại Spitsbergen, Svalbard, Na Uy

  4. Gallery 3: Tác phẩm chiến thắng | Một con lợn con đang nhìn mẹ nó nằm bất động ngay bên cạnh / Ảnh chụp tại Ý

  5. Hình ảnh Sông băng Sermeq Kujalleq bên trong Vịnh băng Kangia Ilulissat, được chụp vào tháng 08/2019

  6. Một cây xương rồng lê gai (Opuntia engelmanni) chết khô vì hạn hán. Bức ảnh được chụp trong một buổi tối ở vùng núi Tucson / Ảnh chụp tại vườn quốc gia Saguaro, Arizona

  7. Hình ảnh một khu rừng trước và sau khi bị đốn hạ tại Viken, Na Uy

  8. Gallery 3: Hạng 2 | Một con cá voi lưng gù trưởng thành (Megaptera novaeangliae) ngụp lặn tại một con sông trong rừng nhiệt đới Great Bear / Ảnh chụp tại British Columbia, Canada

  9. Các đàn cá mồi, bao gồm cả cá thẻ và cá bạc má... cùng sinh sống tại một rạn san hô, cùng với loài bọt biển thùng khổng lồ và cá mú san hô chuyên săn mồi / Ảnh chụp tại đảo Misool, Raja Ampat, Tây Papua, Indonesia

  10. Một con tê tê Trung Quốc (Manis pentadactyla) vừa được giải cứu

  11. Một tán tre moso ở vườn quốc gia Shunan Zhuhai / Ảnh chụp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

  12. Cá mập chanh con (Negaprion brevirostris) bơi lội trong rừng ngập mặn tại Eleuthera, Bahamas, nơi sinh trưởng và phát triển quen thuộc của loài cá mập này

  13. Gallery 1: Hạng 3 | Một con kangaroo xám và con của nó đang bàng hoàng trước khung cảnh rừng cây bị cháy rụi. Chúng đã may mắn sống sót sau một trận cháy rừng tại Mallacoota, Úc, hồi tháng 01/2020

  14. Cây dầu cọ và nạn phá rừng ở rừng Choco ở Ecuador / Ảnh chụp tại Esmeraldas, Ecuador

  15. Một con ếch nhảy kottigehar đực đang kêu gọi và thu hút con cái bằng cách vẫy chân / Ảnh chụp tại Agumbe, Western Ghats, Ấn Độ

  16. Một đàn cá nhà táng cái đang "thải chất thải" / Ảnh chụp tại Sri Lanka, Ấn Độ Dương

  17. Các rãnh than bùn được làm khô trên cánh đồng hoang Goldenstedt, gần Vechta, Lower Saxony, Đức

  18. Trái của cây nữ lang (Welwitschia mirabilis) mọc gần khu vực Swakopmund, thuộc sa mạc Namib, Namibia

  19. Galley 1: Hạng 2 | Một tảng băng đang tan chảy, cùng với những thác nước khổng lồ chảy ra từ tảng băng thuộc sông băng Austfonna, Na Uy

  20. Gallery 3: Hạng 3 | Hai chú chim cánh cụt adelie (Pygoscelis adeliae) trên một tảng băng tại Nam Cực

  21. Gallery 2: Hạng 3 | Một con bò bên trong xe tải vận chuyển / Ảnh chụp tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria

  22. Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) đang ăn xác hươu đỏ / Ảnh chụp tại Assynt, Scotland

  23. Một con gấu trúc đỏ (Ailurus fulgens) tại khu rừng hỗn hợp ẩm ướt trên núi ở khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Labahe tại Tứ Xuyên, Trung Quốc

  24. Cá mập đầu búa (Sphyrna lewini) ở ngoài khơi bán đảo Baja, Mexico

  25. Chim thiên đường lớn (Paradisaea apoda) tại Rừng Badigaki, Đảo Wokam, thuộc Quần đảo Aru, Indonesia

Chủ đề cuộc thi ảnh COP26: Thiên nhiên và các mối đe dọa
Earth Project là dự án được thực hiện phối hợp với cuộc thi nhiếp ảnh Nature Picture Library, nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức to lớn mà thiên nhiên đang phải phải đối mặt hiện nay, cũng như tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái toàn cầu. Các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới đã cùng ghi lại khoảnh khắc ẩn chứa những câu chuyện mô tả về những mối đe dọa mà thiên nhiên đang phải đối mặt, thông qua đó cùng với Sự kiệ COP26 gửi gắm thông điệp rằng: Hãy giúp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ở các quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu gây ra.


Gallery 1: Tác phẩm chiến thắng | Cưa sừng tê giác / Ảnh chụp tại Nam Phi


1.jpg

Nam Phi là nơi có nhiều tê giác nhất trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng của loài này đã bị sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trộm để lấy sừng. Để bảo vệ loài vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các nhà bảo tồn đã phải chọn một giải pháp "không mấy dễ chịu" đối với cả tê giác và người thực hiện, chính là tiến hành cưa sừng của chúng. Mặc dù đây là một trải nghiệm không mấy dễ chịu đối với tê giác, nhưng sừng của chúng vẫn có thể mọc trở lại, và việc cưa sừng này chỉ để hạn chế tối đa việc săn giết tê giác bất hợp pháp chỉ để lấy sừng của chứng. Nhiếp ảnh gia Rivoni Mkansi chia sẻ rằng, chính bản thân tác phẩm này của anh cũng đã tự nói lên câu chuyện của nó, bởi không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được ý nghĩa của câu chuyện bảo tồn động vật hoang dã và có nguy cơ tuyệt chủng như thế này.


Gallery 2: Hạng 3 | Tahafa, một con cá voi lưng gù đực với chiếc vây ngực bị thương và một cơ thể đầy sẹo, bơi cùng với mẹ của nó tại Vava’u, Tonga, Thái Bình Dương


2.jpg

Chú cá voi lưng gù con (Megaptera novaeangliae) trong ảnh đã bị tấn công không lâu ngay sau khi nó được sinh ra. Vây ngực phải của nó có một vết rách lớn ở giữa, vây lưng thì gần như bị cắt đứt và một số mảng thịt lớn trên cơ thể nó dường như bị lóc hay cắt mất. Không ai biết cá voi con đã bị thương như thế nào...


Gallery 2: Hạng 2 | Một con gấu Bắc Cực đang nghỉ ngơi trên một tảng băng / Ảnh chụp tại Spitsbergen, Svalbard, Na Uy


3.jpg

Bắc Cực hiện đang trải qua những thay đổi lớn (đặc biệt liên quan đến thời tiết) và điều đó không hề tốt chút nào. Trong những năm qua, chúng ta đã thấy rõ các sông băng tại Svalbard đang dần tan chảy, và các lớp băng đóng trên bề mặt đại dương đang ngày càng mỏng dần đi. Những tảng băng trên các vịnh hẹp, nơi loài hải cẩu chăm đàn con vào mùa xuân, cũng đang biến mất nhanh hơn do nước biển ấm ngày càng dâng cao về phía bờ biển. Bắc Cực, nơi mà các loài sinh vật sống phụ thuộc vào băng tuyết, hiện phải đang chịu tác động tàn khốc do biến đổi khí hậu gây ra, khiến cho nền nhiệt độ của khu vực này ấm dần lên, từ đó thúc đẩy quá trình băng tan diễn ra nhanh hơn.


Gallery 3: Tác phẩm chiến thắng | Một con lợn con đang nhìn mẹ nó nằm bất động ngay bên cạnh / Ảnh chụp tại Ý


4.jpg

Heo nái được nuôi trong các chuồng tại các trang trại công nghiệp đạt tiêu chuẩn chăn nuôi để làm nguồn cung cấp thực phẩm từ thịt heo. Chúng mang thai và đẻ con, chăm con ngay tại đó. Những ô nhiễm xảy ra trong ngành công nghiệp chăn nuôi cũng chính là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

Quảng cáo




Hình ảnh Sông băng Sermeq Kujalleq bên trong Vịnh băng Kangia Ilulissat, được chụp vào tháng 08/2019


5.jpg

Sermeq Kujalleq là một trong những sông băng lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là sông băng di chuyển nhanh nhất. Trong vòng 10 năm qua, sông băng đã tăng gấp đôi tốc độ di chuyển và cho tới nay, nó có thể di chuyển khoảng 40 m/ngày. Điều này xảy ra do băng từ một khu vực thoát nước lớn tập trung tại một dòng suối hẹp theo một rãnh sâu ẩn dưới sông băng. Các nhà khoa học tin rằng, hiện tượng khí hậu Trái đất ấm dần lên chính là một trong những nguyên nhân khiến lượng nước tan chảy dưới sông băng ngày càng tăng.


Một cây xương rồng lê gai (Opuntia engelmanni) chết khô vì hạn hán. Bức ảnh được chụp trong một buổi tối ở vùng núi Tucson / Ảnh chụp tại vườn quốc gia Saguaro, Arizona


6.jpg

Kể từ năm 1990, phía tây nam nước Mỹ đã trải qua một số đợt hạn hán dai dẳng và khốc liệt nhất do nhiệt độ ngày càng tăng. Vùng Arizona hiện đang trải qua năm hạn hán thứ 26 trong đợt hạn hán kéo dài này.

Quảng cáo





Hình ảnh một khu rừng trước và sau khi bị đốn hạ tại Viken, Na Uy


7.jpg

Đa dạng sinh học càng phong phú thì sẽ càng giúp thiên nhiên chống chịu với biến đổi khí hậu tốt hơn. Tuy nhiên, thiên nhiên lại đang chịu áp lực ngày càng lớn, đặc biệt khi phải đối mặt với những mối đe dọa trực chờ, nhất là từ ngành lâm nghiệp hiện tại khiến cho việc phá rừng ngày càng xảy ra gay gắt hơn. Việc chặt phá rừng không chỉ hủy hoại sự sống tự nhiên/đa dạng sinh học mà còn là nguồn phát thải carbon dioxide chính. Hình ảnh này cho thấy một khu rừng hàng trăm năm tuổi có thể bị biến thành khu vực thảm họa chỉ trong vài giờ như thế nào


Gallery 3: Hạng 2 | Một con cá voi lưng gù trưởng thành (Megaptera novaeangliae) ngụp lặn tại một con sông trong rừng nhiệt đới Great Bear / Ảnh chụp tại British Columbia, Canada


8.jpg

Sự hình thành phức tạp của rừng, đảo, vịnh hẹp và núi ở những vùng ven biển này vô cùng phong phú và đa dạng sinh học, hỗ trợ cho việc sinh sản của vô số động vật hoang dã. Cá hồi Thái Bình Dương kiếm ăn ở biển Bering và vào mùa sinh sản, chúng quay trở lại con sông ở British Columbia để đẻ trứng và chúng cũng sẽ chết tại đây. Vào mùa thu, xác chết cá hồi rải rác ven sông và các khu rừng lân cận, trở thành miếng mồi ngon cho gấu, sói và những kẻ săn mồi. Phần thối rữa còn lại của chúng trở thành phân bón màu mỡ cho cả khu rừng.


Các đàn cá mồi, bao gồm cả cá thẻ và cá bạc má... cùng sinh sống tại một rạn san hô, cùng với loài bọt biển thùng khổng lồ và cá mú san hô chuyên săn mồi / Ảnh chụp tại đảo Misool, Raja Ampat, Tây Papua, Indonesia


9.jpg

Hành tinh của chúng ta là nơi cư trú của vô số loài sinh vật đa dạng, nhưng các loài sinh vật này lại không sống rải rác mà thường có xu hướng sống thành quần thể. Nhờ vậy, việc lập danh sách ưu tiên trong việc bảo tồn các quần thể sinh vật này cũng phần nào đơn giản hơn. Các rạn san hô với mức độ đa dạng sinh học lớn hầu hết thuộc khu vực "tam giác san hô Đông Nam Á", dù chỉ chiếm 1,5% diện tích đại dương nhưng lại hỗ trợ cho sự phát triển và tồn tại của 1/3 số rạn san hô trên thế giới.


Một con tê tê Trung Quốc (Manis pentadactyla) vừa được giải cứu


10.jpg

Tê tê và môi trường sống của chúng đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng và săn trộm để lấy thịt và vảy tê tê, bởi chúng là một trong những vị thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc; đây cũng là một trong những loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Một loạt các nỗ lực bảo tồn tê tê đang được tiến hành để cứu vớt những quần thể tê tê hoang dã cuối cùng còn sót lại ở Trung Quốc, bên cạnh đó cũng nhằm ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật hoang dã sang người.


Một tán tre moso ở vườn quốc gia Shunan Zhuhai / Ảnh chụp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc


11.jpg

Tre Moso (Phyllostachys edulis) là một loài thực vật thuộc họ cỏ khổng lồ, với khả năng phát triển và cao thêm tới 1m/ngày, là một trong những loài thực vật phát triển nhanh nhất. Loại tre ôn đới này có thể đạt kích thước và đủ tiêu chuẩn thu hoạch chỉ sau năm năm từ khi bắt đầu đâm chồi (nếu không bị chặt phá vô tội vạ).


Cá mập chanh con (Negaprion brevirostris) bơi lội trong rừng ngập mặn tại Eleuthera, Bahamas, nơi sinh trưởng và phát triển quen thuộc của loài cá mập này


12.jpg

Rừng ngập mặn (tại Bahamas) cung cấp môi trường sống quan trọng cho nhiều loài sinh vật trên toàn cầu, bao gồm cả cá mập chanh, các loài cá và cua. Rừng ngập mặn cũng là "biện pháp bảo vệ nổi tiếng nhất", giúp đất liền có thể chống chọi lại các đợt bão lớn, cũng như có thể "khóa" một lượng lớn CO2 trong môi trường. Tuy nhiên, các khu rừng ngặp mặn hiện đang bị con người tàn phá với tốc độ đáng báo động.


Gallery 1: Hạng 3 | Một con kangaroo xám và con của nó đang bàng hoàng trước khung cảnh rừng cây bị cháy rụi. Chúng đã may mắn sống sót sau một trận cháy rừng tại Mallacoota, Úc, hồi tháng 01/2020


13.jpg

Các nhà khoa học cho biết, các đám cháy rừng trên khắp thế giới đang ngày càng trở nên trầm trọng và khốc liệt hơn do biến đổi khí hậu. Ước tính có khoảng 3 tỷ động vật, kể cả động vật hoang dã và vật nuôi trong nhà đã phải mất mạng do "đám cháy khí hậu".


Cây dầu cọ và nạn phá rừng ở rừng Choco ở Ecuador / Ảnh chụp tại Esmeraldas, Ecuador


14.jpg

Nam Mỹ là khu vực có tỷ lệ phá rừng cao nhất trên toàn cầu, với Ecuador là quốc gia có tỷ lệ phá rừng cao thứ hai tại khu vực này, chỉ sau Brazil. Nạn phá rừng đã gây ra vô số ảnh hưởng lớn đối với việc bảo tồn và sự đa dạng sinh học tại Nam Mỹ.


Một con ếch nhảy kottigehar đực đang kêu gọi và thu hút con cái bằng cách vẫy chân / Ảnh chụp tại Agumbe, Western Ghats, Ấn Độ


15.jpg

Loài ếch nhỏ bé này (Micrixalus kottigeharensis) sinh sản tại những nơi dọc theo các suối nhỏ trong rừng trong mùa gió mùa. Thông thường, ếch đực sẽ dùng tiếng kêu của nó để thu hút con cái, nhưng tại những con suối này, những con ếch đực phải tìm cách xoay sở để có thể kêu gọi ếch cái giữa tiếng suối róc rách này. Các chuyên gia cho biết, sự nóng lên toàn cầu sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống và sinh trưởng của các loại ếch nhái, bao gồm cả việc tác động đến hệ thống miễn dịch và sinh sản, môi trường sống và quá trình phát triển phôi của chúng.


Một đàn cá nhà táng cái đang "thải chất thải" / Ảnh chụp tại Sri Lanka, Ấn Độ Dương


16.jpg

Những con cá nhà táng cái trưởng thành này có kích thước với chiều dài khoảng 12m. Phân của chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng hiếm có. Khi cá nhà táng ngụp lặn và ăn, trồi lên mặt nước hay khi thải chất thải, chúng luân chuyển các chất dinh dưỡng từ đại dương lên mặt biển, "cung cấp chất dinh dưỡng cho đại dương".


Các rãnh than bùn được làm khô trên cánh đồng hoang Goldenstedt, gần Vechta, Lower Saxony, Đức


17.jpg

Than bùn đã được khai thác tại đây với quy mô công nghiệp trong hơn một thế kỷ, nhưng hiện nay, việc khai thác này đang giảm dần do khu vực này chỉ còn lại một số ít mỏ than bùn còn có thể khai thác, cũng như các giới hạn về việc khai hoang để lấy đất làm công nghiệp cũng đã bị hạn chế hơn rất nhiều. Các vũng than bùn chỉ bao phủ 3% bề mặt Trái đất, nhưng chứa khoảng 25% tổng lượng carbon được lưu trữ trong đất, nhiều gấp đôi so với tất cả các khu rừng trên thế giới cộng lại, vì vậy việc bảo tồn hoặc khai thác chúng như thế nào hiện là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm.


Trái của cây nữ lang (Welwitschia mirabilis) mọc gần khu vực Swakopmund, thuộc sa mạc Namib, Namibia


18.jpg

Trái của một cây nữ lang mọc vào lúc hoàng hôn ở sa mạc Namib gần Swakopmund. Cây nữ lang Welwitschia là một trong những loài thực vật kỳ lạ và thú vị nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Là loài đặc hữu tại sa mạc Kaokoveld của Namibia và Angola, cây nữ lang là một trong những sinh vật cổ xưa nhất trên hành tinh: một số cá thể có thể đã có tuổi đời hơn 2.000 năm tuổi


Galley 1: Hạng 2 | Một tảng băng đang tan chảy, cùng với những thác nước khổng lồ chảy ra từ tảng băng thuộc sông băng Austfonna, Na Uy


19.jpg

Sông băng trên đảo Nordaustlandet thuộc quần đảo Svalbard là sông băng lớn thứ ba ở châu Âu (tính theo diện tích và thể tích), với bức tường băng dài khoảng 200 km. Trong những thập kỷ gần đây, nhiệt độ tại Bắc Cực mỗi tháng đều đạt mức cao kỷ lục, khiến cho chỏm băng ở Nordaustlandet đang tan chảy với tốc độ cao. Băng tan chảy bắt đầu hình thành những dòng suối nhỏ, nhưng cuối cùng chúng tụ lại thành những hệ thống gần giống như sông, và rồi sẽ đổ ra rìa tường băng.


Gallery 3: Hạng 3 | Hai chú chim cánh cụt adelie (Pygoscelis adeliae) trên một tảng băng tại Nam Cực


20.jpg

Bức ảnh được một đoàn thám hiểm nghiên cứu chụp lại từ nhiều năm trước, ghi lại cảnh tưởng thế giới rộng lớn với những cảnh tượng hùng vĩ ngoạn mục mà thiên nhiên dựng lên ở Cực Nam Trái đất. Tuy nhiên, những cảnh tượng thế này sẽ sớm biến mất, nếu con người không thể kiểm soát được những tác động của biến đổi khí hậu.


Gallery 2: Hạng 3 | Một con bò bên trong xe tải vận chuyển / Ảnh chụp tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria


21.jpg

Hàng năm, hàng triệu con vật tại châu Âu được vận chuyển qua biên giới Bulgaria - Thổ Nhĩ Kỳ để giết mổ và chế biến thành thực phẩm hoặc các nhu yếu phẩm khác. Động vật có thể chịu đựng nhiều giờ liền trong điều kiện thiếu thốn nước uống hoặc thức ăn, hay kể cả khi thời tiết lạnh giá, nhưng sức chịu đựng của chúng thường kém đi khi ở môi trường với nhiệt độ khắc nghiệt hơn ở phía nam. Khí thải do các hoạt động sản xuất hàng loạt thực phẩm cũng góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu, khiến cho lượng khí thải có hại cũng tăng lên.


Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) đang ăn xác hươu đỏ / Ảnh chụp tại Assynt, Scotland


22.jpg

Cách đây không lâu, Scotland là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật ăn thịt, bao gồm cả chó sói và linh miêu. Ví dụ như con hươu này, nó sẽ không chỉ nuôi sống một loài động vật ăn thịt hàng đầu như đại bàng vàng, mà còn là một loạt các động vật ăn xác thối khác, từ cáo và lửng cho đến bọ hung và vi khuẩn. Bị săn bắt đến mức tuyệt chủng, sự diệt vong của các loài động vật này không chỉ là việc mất đi một giống loài, mà là mất đi một quá trình hình thành hệ sinh thái giá trị. Mối liên hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi rất phức tạp, đóng một vai trò thiết yếu trong một hệ sinh thái bền vững.


Một con gấu trúc đỏ (Ailurus fulgens) tại khu rừng hỗn hợp ẩm ướt trên núi ở khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Labahe tại Tứ Xuyên, Trung Quốc


23.jpg

Gấu trúc đỏ thực ra không phải là gấu trúc, mà là loài vật có họ hàng với gấu trúc và gấu mèo coatis. Gấu trúc đỏ từng sống trong các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới dọc theo dãy Himalaya, nhưng chúng đã bị săn bắt đến mức tuyệt chủng tại nhiều khu vực khác trên thế giới. Bộ lông của loài này được đánh giá cao trong việc thiết kế các trang phục tại địa phương và đối với thị trường lông thú quốc tế. Trong những năm gần đây, số lượng cá thể của gấu trúc đỏ đã phục hồi đáng kể nhờ lệnh cấm săn bắn trên diện rộng, kết hợp với các chương trình tái trồng rừng, giúp tăng diện tích cho các khu bảo tồn thiên nhiên, cũng như nhờ vào việc kiểm soát việc buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã của chính phủ các nước.


Cá mập đầu búa (Sphyrna lewini) ở ngoài khơi bán đảo Baja, Mexico


24.jpg

Việc con người bị cá mập tấn công và gây nguy hiểm đến tính mạng hầu như khó có thể xảy ra, nhưng con người vẫn tìm cách săn bắt và hãm hại chúng vô tội vạ. Hàng chục triệu con cá mập ở khắp nơi trên thế giới bị con người giết chết để lấy vảy làm thành món súp vi cá mập, món ăn được coi là cao lương mỹ vị ở Trung Quốc - và nhiều quần thể cá mập đã bị đánh bắt đến mức tuyệt chủng. Cá mập đầu búa chính là một trong những loài cá mập thuộc nhóm nguy cơ có khả năng tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp. Nếu không có cá mập, việc hệ sinh thái đại dương sụp đổ là điều hiển nhiên.


Chim thiên đường lớn (Paradisaea apoda) tại Rừng Badigaki, Đảo Wokam, thuộc Quần đảo Aru, Indonesia


25.jpg

Được tìm thấy ở Aru và New Guinea, chim thiên đường lớn là đại diện cho khoảng 40 loài chim thiên đường khác nhau sống phụ thuộc vào các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh trên khắp khu vực New Guinea, khu vực kéo dài từ khắp phía đông Indonesia và Papua New Guinea. Với hơn 80% độ che phủ rừng vẫn còn nguyên vẹn, khu vực này đại diện cho khối rừng nhiệt đới lớn nhất còn lại trong toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Theguardian
6 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ntherol
TÍCH CỰC
2 năm
Cảm ơn Mod, nội dung chất lượng, ngôn từ chỉnh chu, nhân văn. Mong có nhiều bài như thế này nữa.
Yêu quá
MessGoudi
TÍCH CỰC
2 năm
Ảnh đẹp
tamle_o
CAO CẤP
2 năm
Sống trong tự nhiên đã k dễ dàng h còn thêm tác động con ng
chụp đẹp quá
không biết phải mất bao lâu thì chúng ta mới giúp trái đất trở về bình thường được đây
Jos AT
TÍCH CỰC
2 năm
Ảnh đẹp và ý nghĩa, càng xem càng thấy thấm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019