TV với các tính năng hỗ trợ game, xu hướng hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2022

P.W
10/1/2022 9:21Phản hồi: 22
TV với các tính năng hỗ trợ game, xu hướng hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2022
Với sự hiện diện của PS5, của Xbox Series X hay chính bản thân thế hệ card đồ họa RTX 30 series của Nvidia, giấc mơ chơi game mượt ở độ phân giải 4K, tốc độ 60 FPS trở lên đã trở thành hiện thực. Nhờ những phần cứng ấy, giờ anh em đã có thể thực sự đem máy tính hay console, kết nối với chiếc TV kích thước lớn ở phòng khách để thưởng thức những tác phẩm mà các studio đã bỏ ra rất nhiều công sức trau chuốt, khắc họa những thế giới ảo choáng ngợp nhất có thể.

_dsf1132_51414585296_o.jpg

Điều đó đưa chúng ta đến với chủ đề của bài viết này. Trước đây khi chơi game, anh em trên PC thường chọn những màn hình phục vụ riêng cho nhu cầu giải trí tương tác, với ba tiêu chí cơ bản là tần số quét cao, độ trễ hình ảnh thấp và hỗ trợ HDR để tăng chất lượng màu sắc và ánh sáng trong những cảnh game. Nhưng bây giờ, sự hiện diện của những thế hệ console mới đòi hỏi các hãng sản xuất TV phải chạy theo xu hướng, không chỉ tạo ra những chiếc TV phục vụ nhu cầu xem phim hay xem thể thao đã mắt nữa, mà còn phải chiều được nhu cầu chơi game của người dùng. Ấy vậy mới nói, những tính năng như VRR, ALLM hay kết nối HDMI 2.1 trong năm nay rất có thể sẽ trở thành trang bị mang tính tiêu chuẩn cho nhiều mẫu TV trung và cao cấp, chứ không chỉ là những tính năng bổ sung trên những sản phẩm đắt tiền.

Vậy những tính năng ấy có tác dụng gì?

Đầu tiên, khi nói đến hiệu năng của game, chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn con số tốc độ khung hình trung bình là thước đo hoàn hảo nhất của một hệ thống máy chơi game hoặc PC. Nhưng có thể anh em chưa biết, phần cứng chạy được game ở tốc độ 60 FPS chưa chắc đã hiển thị những khung hình ấy một cách mượt mà trên màn hình với tần số quét 60Hz, dù rằng rõ ràng mỗi chu kỳ làm tươi của màn hình, một khung hình mới sẽ được hiển thị, con số rất chẵn. Vấn đề nảy sinh khi độ trễ giữa các khung hình không ổn định. Trong trường hợp của một game chạy ở tốc độ khung hình trung bình 60 FPS, độ trễ giữa các khung hình không ổn định ở đúng khoảng 16,67 ms, có khung hình render nhanh hơn, có khung hình chậm hơn, thì ngay cả khi chơi game trên màn hình 60Hz, tình trạng khựng giật vẫn sẽ xảy ra.


_dsf1243_51413842192_o.jpg

Đó là lúc hai công nghệ VRR và G-Sync xuất hiện để phục vụ cho nhu cầu của anh em chơi game. Với VRR, viết tắt của Variable Refresh Rate, tốc độ làm tươi của panel màn hình sẽ được đồng bộ hóa với chính bản thân tốc độ khung hình mà phần cứng xử lý game tạo ra được trong đúng thời điểm ấy, vừa làm mượt khoảng thời gian giữa các khung hình mới mà GPU “vẽ” được và hiển thị trên màn hình, vừa tạo ra cảm giác game mượt mà nhất có thể.

Lấy ví dụ trên LG OLED C1, mẫu TV 4K 120Hz hỗ trợ Variable Refresh Rate, ở chế độ 120Hz với DiRT 5 thưởng thức trên PS5. Với tựa game đua xe rất đẹp này, tốc độ khung hình hầu hết thời gian đảm bảo ở ngưỡng 120 FPS, nhưng trong những trường hợp tốc độ khung hình tụt xuống dưới ngưỡng này, tức là khoảng 110 đến 118 FPS, chiếc TV tự biết điều chỉnh tần số quét để từng khung hình được hiển thị vào đúng thời điểm panel màn hình thực hiện xong một chu kỳ quét tín hiệu hình ảnh mới. Tương tự như vậy là với Call of Duty Vanguard, chế độ 120 FPS trên PS5. Game dao động từ 95 đến 120 FPS, và VRR vẫn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ đã được đặt ra ban đầu, đó là làm mượt hình ảnh trong mọi thời điểm chơi game.

_dsf1191_51414856378_o.jpg

Trải nghiệm này không thể mô tả được bằng những đoạn clip chạy trên những panel không hiển thị VRR, mà thay vào đó anh em phải tận mắt chiêm ngưỡng để thấy công nghệ này đáng giá đến mức nào đối với cộng đồng gamer. Và để kết hợp với VRR, khi kết nối PC với LG OLED C1, TV cũng hỗ trợ luôn cả G-Sync, công nghệ chống xé hình của Nvidia, FreeSync, công nghệ tương tự của AMD, cùng tính năng ALLM (Auto Low Latency Mode) và độ trễ 1ms ở chế độ gaming.

Tất cả những công nghệ này khi cùng kết hợp với nhau, sẽ tạo ra được trải nghiệm game mượt mà nhất. Đầu tiên, chúng đồng bộ hóa tốc độ khung hình. Thứ hai, anh em sẽ không phải bật chế độ Vertical Synchronization, một tính năng đã từ lâu bị phàn nàn vì gây ra khựng giật khi nó cố gắng đồng bộ hóa thời gian hiển thị một khung hình với tần số quét màn hình. Và thứ ba, độ trễ thấp giúp mọi nút bấm mà anh em ra lệnh cho nhân vật trong game thực hiện sẽ được trình diễn gần như ngay lập tức, như trải nghiệm Devil May Cry V trên Xbox Series S dưới đây chẳng hạn. Một tác phẩm yêu cầu sự chính xác trong từng đòn đánh và phản xạ, chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ những công nghệ giảm độ trễ hình ảnh hiển thị:

_dsf1161_51415576450_o.jpg

Trải nghiệm game mượt là quan trọng nhất, rồi mới đến chất lượng hình ảnh mà chiếc TV hiển thị. Đó là lúc sức mạnh của tấm nền OLED trên C1, với khả năng hỗ trợ chơi game 4K 120Hz nhưng vẫn cho phép hiển thị hình ảnh theo chuẩn Dolby Vision HDR, nhờ vào phép màu của kết nối HDMI 2.1. Trước kia, muốn chơi game 4K HDR, trải nghiệm những tác phẩm đỉnh cao như Ghost of Tsushima hay God of War, anh em buộc phải hy sinh tốc độ khung hình cao, chỉ chơi được game ở tốc độ 60 FPS thông qua kết nối HDMI 2.0.

Quảng cáo



Mà thật ra nói vậy cũng hơi bất công cho những chiếc TV, vì mấy năm về trước, chẳng có mấy phần cứng nào chịu được việc xử lý game ở độ phân giải 4K tròn 60 FPS, chứ đừng nói đến chuyện nhiều hơn. Nhưng giờ PS5 đã làm được, Xbox Series X đã làm được, và RTX 3080 cũng đã làm được, thậm chí còn mượt là khác. Công nghệ phần cứng đã đủ chín để HDMI 2.1 trở thành tiêu chuẩn kết nối mới của những chiếc TV nói chung và những mẫu màn hình OLED nói riêng.

_dsf1138_51415577735_o.jpg

Để kết hợp với tín hiệu hình ảnh băng thông rất lớn mà HDMI 2.1 cung cấp cho chiếc TV, LG OLED C1 được trang bị thêm chip xử lý AI α9 Gen4 4K, tối ưu từng loại nội dung mà chủ sở hữu chiếc TV thưởng thức. Còn trong phạm vi thế giới game, nhờ bộ xử lý này kết hợp với tấm nền OLED, những tác phẩm như Red Dead Redemption 2, Forza Horizon 5 hay Shadow of the Tomb Raider đều được khắc họa một cách tuyệt vời trên màn hình lớn.

Cá nhân mình thực sự hy vọng anh em sẽ có một lần được trải nghiệm Forza Horizon 5 trên chiếc TV này, kết nối với PC trang bị RTX 3080 Ti. Những chặng đua đường phố vào ban đêm trong thế giới ảo Mexico giả tưởng thật sự rất hút mắt. Màn đêm tĩnh mịch nhờ vào sắc đen rất sâu của tấm nền màn hình, nhưng cùng lúc thông qua bộ xử lý AI, những chi tiết như đèn hậu của xe hay những quả pháo sáng chói lọi dùng làm dấu mốc của mỗi chặng đua nổi bật hẳn khỏi bầu trời đêm.

Hay một ví dụ khác là trạm nghỉ trên bản đồ, những ánh đèn neon kết hợp với hình ảnh phản chiếu xuống nền đường nhựa ướt nước mưa, hiển thị ở chế độ HDR trên OLED C1 chính xác là một trong những thứ khiến cộng đồng yêu mến đồ họa của tác phẩm này vô cùng:

5723455_Forza_Horizon_5_Screenshot_2021.11.09_-_22.06.24.33.jpg

Quảng cáo



Một ví dụ nữa, lấy bối cảnh ban ngày, là trong Crysis Remastered. Những công nghệ đồ họa mới nhất mà CryEngine hỗ trợ cho game, khi hiển thị trên màn hình, thực sự gây choáng ngợp, nhất là mặt biển, và ánh sáng mặt trời le lói qua từng rặng cây. Hai tấm screenshot này mình chụp ra, không phải trên màn hình nào cũng sẽ ấn tượng, nhưng trên OLED C1, nhìn lên trời ngắm ánh nắng tràn qua tán lá, thực sự đó là một trải nghiệm hiếm có trong thế giới ảo, nhờ vào việc hỗ trợ hiển thị HDR.

Có một điều hơi đáng tiếc khi chơi game với C1, đó là Crysis vẫn là một trong những game bào phần cứng khủng khiếp nhất ở thời điểm hiện tại, khi ở độ phân giải 4K, bật cả DLSS trên RTX 3080 Ti, game cũng chỉ chạy được ở chế độ đồ họa High.

Crysis Remastered Screenshot 2022.01.10 - 04.23.41.35.jpg
5153369_Crysis_Remastered_Screenshot_2020.09.19_-_01.22.08.100.jpg

Tất cả những ví dụ nhỏ lẻ kể trên, dựa vào chính trải nghiệm của cá nhân mình, suy cho cùng cũng chỉ để chứng minh cho ý kiến của mình ở tiêu đề bài viết. Khi cuộc đua cấu hình TV giải trí gia đình bắt đầu nóng lên, thì một trong những thứ rất quan trọng để thu hút khách hàng chính là khả năng hỗ trợ và phục vụ hiển thị những khung hình game choáng ngợp nhất. Có thể ngay khi sắm TV, anh em sẽ không tính đến việc dùng nó để thưởng thức game thông qua console hay PC cấu hình mạnh đâu, nhưng tuyệt đại đa số dân chơi game đi tìm cho mình một chiếc OLED tầm trung và cao cấp đều sẽ mong muốn có những tính năng kể trên, từ VRR, ALLM cho đến 4K 120Hz HDR, hay thậm chí là hỗ trợ luôn cả GSync và FreeSync nữa. Chúng, những tính năng riêng biệt phục vụ chơi game, sẽ từ chỗ là những tính năng cao cấp chỉ hiện diện trên những sản phẩm đắt tiền, dần trở nên phổ biến và phổ thông hóa khi các sản phẩm mới lần lượt ra mắt thị trường.

Lý do cũng đơn giản, ấy là vì khi thị trường TV cạnh tranh ngày một khốc liệt, một sản phẩm tạo ra chất lượng hình ảnh đẹp xuất sắc chắc chắn là chưa đủ để thuyết phục khách hàng, đặc biệt là khi khách hàng đó lại là… game thủ, một trong những cộng đồng khó tính nhất trên thị trường hiện giờ.
22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chung quy lại tv thường để phòng khách xem tin tức gia đình. Tv Lấn thị phần sang game chỉ phần nhỏ, khó mà đe doạ được màn hình pc.
@HungVu23 Mình thì hay xem với gia đình ở phòng khách, nói chung tùy nhu cầu và sở thích thói quen mỗi người ý bạn
@Phucnguyen11 Có tranh chấp nhưng không quá gay gắt thôi bạn. Vì nếu tính chơi game console thì cũng kha khá người chơi game trên màn pc. Mà người chơi game console thường tận dụng luôn tv gia đình chứ rất ít người mua tìm mua thêm tivi có chức năng game.mà mua tv đa số để gia đình xem nên 2022 tv khó mà bùng nổ tính năng hỗ trợ game, may ra có vài mẫu nhưng thuộc dạng cao cấp
@nospecial Đúng vậy bác. Vì giải trí và cập nhật thông tin trên thiết bị cầm tay gần như đủ đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Còn về tính năng hỗ trợ game như mod nói thì thị phần nhỏ nên mình nghĩ có càng tốt mà không có thì hiện giờ cũng chẳng sao, khó mà bùng nổ trong năm 2022 🙂
chinhdx
ĐẠI BÀNG
2 năm
TV thì console và game RPG là chủ yếu. Chứ sang FPS mà cross-play thì ngập hành
Hợp lý quá mà khi mà thị trường console cũng khá rộng lớn và người dùng cũng sẵn sàng rút hầu bao ra để chi tiền cho những mẫu Tivi này mà 😁
mình thì đang xài 2 màn hình F048u oled 120hz với màn hình LCD 4k 144hz M28u đều là sản phẩm gigabyte . Công nhận 1 điều là hãng gigabyte tối ưu 2 màn hình này cho ps5 . Với nvidia . Mình thích thì vừa nghe nhạc vừa chơi ps5 . Ko thích nữa bắn COD hay là bắn zombie trên màn 48 inch oled . Cực kỳ thích về màu sắc hiện thị . Tại vì màn oled 48 inch gigabyte tuỳ chỉnh cho giới gamming .Sao cho phù hợp với nhu cầu chơi game
image.jpg
Ích Nhân
ĐẠI BÀNG
2 năm
Quảng cáo thật chân
@Ích Nhân Ss biết khi nào mới theo kip nhỉ 😂
Ích Nhân
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Cuuamvn2017@ Nào nó theo kịp thì là chuyện của nó. Lw gì tới tao. 😂. Mà cũng nên ra ngoài chăm đọc sách nhiều hơn, thu thập kiến thức nhiều hơn đi để biết nó theo kịp hay chưa. Ếch ngồi đáy giếng thì ngó trời nó bằng cái nắp vung thôi. LG của m là nhất. Đc chưa. 🤣. Coi chừng đóng cửa mảnh tivi nữa nha.
@Ích Nhân K biết có theo kip hay không chứ chê Oled , sản xuat Qled để lừa ngừoi tiêu dùng , thấy ngừoi ta bán oled được bắt đầu đua theo 😂😂 .
Đời nó lại như này, những ông có tiền mua để chơi thì không có thời gian mà những ông có thời gian chơi thì lại méo có tiền mà mua =))
Quảng cáo cái TV chứ PS5 làm gì có hỗ trợ VRR, free sync hay G-sync
. God of War với Ghost of Tsushima cũng chả hỗ trợ 120fps thì liên quan gì vụ hy sinh khung hình.
kduycntt
ĐẠI BÀNG
2 năm
Vài năm gần đây game thủ có xu hướng mua TV thay cho màn máy tính, nhất là TV OLED.
Hy vọng giá TV OLED giảm thêm tí nữa cho dễ tiếp cận.
cảm giác bật game mode màn hình nó tối đi 1 chút nhưng đc cái mượt mà
Già rồi ,giờ nhìn game thì ham, chứ chơi vài tiếng là chán, hết hứng thú như xưa
beeP970
TÍCH CỰC
2 năm
@Lục Gia có thì chơi chán, mà ko có thì khó chịu 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019