Trung Quốc xây dựng "mặt trăng nhân tạo" cho các thử nghiệm trọng lực thấp

Lê Q Khánh
19/1/2022 5:53Phản hồi: 42
Trung Quốc xây dựng "mặt trăng nhân tạo" cho các thử nghiệm trọng lực thấp
Các nhà khoa học Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu có “mặt trăng nhân tạo” cho phép họ có thể mô phỏng môi trường trọng lực thấp bằng cách sử dụng từ tính. Cơ sở nghiên cứu này, dự kiến ra mắt chính thức trong năm nay, sẽ sử dụng từ trường mạnh ở bên trong một buồng chân không có đường kính 60 cm để làm cho trọng lực "biến mất". Các nhà khoa học đã lấy cảm hứng từ một thí nghiệm trước đó sử dụng nam châm để làm một con ếch nhảy lên.

Li Ruilin, một kỹ sư địa kỹ thuật tại Đại học Khai khoáng và Công nghệ Trung Quốc, nói rằng căn phòng đó sẽ chứa đầy đá và bụi để mô phỏng bề mặt mặt trăng, và đây cũng là "mô hình đầu tiên trên thế giới" và nó có thể duy trì các điều kiện trọng lực thấp như vậy "trong thời gian bao lâu bạn muốn."
Các nhà khoa học Trung Quốc có kế hoạch sử dụng cơ sở này để thử nghiệm công nghệ trong môi trường trọng lực thấp trong thời gian dài trước khi đưa lên mặt trăng, nơi lực hấp dẫn chỉ bằng 1/6 so với Trái Đất. Điều này sẽ cho phép họ khắc phục mọi sai sót kỹ thuật (có thể rất tốn kém), cũng như kiểm tra xem liệu một số cấu trúc nhất định có tồn tại trên bề mặt mặt trăng hay không và đánh giá khả năng tồn tại của con người ở đó.
chinamoon_1.jpg
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn cảm hứng để tạo ra căn phòng này đến từ Andre Geim, một nhà vật lý học tại Đại học Manchester ở Vương quốc Anh, người đã giành được giải Ig Nobel vào năm 2000 vì đã nghĩ ra một thí nghiệm làm cho một con ếch lơ lửng bằng một nam châm.

Thủ thuật làm con ếch lơ lửng được Geim sử dụng và bây giờ được thực hiện trong căn phòng mặt trăng nhân tạo đến từ một hiệu ứng gọi là lơ lửng nghịch từ tính. Nguyên tử được tạo thành từ hạt nhân nguyên tử và các electron nhỏ quay quanh chúng; những dòng chuyển động này lại tạo ra những từ trường cực nhỏ. Thông thường, từ trường của tất cả các nguyên tử trong một vật thể, cho dù là một giọt nước hay một con ếch, đều triệt tiêu lẫn nhau.
chinamoon_2.jpg

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi có tác động từ một từ trường bên ngoài lên các nguyên tử đó: các electron sẽ thay đổi chuyển động của chúng, tạo ra từ trường của chính chúng để chống lại từ trường đang tác động vào. Nếu nam châm bên ngoài đủ mạnh, lực đẩy từ trường giữa nó và trường của các nguyên tử sẽ phát triển đủ mạnh để vượt qua trọng lực và làm lơ lửng vật thể trong không trung - cho dù đó là một thiết bị công nghệ mặt trăng tiên tiến hay một động vật lưỡng cư như con ếch.
chinamoon_3.jpg

Các bài kiểm tra hoàn thành trong căn phòng trọng lực thấp này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho chương trình khám phá mặt trăng Chang'e (Thường Nga) của Trung Quốc, lấy tên từ nữ thần mặt trăng của Trung Quốc. Chương trình này bao gồm Chang'e 4, đã hạ cánh một tàu thám hiểm ở phía xa của mặt trăng vào năm 2019 và Chang'e 5, lấy các mẫu đá từ bề mặt mặt trăng vào năm 2020. Trung Quốc cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ thành lập một trạm nghiên cứu về mặt trăng trên cực nam của mặt trăng vào năm 2029.

Theo LiveScience.
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

emmitday
ĐẠI BÀNG
2 năm
Anh theo em
emmitday
ĐẠI BÀNG
2 năm
Deadline
Đỉnh
nó như mặt trời nhân tạo trong spiderman là chết mẹ.
@aovai Đọc lại bài cho kĩ đi rồi đi comment bạn
@ANormalHuman tôi lo đến độ nguy hiểm của các việc thử nghiệm thôi. Bạn không thấy nguy hiểm giống vậy nhưng tôi thấy thế nguy hiểm. có đụng chạm gì đến bạn đâu?
Có khi nào vô đó nó hút sắt hết ra ngoài không
grozar
CAO CẤP
2 năm
Ít cmt vậy :v
@grozar Mấy bài như thế này ko biết nói gì để dìm nên thôi khó quá bỏ qua
Cười vô mặt
@zipder
Kinh vãi
Đỉnh ghê
Sao HƠM tạo ra lực hút tĩnh điện đủ lớn, treo ngược trên trần nhà, lực đó đủ lớn để cân bằng với lực lực hút của trái đất chẳng hạn?
|•ĐIÊN DÂM NHẠT XÀM RẢNH 1981•|
sent from "DâuĐenTàu" used BÀN PHÍM CƠ.
Cũng ăn cắp ý tưởng và biến nó thành của mình thôi.
traitay95
TÍCH CỰC
2 năm
@N2X Ủa v làm ra giải nobel để ém dùng 1 mình hả. Phải đi ăn cắp đc 1 % của ng ta đc cũng đỡ. Toàn biết ngồi chê
@N2X Giọng điệu của mấy thằng bất lực
Cười vô mặt
@N2X đám thiểu năng như thanh niên này chỉ có mỗi nhiệm vụ lên mạng và gõ phím chê bai
huymaybe
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tàu đẻ ra món nào là món đấy thành đại họa
antonsm
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cái gì nó cũng clone được vậy, hết mặt trời tới mặt trăng
càng ngày tàu càng mạnh, trong khi đó các giáo sư tiến sĩ của mình thì đang còn loay hoay với 4.0
Ghê
goldenstar
TÍCH CỰC
2 năm
Từ trường vậy nó phá hỏng cấu trúc tế bào thì sao nhỉ
Mặt trăng nhân tạo để hoá Khỉ đột như DragonBall
Đỉnh vậy. Mà TQ thì cái gì cũng dành là của mình, nhưng corona virus thì nhất quyết không nhận
@Methylamine
Cười vô mặt
Waynell
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bên Trung gì cũng làm được hết nhỉ hay ghê, hình như có lần mình nghe nó có ý đồ làm mặt trời nhân tạo nữa mà không biết phải k ???
@Waynell Mặt trời plasma từ phản ứng nhiệt hạch. Project này có 2 đội đang tham gia quyết liệt, một đội là Pháp + Châu Âu và đội kia là TQ.
TQ có thành tựu khá hơn đội Pháp Âu là duy trì phản ứng vài triệu độ trong gần 7 phút. Mấy đội kia thấp hơn nhiều.
Cơ mà khó mà tới đâu lắm, vì điện năng bỏ ra duy trì vẫn đang nhiều hơn năng lượng thu được. Nói chung chua, tới 2035 chưa biết đc xài chưa
Waynell
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nghêu Nghêu Thì ra là như vậy, đúng là ngưòi nghiên cứu có khác 😅😅😅
Hết mặt trời nt rồi giờ đến mặt trăng, dần cái vũ trụ nt, trái đất nhân tạo, tq nhân tạo, tập nt,…..

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019