Air Protein: Startup Mỹ tìm cách biến... CO2 trong khí trời thành thịt cá

P.W
14/4/2022 8:48Phản hồi: 21
Air Protein: Startup Mỹ tìm cách biến... CO2 trong khí trời thành thịt cá
Tiêu đề không hề nói quá, vì startup hóa sinh có trụ sở tại California, Mỹ này đang nghiên cứu những dạng vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để biến khí CO2 trong không khí hoặc khí thải công nghiệp thành những chuỗi protein, từ đó tạo ra những sản phẩm thịt cá nhân tạo. phục vụ con người. Hiện tại, Air Protein đang thử nghiệm quy trình này với khí thải từ các khu công nghiệp, nhưng trong tương lai họ muốn lắp đặt những hệ thống thu hồi khí CO2 trực tiếp từ không khí để biến thành protein cho con người tiêu thụ.

Nếu những công ty và những ngành khác đang theo đuổi mục tiêu gọi là “carbon neutral” hay “zero carbon”, tức là lượng khí thải nhà kính tạo ra trong quá trình sản xuất và vận hành được cân bằng bởi những nỗ lực trung hòa khí thải carbon, thì Air Protein theo đuổi mục tiêu “carbon âm”, tức là quy trình sản xuất của họ không chỉ tạo ra sản phẩm, mà còn góp phần giảm khí thải carbon nữa. Thực tế, bên đầu tiên đưa ra ý tưởng biến CO2 trong không khí thành protein chính là NASA những năm 1960, với mục tiêu biến khí thải từ quá trình hô hấp của các phi hành gia trở thành thực phẩm. Cùng ý tưởng đó, Air Protein đang muốn áp dụng để giải quyết vấn đề trái đất ấm lên.

Tinhte_AirProtein1.jpg

Quy trình này vận hành như sau: Loại vi khuẩn đặc dụng biến CO2 thành protein sẽ được nuôi cấy ở quy mô lớn, giống hệt như cách anh em ủ men sữa chua và men làm bánh mì. Sau đó khối vi sinh vật này sẽ được “nuôi” bằng khí CO2, oxy và ni tơ trong những bể lên men kích thước trung bình, nhìn khá giống những chiếc nồi ninh nước phở ở Việt Nam. Trong quá trình đó, những vi sinh vật kể trên tạo ra enzyme để “tiêu hóa” CO2 để sản sinh “chất thải” là những chuỗi protein. Sản phẩm cuối cùng được cho bay hết hơi nước để tạo ra một dạng bột khô như bột mì, nhưng trong đó là protein gần như nguyên chất. Chỉ trong 1 giờ đồng hồ, lượng protein mà Air Protein “trồng” được là ngang bằng với lượng protein trong một miếng steak, dĩ nhiên dưới hình hài khác. Sản phẩm này sau đó được thêm phụ gia và gia vị để giống hương vị những loại thịt quen thuộc con người tiêu thụ hàng ngày.

Tinhte_AirProtein3.png

Người sáng lập Air Protein, Lisa Dyson cho biết, trung bình để sản xuất 1 cân thịt bò theo quy trình chăn nuôi thông thường, các trang trại sẽ tạo ra khoảng 70 cân khí thải nhà kính. Đấy là chưa tính đến tác động của nhu cầu an ninh lương thực gây ra đối với những cánh rừng khi những người nông dân phá rừng để mở rộng diện tích chăn nuôi. Hiện tại không chỉ Air Protein, mà một startup Phần Lan khác tên là Solar Foods cũng đang nghiên cứu cách biến khí CO2 thành protein sử dụng như một dạng thực phẩm bổ sung.

Điều đó cũng dẫn đến một vấn đề khác, theo định luật bảo toàn năng lượng. Lượng carbon từ khí thải trở thành protein, được con người hấp thụ, rồi cũng sẽ trở thành CO2 trả lại môi trường dưới các dạng khác, trong đó có hô hấp. Bản chất của Air Protein không phải để giúp lượng khí thải carbon trong môi trường giảm một cách trực tiếp, mà gián tiếp tác động đến khí hậu trái đất thông qua việc giảm tác động từ quá trình chăn nuôi. Nguồn điện để phục vụ quá trình sản xuất protein từ CO2 của Air Protein cũng đến từ những nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc ánh sáng mặt trời.

Tinhte_AirProtein2.jpg

Ở dạng sản phẩm hiện tại, protein từ “khí trời” của Air Protein và Solar Foods tương đối giống nhau, ở dạng chất bột mịn, giống như whey dành cho anh em tập gym. Sau đó những phụ gia thực phẩm khác sẽ được thêm vào để khiến mùi vị của thứ protein bột này giống như thịt cá. Quy trình này tương đối khác so với những dạng thịt “trồng” trong các phòng thí nghiệm, sử dụng tế bào gốc được nuôi dưỡng trong đĩa cấy, tạo ra những sản phẩm có thớ thịt tự nhiên và giống “đồ thật” từ quá trình chăn nuôi và giết mổ gia súc gia cầm hơn.

Theo CBS, Dezeen
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ides
CAO CẤP
2 năm
Không hề nói quá nhé.
@ides Khônggggggggg
Khiemauto
TÍCH CỰC
2 năm
@ides Nghe ảo ảo. Có sản phẩm chưa ko biết.
A8A
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đọc xong bài viết tiếc 5' tuổi xuân xanh! Nói lý thuyết viễn vông mà chẳng có lấy cái gì thực tế chứng minh là đang tiến hành, đang thành công hoặc tối thiểu là đang nghiên cứu. Vớ vẫn quá dịch giả ơi!
Cũng cố, khôi phục chuổi các bon. Thiên nhiên tự giải quyết. Đầu tiên là trồng cây, "trồng cỏ" để có thu nhập bền vững.
Lúc nhỏ mình cũng có ước muốn 1 loại lưới đặc biệt trùm phủ từ ống khói nhà máy xí nghiệp tới ống pô xe bịt luôn cả bà hằng xóm hay chửi từ CO2 nó trực tiếp ra oxi với carbon dạng kim cương 😆😆 Tính ra cái startup nó quá có lý, ai mua startup của tui hôn?
“Cá” nuôi công nghiêp. Như vậy chả khác gì hiện tại mà chưa chắc ngon bổ bằng
Cười vô mặt
Vậy chả cần xây bể phốt nữa
om mani
ĐẠI BÀNG
2 năm
ước gì mấy tiến sĩ gs VN có thể làm được máy cái tương tự
Mình k nghĩ cái này ngon đâu nha
dtk89
CAO CẤP
2 năm
bột cá như whey pha với nước uống?
Blackcataz
TÍCH CỰC
2 năm
cũng mới là ý tưởng, Nhưng nếu sản xuất ra đc cái máy nhỏ như nồi chiên ko dầu thì ko cái cần đi làm cả chỉ về nhà trông cây xanh là có thức ăn 😆)
concuuduc
TÍCH CỰC
2 năm
Tầm thường. Bên tàu chế được mực 1 nắng từ lốp xe lâu rồi
Dinh Van Loc
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thịt này ăn không biết có mùi vị gì nhỉ
hóng thực tế haha , chứ mấy cái startup này thấy được 1 2 lần xong là lặn luôn 😆 .
làm thịt cá nhân tạo làm gì nhỉ, đống thịt cá bẩn ôi thiu hằng ngày ở vn đang còn tiêu thụ ầm ầm kia còn chưa hết kìa, nhiều cái kho đông lạnh từ mấy chục năm trước đến giờ vẫn âm thầm tuồn ra thị trường thì cần gì phải tiêu thụ hàng nhân tạo nhỉ.
Pyong
ĐẠI BÀNG
2 năm
Hàng thật bán ê hề ra
mình định comment là scam cơ mà họ đã ra sản phẩm r :eek:
K biết giá cả ra sao nhở? Nếu dùng cái này thay cho whey protein cũng khá hay :eek:
Tương lai không cần trồng trọt chăn nuôi kakak
hong ngon đâu thiệt á

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019