Pentax DA* 300mm f4 ED SDM được "độ" lại để gắn trên vệ tinh siêu nhỏ Kitsun 6 đã đi vào không gian

Nhà Của Cáo
16/3/2022 8:11Phản hồi: 7
Pentax DA* 300mm f4 ED SDM được "độ" lại để gắn trên vệ tinh siêu nhỏ Kitsun 6 đã đi vào không gian
Ricoh Imaging Japan vừa chính thức thông báo ống kính Pentax DA* 300mm F4 ED(IF) SDM của họ đã đi vào không gian. Pentax DA* 300mm F4 ED(IF) SDM được gắn trên vệ tinh Kitsune 6U CubeSat làm ống kính chụp ảnh.

Kitsune được phóng vào không gian bằng tên lửa Antares từ Virginia vào tháng trước. Tên lửa này đã kết nối thành công vào Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Kitsune 6U sẽ thu thập dữ liệu từ cảm biến mặt đất và thực hiện một dự án hình ảnh có độ phân giải cao trên bề mặt trái đất.

pentax-300mm-lens-regular.jpeg
Kitsune 6U là một vệ tinh có kích thước tương đối nhỏ được phát triển bởi tập đoàn HAK, bao gồm Harada Seiki, Addnics Corporation và Kyushi Institute of Technology (Kyutech). Vệ tinh bao gồm một máy ảnh và ống kính duy nhất và sẽ được triển khai từ ISS's Japanese Experiment Module (JEM), có biệt danh là Kibō.

Vệ tinh sẽ thực hiện một số sứ mệnh quan sát Trái đất với độ phân giải 5m, có nghĩa là một pixel trên hình ảnh sẽ có kích thước 5mx5m dưới mặt đất. Bạn có thể tìm hiểu thêm về độ phân giải không gian cho hình ảnh vệ tinh tại đây.

pentax-300-custom-kitsune.jpeg
Ống Pentax DA* 300mm F4 ED(IF) SDM được custom lại.

Trong một tuyên bố đã được dịch, ông Hirotoshi Harada, Chủ tịch Harada Seiki, một trong những công ty đối tác của JAXA và là thành viên của tập đoàn HAK, cho biết:" Kitsune 6U là một vệ tinh dễ sử dụng, được thiết kế cho mục đích giải trí và học tập. Để tạo ra một vệ tinh vừa rẻ tiền, vừa dễ dùng, vệ tinh này cần phải sử dụng các sản phẩm thương mại tiêu dùng và có thể thích ứng với điều kiện trên không gian. Kitsune 6U là một bước tiền trong lĩnh vực vệ tinh nhờ sự nghiên cứu phát triển của Ricoh Imaging Japan. Nếu chúng ta có một vệ tinh và nhiều người có thể dùng được, một cách bình thường thì nhu cầu sử dụng nó sẽ tăng lên. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy ngành thông tin liên quan mật thiết hơn với cuộc sống hằng ngày của con người. Harada Seiki cũng như Ricoh Imaging Corporation, đơn vị hợp tác với chúng tôi lần này, sẽ đóng góp cho thế giới để làm mọi người hạnh phúc hơn".

Ống kính Pentax 300mm F4 được chọn do cấu hình tốt, kích thước nhỏ gọn và khả năng thích ứng tốt để sử dụng trong không gian. Đây là một ống kính thương mại, nó cũng là một lựa chọn hợp lý. Ống kính đã được đặt bên trong một cái thùng có thiết kế đặc biệt để sử dụng trong vệ tinh.

cover_ống_pentex_vũ_trụ.jpg Đã có rất nhiều máy ảnh và ống kính từ các thương hiệu ảnh nổi tiếng được gửi lên vũ trụ trong những năm qua. Bản thân Pentax đã có một lịch sử phong phú về chụp ảnh thiên văn từ Trái đất. Công ty cung cấp các máy ảnh có các tính năng thiên về chụp ảnh thiên văn, chẳng hạn như Astrotracer. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Pentax và kỹ thuật chụp ảnh thiên văn tại trang web của Ricoh Imaging.

Theo: dpreview.com
7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cơ mà đã tìm được vệ tinh của Việt Nam chưa nhể
Dragon Balll
ĐẠI BÀNG
2 năm
vệ tinh Vn bay lên vũ trụ 4 tháng rồi giờ vẫn chưa thấy tín hiệu truyền về, nghĩ hài thật
Cười vô mặt
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@Dragon Balll Hài gì, Mỹ Nga lúc mới vọc vạch mất vệ tinh hàng loạt. Đến SpaceX đợt vừa rồi cũng mất mấy chục vệ tinh Starlink.
Vệ tinh của VN chỉ được xếp hạng "demo của sinh viên" của mấy ông VN đc gửi sang Nhật học.
@Dragon Balll nó bị người ngoài hành tinh thu về để nghiên cứu rồi bạn ạ.
Vệ tinh của nhà mình đã bay đến vành đai Kuiper rồi nhé các cụ. Chỉ là em ấy ko gửi đc hình ảnh về thôi. Haha.
vucovu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@viettien_milo Nó quá đẳng cấp nên người ngoài hành tinh bắt để ngâm cứu học hỏi lai giống rồi.
phuan
TÍCH CỰC
2 năm
Đợi pentax cơ cấu lại. Danh tiếng vẫn còn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019