Trải nghiệm NAS Synology DS920+ với ổ cứng WD Red Plus và SSD cache WD Red SN700

Pnghuy
2/12/2021 13:59Phản hồi: 60
Trải nghiệm NAS Synology DS920+ với ổ cứng WD Red Plus và SSD cache WD Red SN700
Giải pháp NAS là một giải pháp lưu trữ mạng thích hợp cho những cá nhân, gia đình hay doanh nghiệp muốn có một giải pháp toàn diện nhưng đơn giản, không phụ thuộc vào các giải pháp cloud khác, truy cập liên tục, tính bảo mật và liên tục. Mình vừa có dịp trải nghiệm bộ giải pháp lưu trữ mạng NAS DS920+ của Synology, cùng với đó là bộ ổ cứng HDD WD Red Plus và 2 ổ SSD cache WD Red SN700 2TB. Trong bài này mình sẽ chia sẻ với anh em về trải nghiệm của mình khi dùng NAS, cùng với việc những chiếc ổ WD Red Plus đó có thể làm được gì và giải pháp SSD cache sẽ mang lại giá trị gì.



Trước đây mình cũng có dùng NAS nhưng thông qua hệ thống đã được setup sẵn của công ty, còn cá nhân mình chưa dùng NAS cho nhu cầu cá nhân hay gia đình bao giờ. Nhưng bộ giải pháp NAS DS920+ của Synology nói riêng hay các dòng NAS nói chung của họ rất đơn giản trong thiết lập và kết nối. Mình không rành lắm về mạng và các bước setup phức tạp nhưng khi bắt đầu thiết lập NAS thì rất đơn giản, đơn giản từ việc lắp ổ cứng vào các khay cho đến thiết lập hoàn toàn trên giao diện web.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte2.jpg

Mình sử dụng 4 ổ WD Red Plus có dung lượng 8TB mỗi ổ, tổng cộng 32TB và lắp đủ vào 4 khay của DS920+, cùng với đó là lắp 2 thanh SSD SN700 2TB vào khay cache của NAS. Lần đầu khi mới thiết lập, người dùng sẽ phải truy cập vào địa chỉ được đi kèm với tài liệu hướng dẫn (trước đó phải tạo tài khoản Synology), sau đó hệ thống sẽ tự động tải và cài hệ điều hành cho NAS để có thể sử dụng. Tiếp đến người dùng sẽ phải thiết lập RAID (RAID cho cả ổ NAS và ổ SSD cache), tuỳ vào số lượng ổ cứng và dung lượng sử dụng để chọn cấu hình RAID phù hợp, với mình mình thiết lập RAID 5 cho ổ NAS và RAID 1 cho SSD cache. Kế tiếp người dùng sẽ chọn định dạng file, mình chọn mặc định là Btrfs.


trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte8.jpg

Lợi ích đầu tiên của NAS đó là nó luôn luôn hoạt động, 24/7 và người dùng có thể truy cập từ xa, mọi lúc mọi nơi mà vẫn có thể sử dụng, lưu trữ và sao lưu dữ liệu. Việc lưu trữ dữ liệu ở thời điểm hiện tại không còn gói gọn trong việc chỉ lưu trữ không, mà còn mang tính tức thời và có khả năng truy xuất ở mọi nơi. Mình thấy dòng ổ WD Red Plus này có hỗ trợ công nghệ NASware 3.0, nó sẽ giúp tối ưu cho sự ổn định, khả năng hoạt động bền bỉ trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt. WD Red Plus cũng là một dòng ổ cứng dành riêng cho hệ thống NAS, vì vậy nó phải sử dụng những linh kiện xịn và tốt để có thể đọc/ghi dữ liệu một cách liên tục.

Điểm sơ qua cho anh em về cấu hình của dòng NAS DS920+ mà mình đang dùng:

  • CPU: Intel Celeron J4125 4 nhân 2.0GHz, 4MB cache.
  • RAM: 4GB DDR4 non ECC, nâng cấp tối đa 8GB (4x4).
  • Hỗ trợ 2 khay NMVe 2280.
  • 4 khay ổ cứng 3.5" 32TB (4x8TB), hỗ trợ tối đa 64TB.
  • 2 cổng RJ45 1GbE hỗ trợ Link Aggregation.
  • 2 cổng USB 3.0

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte4.jpg

Bên cạnh công nghệ NASware 3.0 thì ổ cứng WD Red Plus còn hỗ trợ công nghệ 3D Active Balance Plus, công nghệ này giúp cân bằng, giảm độ rung và tiếng ồn trong các hệ thống ổ đĩa. Rõ ràng với dòng ổ WD Red Plus chuyên dụng dành cho các hệ thống NAS, sự ổn định và tính liên tục là điều được ưu tiên hàng đầu và WD cung cấp những công nghệ đó để ổ cứng hoạt động bền bỉ trong thời gian dài, WD hiện tại bảo hành 3 năm cho dòng ổ cứng NAS này tại Việt Nam.

Trong bài trải nghiệm này, để kiểm tra tính bền bỉ và hiệu suất của dòng ổ cứng, cũng như sự ổn định của cả hệ thống NAS, trước tiên mình sẽ thử benchmark về tốc độ đọc ghi lý thuyết của dòng ổ WD Red Plus này, tiếp theo đó mình sẽ thử copy và paste liên tục một file chứa nhưng project video của Tinh tế để xem hệ thống NAS này sẽ tận dung SSD cache như thế nào, có khác biệt so với lại khi không gắn SSD cache hay không.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte5.jpg

Quảng cáo


Một lưu ý khi người dùng thiết lập RAID SSD cache, nó sẽ có hai tuỳ chọn là Read-only và Read/Write, tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà chọn cấu hình phù hợp. Read-only sẽ phù hợp với những doanh nghiệp xây dựng website trực tiếp trên NAS và việc sử dụng SSD cache Read-only sẽ giúp tối ưu hoá hơn việc truy cập, đặc biệt khi website có rất nhiều lượt truy cập và nhiều hình ảnh, hoạt ảnh. Read/Write đồng thời sẽ yêu cầu tối thiểu từ 2SSD trở lên và nó sẽ phù hợp với những doanh nghiệp hoặc công ty, nhóm làm việc nào truy xuất dữ liệu liên tục.

SSD cache là một giải pháp tiết kiệm hơn so với hệ thống NAS hoàn toàn là SSD, nó sẽ giúp cả hệ thống truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với NAS chỉ có HDD. Cách hoạt động của SSD Cache trên NAS đó là NAS sẽ học hỏi dần các tệp, dữ liệu mà người dùng thường xuyên truy xuất (tệp hệ thống nhỏ, chỉ mục, thumbnails, thư mục và dữ liệu nền nhỏ, tệp liên quan đến hệ điều hành trên máy chủ trung tâm và tệp trang web) , từ đó nó sẽ tạo bản sao và lưu lại trong SSD, trong tương lai khi người dùng sử dụng đúng dữ liệu đó, tệp tin đó thì NAS sẽ ưu tiên truy xuất từ SSD, nó sẽ cho tốc độ nhanh hơn nhiều khi truy xuất từ HDD thông thường.

Việc tự học hỏi và luân chuyển dữ liệu qua SSD cache sẽ giúp cho hệ thống NAS bền bỉ hơn, vì HDD sẽ không phải làm việc quá nhiều. Hơn nữa, ổ SSD cache WD SN700 của WD có độ bền 1DWPD sẽ hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về workload đọc/ghi hay xoá dữ liệu liên tục trên NAS.

Tất cả công nghệ về NAND flash và controller đều do WD nghiên cứu và phát triển, sẽ mang lại sự đồng bộ về hiệu suất và độ tin cậy cao. Hiện tại với dòng SSD cache này WD bảo hành lên đến 5 năm tại Việt Nam.

Screen Shot 2021-11-22 at 13.52.43.png

Với bài benchmark tốc độ đọc ghi của ổ cứng WD Red Plus thì mình thấy rằng nó không có khác biệt với khi mình benchmark trên chiếc DS220+ vì hệ thống tại công ty mình đang dùng LAN 1GbE nên tốc độ tối đa là 100MB/s, còn lý thuyết của ổ sẽ là 200MB/s.

Quảng cáo


Screen Shot 2021-12-02 at 23.27.20.png
Tiếp theo là thử khả năng tận dụng SSD cache của DS920+, mình copy và paste một file liên tục không dùng SSD thì thời gian chuyển file hết 6:05, còn khi lắp SSD cache thì con số đó giảm xuống còn 4:05.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte6.jpg

Khoảng cách 2 phút là khá đáng kể khi file đó chứa nhiều file nhỏ bên trong và dung lượng từng file nhỏ cũng khác nhau, việc có SSD làm cache như mình đã nói sẽ giúp dữ liệu được luân chuyển nhanh hơn nhờ tốc độ vượt trội của giao thức NVMe so với SATA. Tiếp đến là việc NAS học hỏi luồng dữ liệu nào người dùng thường xuyên truy xuất sẽ tự động tạo một bản sao lưu vào SSD để giúp những lần truy xuất sau của người dùng sẽ nhanh hơn. Để có được hiệu quả cao nhất khi sử dụng, người dùng cần sử dụng đủ lâu để NAS có thể học được luồng dữ liệu đó.

Ngoài hiệu suất ổn định của ổ cứng WD Red Plus mang lại, hệ thống NAS Synology DS920+ còn có những tính năng vượt trội giúp người dùng quản lý và vận hành, sao lưu dữ liệu hơn so với các giải pháp đám mây hiện tại như Google Drive hay One Drive.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte12.jpg

Tính năng đầu tiên đó là Synology Drive, đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu đám mây cho chính người dùng NAS xây dựng, với cơ chế hoạt động tương tự như Google Drive hay OneDrive, nhưng đường truyền và tốc độ đồng bộ, sao lưu sẽ phần nào đó nhanh hơn và chia sẻ đến với những người dùng khác trong hệ thống NAS nhanh hơn.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte11.jpg

Nếu hệ thống NAS chia sẻ trong gia đình của chúng ta, khi một file mới được upload lên Synogoly Drive, thì tất cả các thành viên còn lại cũng sẽ được đồng bộ lên mây và tới máy tính của những người khác. Thời gian đồng bộ khá nhanh và so với các giải pháp cloud khác, khi upload lên đôi khi còn phải qua bước nén nên khá lâu và đôi khi đường truyền bị ảnh hưởng khiến việc upload file thất bại.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte12.jpg

Điểm cộng của hệ thống NAS so với các giải pháp cloud khác đó là nó cũng có ứng dụng cho những nền tảng khác nhau, từ máy tính cho tới smartphone, giúp truy cập và quản lý từ xa và từ mọi thiết bị nhanh chóng hơn.

Tiếp theo là Synology Office đóng vai trò thay thế cho bộ Office văn phòng của Microsoft, tức là người dùng có thể chỉnh sửa và làm việc với định dạng file văn phòng thông thường trên bộ công cụ mà Synology cung cấp với đầy đủ các tính năng cần thiết. Điểm mạnh đó là bộ công cụ này có thể cho phép nhiều người cùng vào làm việc trên cùng một file, ở cùng một thời điểm. Ngoài Synology Office thì chúng ta cũng có Synology Calendar, với công cụ lịch tích hợp sẵn, người dùng có thể quản lý các dự án, lên lịch hẹn hay tạo lời nhắc cho công việc một cách dễ dàng.

trainghiem_nasds920+_wd_redplus_SSD_cache_tinhte8.jpg

Đối với người dùng doanh nghiệp, ngoài các công cụ kể trên thì Synology còn cung cấp một giải pháp sao lưu toàn diện là Active Backup for Business với rất nhiều công cụ và giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý và sao lưu dữ liệu cho công ty của mình.
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xài DS218+ (mua 2020 khoảng 8,8tr) với 2 ổ cứng được hơn 1 năm thì hư cái tiếp xúc của phần cứng. ..... (chưa từng tháo ra lần nào).
@xuanhoa1991 Hơi khó hiểu nhỉ. Có thể bị gãy ngay từ lúc mua rồi bác nhưng đến nay mới tịt.
Giờ có con NAS nào hỗ trợ PCIe 4.0 thì bá nhỉ
zaizai_vjp
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nguyen Bao Chau 2010 PCIe 3.0x4 đã 4GB/s cmnr.
Con Aorus cũng chỉ 2.5Gb/s thôi :v Z590 cũng đa phần 2.5
2021-12-27_094623.png
@zaizai_vjp Xem lại con này đi nhé 10GBPS luôn ko đùa
https://www.gigabyte.com/Motherboard/Z590-AORUS-XTREME-rev-10#kf

Z590 AORUS XTREME (rev. 1.0) Key Features | Motherboard - GIGABYTE Global

Lasting Quality from GIGABYTE.GIGABYTE Ultra Durable™ motherboards bring together a unique blend of features and technologies that offer users the absolute ...
gigabyte.com

https://www.gigabyte.com/Motherboard/Z590-AORUS-MASTER-rev-10#kf

Z590 AORUS MASTER (rev. 1.0) Key Features | Motherboard - GIGABYTE Global

Lasting Quality from GIGABYTE.GIGABYTE Ultra Durable™ motherboards bring together a unique blend of features and technologies that offer users the absolute ...
gigabyte.com

https://www.gigabyte.com/Motherboard/Z690-AORUS-XTREME-rev-10#kf

Z690 AORUS XTREME (rev. 1.0) Key Features | Motherboard - GIGABYTE Global

Lasting Quality from GIGABYTE.GIGABYTE Ultra Durable™ motherboards bring together a unique blend of features and technologies that offer users the absolute ...
gigabyte.com

https://www.gigabyte.com/Motherboard/Z690-AORUS-MASTER-rev-1x#kf

Z690 AORUS MASTER (rev. 1.x) Key Features | Motherboard - GIGABYTE Global

Lasting Quality from GIGABYTE.GIGABYTE Ultra Durable™ motherboards bring together a unique blend of features and technologies that offer users the absolute ...
gigabyte.com

https://www.gigabyte.com/Motherboard/Z690-AORUS-XTREME-WATERFORCE-rev-10

Z690 AORUS XTREME WATERFORCE (rev. 1.0) Key Features | Motherboard - GIGABYTE Global

Lasting Quality from GIGABYTE.GIGABYTE Ultra Durable™ motherboards bring together a unique blend of features and technologies that offer users the absolute ...
gigabyte.com
zaizai_vjp
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nguyen Bao Chau 2010 Hôm trước bảo Aorus B560M, đoé ai lại chơi sửa bài kì vậy bạn?
Dòng Z tôi chỉ bảo đa phần 2.5, chứ không bảo không có 10. Bạn nhét mấy con hi end vào khè ai?
Cười vô mặt
@zaizai_vjp sửa rồi mà bạn🤣
đâu phải cao cấp quá, z590 master đâu cao cấp quá
hình như mấy con HDD red plus nó hay kêu lộc cộc, bác nào dùng NAS xác nhận giúp em vs cái đó là bình thường hay có vấn đề j nhỉ
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@hoangduy.social Xác nhận luôn, kêu lộc lộc nhức óc.
xedieu
CAO CẤP
2 năm
@hoangduy.social Nó kêu đến mức khó chịu và bỏ luôn không dùng nas nữa
whitesama
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hoangduy.social mấy con red 8GB đung là có tiếng kêu, mình dùng con 2TB thì ko bị
bravery10
TÍCH CỰC
2 năm
Một hệ thống mấy chục củ. Mà tốc độ chỉ 100MB/s
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bravery10 tốc độ như vậy là rất tốt, 100MB/s là bao nhiêu bạn có hiểu rõ ko
bravery10
TÍCH CỰC
2 năm
@Bin Roi Roi Có gì cao siêu mà k hiểu rõ, tôi dùng DS 216j 2 ổ WD red 4T 5400rpm, chưa phải red plus, red pro. Tốc độ sync đã lên đến 100MB/s rồi, lý thuyết Lan 1GbE là 119.2MB/s. Cấu hình của bác chủ tốn thêm 2 con SSD mà tốc độ chỉ có vậy. Tóm lại là không hiệu quả cho một hệ thống hơn 50tr. Như kiểu đầu tư siêu xe đua để đi trong phố.
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bravery10 thế làm sao thì mới hiệu quả đây
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bravery10 Bản chất là bác chủ thớt trang bị NAS mạnh nhưng bị cổ chai ở đường mạng nên không phát huy hết hiệu quả. Để đạt được hiêu quả tận dụng NAS thì bond 2 đường mạng để đẩy tốc độ mạng lên 2Gbps, lúc đó tốc độ mạng sẽ tương đương tốc độ ghi hệ thống NAS là 200MB/s. Với nhiều máy truy cập đều sử dụng card mạng 1Gbps thì đảm bảo sẽ tận dụng hết sức mạnh của NAS.
Tuy nhiên theo ý mình thì dùng đến 02 thanh SSD 2T là không cần thiết, chỉ cần dùng đến 256GB là đủ vì đây là bộ nhớ cache, không cần quá lớn như thế.
bravery10
TÍCH CỰC
2 năm
@phuonglv1973 Bạn nên giải thích cho bạn kia.
King.quan
TÍCH CỰC
2 năm
Đâu đó nằm giá 60 củ cộng trừ để cho tốc độ 100mb/s. Ặc…
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bravery10 Cảm ơn bạn mình sau này sẽ bỏ /, lan nhà bạn vip quá
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bravery10 Thế 2500Mbps chắc chưa
bravery10
TÍCH CỰC
2 năm
@Bin Roi Roi Ếch ngồi đáy giếng mới hỏi vậy!
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@bravery10 hức, không chỉ thì thôi mình ngồi giếng vậy
Nghe thiên hạ đồn trong cùng tầm giá thì Synology cấu hình thấp hơn các hãng khác.
Khuyên các bác là nên dùng NAS của Asustor, cấu hình mạnh hơn Synology, thường tích hợp luôn cổng HDMI cho những ai cần làm Media Player. Hệ điều hành ADM 4 rất ngon, không hề thua kém DSM của Synology, kho ứng dụng tới hiện tại nhiều hơn của Synology. Nói chung rất rất ổn.
Tôi đã dùng Asustor được khoảng 3 4 năm gì đó tới giờ không có phàn nàn gì, nhu cầu của tôi là làm file server để lưu phim ISO Bluray, chia sẻ thư mục, tạo ổ ảo iSCSI cho công việc của gia đình, làm việc và truy xuất file, ổ ảo từ xa, đồng bộ ảnh cho gia đình mọi lúc mọi nơi, làm web server, VPN Server, Plex Media Server ... Nói chung rất tuyệt vời.
Dạo gần đây thấy tinhte hay QC Synology nên cũng tính đổi gió chuyển qua xem sao, tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ thì thấy nó chẳng hơn gì Asustor cả mà Synology nhiều thứ còn kém hơn. Do vậy quyết định vẫn dùng Asustor.
tocnhim91
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hoangthanhnt giờ có còn nào đời mới hơn model này ko bác ?
@hoangthanhnt Tôi nhìn cái cấu hình cui vl chạy chíp Celeron còn chả bằng i5 4310U gen 4
khoabeo108
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ổ HDD WD này tốc độ lý thuyết là 150MB/s, coi như sai số với thực tế nữa thì cũng chạy tốt 100MB/s
4 HDD chạy raid 5 thì tốc độ pool raid sẽ còn 300MB/s.
=> Hệ thống ngay khi không có SSD cache đã chạy truy xuất với tốc độ tối thiểu 300MB/s
LAN chạy 1Gbps -> Làm tròn 100MB/s
==> Vậy việc gắn SSD cache vào là 1 sự lãng phí, vì phần lớn thao tác với SSD là copy xuống hoặc write lên. Chẳng ai có trò copy & paste trong chính con NAS như bài test cả.
===> Tóm lại là hệ thống đầu tư sai, tiền SSD cache thì nên để nâng cấp kết nối LAN lên thì mới tận dụng được hết thông số của nó
khoabeo108
ĐẠI BÀNG
2 năm
@phuonglv1973 Đồng ý với bạn về các vấn đề IOPS, Lacenty thì SSD chắc chắn vượt trội hơn HDD với mọi bài test. Nhưng xét trên góc độ sử dụng thì con NAS 4 bays này sẽ hướng tới nhu cầu sử dụng gia đình và SMB vì vậy:
- Nhu cầu sử dụng với database trực tiếp trên các dòng NAS này rất rất nhỏ, thông số IOPS cao chỉ mang tính thông số lý thuyết chứ không có tác dụng thực tế sử dụng. Ngay cả với các database nhỏ cho khoảng 20-30users thì iops requirements cũng nằm trong khả năng đáp ứng tốt của các HDD bây giờ (SATA thôi chứ cũng chưa cần tới SAS).
- Lacenty với các dòng NAS SMB càng không có quá nhiều ý nghĩ trong thực tế sử dụng. Dùng các dòng NAS này thấy thao tác của anh em chủ yếu sẽ là xử lý trực tiếp trên máy local, khi nào cần lưu trữ hoặc lấy xuống xử lý mới thực hiện việc up/down.
Ngoài ra thì các dòng NAS đều có phương án dùng chính RAM làm cache, với RAM 4G đủ để đảm bảo dữ liệu dùng bình thường được tối ưu hóa tốt cho các vấn đề liên quan tới lacenty.
==> Dài dòng nhưng tóm lại là con NAS này sử dụng cấu hình như vậy test không hợp lý. Thay vì SSD Cache thì mua NIC 2.5Gbps hoặc NiC 10Gbps luôn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn nếu đã có hạ tầng hỗ trợ đủ 2.5Gbps trở lên.
Biron
ĐẠI BÀNG
2 năm
@khoabeo108 đỉnh cao bạn êiii, 10 điểm luôn
hamiltonvn
ĐẠI BÀNG
2 năm
@khoabeo108 Có nên host 1 trang WordPress trên NAS hdd k bạn? Giả sử wp có rất nhiều bài viết và có cả woocommer
@hamiltonvn không nên, web cá nhân thì ok chứ web thương mại thì không nên nha
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
Synology tốt ko có gì để phàn nàn, ăn nhau ở chỗ hệ điều hành DSM của nó, biết dùng thì doanh nghiệp cỡ 100 người vẫn làm được chuyên nghiệp các dịch vụ Web, Backup, AD Srv, DNS Srv, DHCP Srv,...theo kiểu qui tụ tập trung, còn ae muốn đơn giản thì shares file
@Bin Roi Roi Bác đã dùng Asustor chưa? Hãy thử và trải nghiệm HĐH ADM 4.x của Asustor để biết thêm rằng trên thế giới vẫn đang tồn tại song song nhiều HĐH chất lượng 😁
Bin Roi Roi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hoangthanhnt dùng một lần, tốt thì bạn cứ sử dụng
Phần cứng Synology làm hơi lởm, cấu hình quá tù so với giá thành, mà tỷ lệ HDD WD die trên Synology là khá nhiều. 😁
@Tè tường Mà WD làm HDD khá ngon tỉ lệ bad block khá thấp sau khi đọc ghi 3 năm liền vẫn 95% heath
Con WD SN700 này mua ở đâu nhỉ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019