Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Logo VISA và hành trình 60 năm làm mới hình ảnh thương hiệu

Quyền.Vũ
11/5/2022 2:9Phản hồi: 24
Logo VISA và hành trình 60 năm làm mới hình ảnh thương hiệu
Logo VISA đóng vai trò như thế nào trong hành trình phát triển 60 năm của thương hiệu này? mời anh em tìm hiểu cùng Vũ.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.06.37.png
Logo VISA tại Trụ sở chính của VISA, Inc. tại Thành phố Foster, California, Hoa Kỳ. (ảnh: shutterstock)

1. Logo VISA và hành trình lịch sử


VISA Inc. là một tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia đến từ Mỹ. VISA mang đến cho người dùng những dịch vụ thanh toán ở quy mô toàn cầu. Nổi tiếng nhất có thể kể đến các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VISA. Đây cũng là một trong những thương hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất trên thế giới.

Tiền thân của VISA là BankAmericard được thành lập bởi Bank of America vào ngày 18/09/1958. BankAmericard là phát minh của Joseph P.Williams, trưởng nhóm nghiên cứu nội bộ tại Bank of America.


Để đáp trả sự cạnh tranh từ Master Charge (Mastercard ngày nay) nên vào năm 1966, Bank of America đã cấp phép để các ngân hàng ở Mỹ phát hành thẻ BankAmericard đến khách hàng của mình. Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu xuất hiện.

Dee Hock khi ấy đang là giám đốc Ngân hàng Thương Mại Quốc Gia, được yêu cầu giám sát về hoạt động của BankAmericard ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Ông nhận ra việc triển khai BankAmericard với tốc độ quá nhanh khiến mọi việc mất kiểm soát. Bởi vì khi đó, BankAmericard đã không cân nhắc về cách tính phí giữa các ngân hàng, người bán và người tiêu dùng.

Hock đề xuất việc thành lập một liên minh bao gồm các ngân hàng khác nhau để tư vấn cho Bank of America về hoạt động phát hành thẻ BankAmericard. Liên minh được đặt tên là National BankAmericard Inc (NBI).

Bank of America sau đó đã từ bỏ quyền điều hành trực tiếp BankAmericard. Họ chuyển giao thương hiệu BankAmericard cho NBI. Dee Hock được chọn làm chủ tịch và CEO đầu tiên tại tập đoàn này.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.06.47.png
Dee Hock – người thống nhất và dẫn lối cho thương hiệu VISA (ảnh: FreshBooks)

Giai đoạn đầu của thập niên 70, thẻ tín dụng BankAmericard dần vươn xa khỏi biên giới nước Mỹ. Từ những thỏa thuận với các ngân hàng nước ngoài, BankAmericard được sử dụng dưới những tên gọi khác nhau ở các quốc gia trên khắp thế giới. Có thể kể đến như Bancomer ở Mexico, Chargex ở Canada, Barclaycard ở Vương Quốc Anh hay Sumitomo ở Nhật Bản…

Cuối cùng vào năm 1976, thương hiệu BankAmericard và các phiên bản “nước ngoài” của nó đã được thống nhất lại với một cái tên duy nhất: VISA. Đây là một cụm từ dễ nhận biết, dễ đọc và đặc biệt là được phát âm giống nhau bởi tất cả các ngôn ngữ.

Quảng cáo


Theo Forbes, mạng lưới toàn cầu của VISA (còn được gọi là VISANET) đã thực hiện khoảng 100 tỷ giao dịch trong riêng năm 2014, với tổng giá trị lên đến 6.8 nghìn tỷ đô.

2. Các phiên bản ban đầu của logo VISA


Logo VISA đã trải qua nhiều lần đổi mới trong suốt quá trình phát triển của thương hiệu. Dù vậy, họ vẫn giữ lại cho mình những đặc điểm nhận biết từ phiên bản đầu tiên.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.06.56.png
Các phiên bản trước đây của logo VISA (ảnh: logo-worlds)

Logo VISA phiên bản 1958 – 1976


Thiết kế logo phiên bản đầu tiên của logo VISA khi ấy còn được gọi là BankAmericard, là một tấm thẻ hình chữ nhật với hiệu ứng bo tròn nhẹ ở các góc. Phần trên tấm thẻ là hình chữ nhật mang màu xanh đậm, tiếp nối là màu trắng ở giữa và cuối cùng là màu cam.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.02.png

Quảng cáo


Phiên bản logo VISA 1958 – 1976 (ảnh: logo-worlds)

Tên thương hiệu “BankAmericard” được thiết kế ở trung tâm tấm thẻ. Kiểu chữ được chọn thuộc kiểu sans serif, đậm nét và dễ đọc. Tất cả các ký tự đều được viết hoa, trong đó chữ “B” và “A” được thiết kế cao hơn so với các ký tự còn lại.

Logo VISA phiên bản 1976 – 1992


Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.10.png
Phiên bản logo VISA 1976 – 1992 (ảnh: logo-worlds)

Thời điểm này, BankAmericard đã được đổi tên thành VISA. Việc thay đổi tên thương hiệu đã giúp tập đoàn mở rộng thị phần ở quy mô toàn cầu. Đó cũng là thời điểm để làm mới logo của thương hiệu.

Những nhà thiết kế đã không thay đổi quá nhiều so với phiên bản đầu tiên. Họ chỉ thay thế BankAmericard thành VISA, vẫn giữ lại bộ màu cùng các hình khối cũ. Cụm từ “VISA” được thiết kế theo kiểu chữ serifs nghiêng (italic), với chữ V nghiêng nhiều hơn các ký tự khác.

Logo VISA phiên bản 1992 – 1999


Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.19.png
Logo VISA phiên bản 1992 – 1999, với bộ màu được thay đổi (ảnh: logo-worlds)

Ở lần “thay áo” thứ hai, VISA đã lựa chọn bộ màu tươi sáng hơn. Phần viền của hình chữ nhật nay đã chuyển sang màu xanh, mở rộng và không còn hiệu ứng bo góc nữa. Tên thương hiệu VISA cũng được thiết kế lớn hơn trước.

Logo VISA phiên bản 1999 – 2005


Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.29.png
Logo VISA 1992 – 1999 (ảnh: logo-worlds)

Khoảng cách giữa các ký tự đã được gia tăng. Nếu quan sát kỹ, chúng ta cũng sẽ thấy chữ “V” đã được làm dày hơn. Thêm vào đó, các nhà thiết kế đã chuyển đổi bộ màu từ xanh – trắng – cam sang xanh lơ – trắng – vàng.

Logo VISA phiên bản 2005 – 2014


Khi đã trở thành một trong những thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới, VISA vẫn quyết định làm mới bộ nhận diện của mình. Thời điểm này VISA đã và đang cung cấp vô số các dịch vụ tài chính khác nhau, vì vậy việc logo chỉ hiển thị như hình ảnh một tấm thẻ tín dụng khiến tập đoàn quyết định nâng cấp thương hiệu.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.35.png
Logo VISA 2005 – 2014 (ảnh: logo-worlds)

Các nhà thiết kế đã phát triển một logo không quá khác biệt so với phiên bản cũ. Trên thực tế, bản thiết kế mới chỉ thể hiện tên thương hiệu VISA, và loại bỏ hoàn toàn khung chữ nhật bên ngoài và các hình khối khác.

Phông chữ vẫn là kiểu nghiêng quen thuộc, nhưng độ nghiêng đã được giảm xuống. Phần chân của ký tự “V” được tô màu vàng để tạo điểm nhấn, sự khác biệt và rõ ràng cho logo.

Logo VISA phiên bản 2014 – 2021


VISA một lần nữa, đã làm mới logo của mình vào năm 2014, chủ yếu nằm ở phần màu sắc. Màu vàng được loại bỏ và chỉ giữ lại màu xanh (màu xanh giúp liên tưởng đến nền trời California). Để tạo thêm điểm nhấn cho biểu tượng, hiệu ứng chuyển màu được VISA sử dụng.
Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.40.png
Logo VISA 2014 – 2021 (ảnh: logo-worlds)

Có nhiều ý kiến cho rằng VISA bỏ màu vàng nhằm tạo hình ảnh gần gũi hơn với khách hàng. Vì đối với một số người, “vàng” là một thứ sang trọng, xa xỉ và không phải ai cũng sở hữu. Trong khi VISA lại luôn hướng các dịch vụ tài chính của mình đến càng nhiều đối tượng càng tốt, bất kể tầng lớp, thu nhập.

3. Phiên bản logo hiện tại của VISA


Năm 2021, VISA đã phối hợp cùng agency Mucho để tái thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu của họ. Mục tiêu là để thay đổi nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng, vốn chỉ xem VISA như một công ty gắn liền với hình ảnh thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. VISA muốn định vị mình như một mạng lưới đáng tin cậy, giúp tạo ra những giao dịch tài chính giữa người với người, từ điểm A đến điểm B, bất kể khoảng cách địa lý.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.47.png
Chiến dịch “Meet VISA” đánh dấu sự ra mắt của bộ nhận diện mới (ảnh: VISA)

VISA đã thực hiện một khối lượng lớn các nghiên cứu thị trường, và kết quả chính là sự ra đời của “Bản thiết kế thương hiệu VISA” – được tóm gọn bằng tuyên ngôn sứ mệnh sau: “We believe that economies that include everyone everywhere, uplift everyone everywhere.”

Tạm dịch: Chúng tôi tin rằng một nền kinh tế bao gồm mọi cá nhân ở mọi nơi, sẽ giúp tất cả cùng nhau phát triển.

Một trong những thách thức lớn nhất chính là việc tạo ra một sự thống nhất về bản sắc của VISA, một tập đoàn hơn 60 năm tuổi và hiện đại hóa thương hiệu để phù hợp hơn trong một thế giới kỹ thuật số. Đồng thời bộ nhận diện mới cũng phải duy trì tính nhận biết, sự khác biệt nhưng vẫn giữ lại được nét quen thuộc của các logo cũ.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.07.55.png
Hình ảnh nhận diện mới nhất của VISA (ảnh: Mucho)

Ở những phiên bản trước, chúng ta thấy sẽ thấy Brand Mark (tên thương hiệu) và Brand Symbol (biểu tượng thương hiệu) thường đi đôi với nhau, hoặc sẽ chỉ có phần Brand Mark. Nhưng ở phiên bản lần này, Mucho đã chia Brand Mark và Brand Symbol thành hai phần tách biệt.

Brand Mark (Tên thương hiệu)


Brand mark VISA được xem như yếu tố nhận diện chính của logo. Brand mark này được biết đến phổ biến như một dấu hiệu của khả năng tiếp cận, tính bình đẳng và sự hòa nhập.

Thiết kế của brand mark không đổi nhiều so với phiên bản 2014. Mucho đã cập nhật màu sắc tươi sáng và mạnh mẽ hơn. Màu xanh mới này cũng nhằm giúp logo hiển thị rõ hơn trên các nền tảng kỹ thuật số và các thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính bảng…

Brand Symbol (Biểu tượng thương hiệu)


Mucho cũng mang biểu tượng hình chữ nhật của VISA trở lại, sau khi đã bị loại bỏ từ năm 2005.
Rob Duncan, Creative Director của Mucho đã phát biểu:

Phần cốt lõi của hệ thống nhận diện thương hiệu mới chính là việc tôn vinh di sản của VISA. Biểu tượng mới đề cao giá trị của việc “tiếp cận” và “bình đẳng”; đồng thời cũng đặt trung tâm của thương hiệu lên hàng đầu. Biểu tượng này đã luôn ở đó – chúng tôi chỉ tìm cách để tận dụng nó theo những cách sáng tạo hơn.

Từ brand symbol, Mucho cũng đã phát triển ra một loạt các icon và hình minh họa riêng cho VISA, mở ra những câu chuyện riêng về thương hiệu thông qua hệ thống nhận diện này.

Screen Shot 2022-05-11 at 09.08.00.png
Bộ icon minh họa được agency Mucho thiết kế riêng cho VISA (ảnh: Mucho)

Typography


Mucho đã tạo ra một bộ phông chữ thương hiệu mang tên “Visa Dialect”. Bộ phông mang phong cách sans-serif, phù hợp với việc hiển thị trên các ứng dụng kỹ thuật số và các nền tảng khác.

Thay vì thêm vào những chất liệu không cần thiết khi ứng dụng, VISA đã tập trung khai thác bộ chữ Visa Dialect trong các thiết kế của mình. Họ đã sử dụng cỡ chữ lớn và các hiệu ứng cắt xén vào các ký tự, nhằm mang lại phong cách trẻ trung, tự tin và phần nào đó là táo bạo cho thương hiệu. Điều này phù hợp với việc VISA muốn tiếp cận nhóm khách hàng trẻ trung ở hiện tại và cả tương lai.

Những yếu tố trên cùng nhau đã tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh cho VISA.

KẾT

Trong khi thế giới đang hướng đến việc thanh toán không tiền mặt, cùng với đó là sự phát triển của nhóm khách hàng trẻ, thì việc nâng cấp hình ảnh của VISA có lẽ là cần thiết.

Tuy nhiên, sự thay đổi không quá đáng kể và thật khó để nói liệu nhận thức của người tiêu dùng sẽ bị tác động như thế nào từ những đổi mới này.

Quan trọng nhất chính là việc VISA vẫn giữ lại và phát triển những ý nghĩa thương hiệu trong thiết kế của họ. Và đó chính là những yếu tố làm nên một thương hiệu bền vững theo thời gian, không chỉ ở hiện tại, mà còn là tương lai.

Xin chân thành cảm ơn,

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/logo-visa-va-hanh-trinh-60-nam-lam-moi-hinh-anh-thuong-hieu.html
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ở VN mình thấy Visa nhiều hơn Master, không biết thị phần cái nào hơn?
lhdtt
CAO CẤP
2 năm
@mannavod Hệ thống mastercard có vẻ ít chấp nhận hơn ở VN
@lhdtt Mình chưa thấy chỗ nào chấp nhận Visa mà từ chối Master cả. Có JCB ít được hỗ trợ hơn do kém phổ biến và Amex thì sẽ không hỗ trợ vì phí cao (phí xử lý thanh toán của Visa/Master/Jcb là 1,1%+, Amex là 2,75%+) và chả ai dùng Amex mà không dùng Visa/Master.
Lonely08
TÍCH CỰC
2 năm
@mannavod Visa ra đời trước Master Card. Visa được lập ra bởi Bank of America, 1 trong 3 ngân hàng lớn nhất nước Mẽo (cũng là ngân hàng có tuổi đời lớn nhất nhì thị trường của Mẽo). Thị phần thì Visa cao hơn Master Card
Lonely08
TÍCH CỰC
2 năm
@lazyboy76 theo mình biết thì JCB là của Nhật, phổ biến ở Châu Á và Châu Âu. Ở Mẽo thì JCB rút ra hết ròi, nhưng dùng chung mạng lưới với Discover nên cũng không tới nỗi

Amex đó giò nổi tiếng giá cao nhưng cho tới khi Visa và Master Card tăng giá thanh toán thì thấy gần như chỗ nào cũng chấp nhận cả Amex và Discover.

nếu tính trung bình ra thì người sử dụng thẻ Amex chi nhiều tiền hơn những người xài Visa, Master Card
.acu.
TÍCH CỰC
2 năm
Giờ xu thế là logo càng ngày càng đơn giản, dễ nhận diện
Hóng thêm bài về Mastercard.
@bacgiangman bạn đào mộ lại, hôm lâu tinhte có đăng rồi.
Khôn như mày :D
trước giờ toàn sài master chưa sài visa lần nào luôn
Cười vô mặt
thanhly179
ĐẠI BÀNG
2 năm
Visa phổ biến ở VN, thanh toán dễ dàng tiện lợi nên được ưa chuộng là đúng. Anh em trong này chắc ai cũng có 1-2 thẻ Visa ấy nhỉ 😁
daivigold
TÍCH CỰC
2 năm
Sau bao cố gắng để thay đổi nhận thức người dùng về thương hiệu VISA, thì vẫn ko ít người vẫn nghĩ VISA là tên của 1 loại thẻ ngân hàng, chứ chưa chắc đã biết đó là tên của 1 tập đoàn.
maychuzin
ĐẠI BÀNG
2 năm
Xài bọn này a e cẩn thận, nên tạo tk riieng, cần tiêu thì bắn tiền vào, k bị hack thẻ tự nhiên bị trừ tiền, nhiều ng bị lắm, ra kêu ngân hàng tụi nó toàn đổ thừa mình bị lộ thẻ
@maychuzin Bọn này bảo mật kém, chỉ cần số thẻ, ngày hết hạn và cvv là nó có tiền mình, chỉ có các trang web nội địa là thấy đòi otp, còn web nước ngoài cứ thế trừ
@nospecial Không cần luôn bác, chỉ cần thông tin 2 mặt thẻ là đc
cattrieu
TÍCH CỰC
2 năm
@nospecial Mã PIN của thẻ chỉ để khi nào bạn nhét thẻ vô ATM cần rút tiền nó mới yêu cầu bạn cái mã PIN đó
Ơ, thế xài visa là đang bú Mỹ sài lang à!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019