ThrustSSC - chiếc xe nhanh nhất thế giới

ThrustSSC - chiếc xe nhanh nhất thế giới
Cho tới nay, chưa từng có một chiếc xe nào đạt được vận tốc kinh người như ThrustSSC (1228 km/h), đây là câu chuyện đằng sau tốc độ phá đảo của nó.

Lướt nhanh như những thước phim điện ảnh, không gì là không thể với ThrustSSC - con quái vật do Anh chế tạo đã trở thành chiếc xe nhanh nhất hành tinh vào ngày 15 tháng 10 năm 1997, nó phóng nhanh đến nỗi có thể được cho là bất khả chiến bại.

Quái vật ThrustSSC đạt tốc độ tối đa 1228 km/h và trở thành phương tiện đường bộ đầu tiên phá vỡ rào cản của âm thanh. Không có gì ngạc nhiên khi chiếc xe này tạo nên đột phá khi sử dụng tới 2 động cơ Rolls-Royce được lấy từ máy bay chiến đấu RAF có công suất phanh lên tới 102,000 mã lực, lớn hơn gấp 670 lần so với những chiếc hatchback gia đình thông thường. ThrustSSC đạt 965,6 km/h chỉ trong 16 giây trước khi tăng tốc lên tốc độ tối đa đặt dấu kỷ lục cho chính nó.

Untitled-4.jpg

ThrustSSC được tạo ra vào năm 1996 và thử nghiệm tại Jordan, tuy nhiên các lần “siêu phóng” đạt vận tốc kỷ lục thì lại diễn ra ở Black Rock Desert, Nevada. Ở đây có sa mạc, nơi từng là một vùng nước cổ có tên là Hồ Lahontan và địa hình của nó được tạo nên từ bùn khô, bằng phẳng, trơn tru và chắc chắn, rất phù hợp cho bánh xe kim loại rắn của quái xế ThrustSSC.

Thrust_PEOPLE.png

Nhóm thiết kế được dẫn dắt bởi giám đốc dự án Richard Noble, Ron Ayers, Glynne Bowsher và Jeremy Bliss, cái tên đặc biệt đáng chú ý chính là Noble - “phi công” của Thrust2, người điều khiển xe với kỷ lục cũ trước khi có ThrustSSC. Đội ngũ lành nghề luôn biết họ đang và cần làm gì, tiếp đó chính là “phi công” Andy Green - người cầm cương cho ThrustSSC, từng là một phi công chiến đấu cơ RAF và dĩ nhiên, quá quen thuộc với việc di chuyển cùng tốc độ cực lớn.

ThrustSSC.png

Một chiếc xe nhanh nhất từng được chế tạo - nhưng điều gì cho phép ThrustSSC đạt được tốc độ cao đó?

car_1_5.png

1. Mũi xe
Khí động học rất quan trọng ở tốc độ cao và mũi nhọn ở đầu xe của SSC cho phép nó cắt ngang và xé ngọt không khí.

2. Động cơ “cách biệt” hoàn toàn với các loại xe khác
Quái xế ghi kỷ lục ThrustSSC được “làm chủ” bằng động cơ kiểu phản lực chứ không phải dòng phổ thông mà chúng ta từng biết.

3. Buồng lái “kín”
Buồng lái của ThrustSSC rất nhỏ, nó khá ngộp và chật chội nếu so với cảm quan thông thường. Nội thất bên trong không hề đặc biệt hay cao cấp, một màu xám phủ rợp các nút và khu vực điều khiển, được biết buồng lái còn được bọc giáp chống đạn.

4. Downforce
Cánh đuôi của ThrustSSC tạo ra lực ép xuống mặt đường, giúp xe bám đường tốt và giữ ổn định tuyệt vời ở tốc độ cao.

5. Lực kéo lùi
Một chiếc dù khổng lồ tạo ra lực kéo từ 400 đến 500 tấn để giúp làm chậm lại Thrust SSC sau khi nó đạt được tốc độ kỷ lục cần thiết.

6. Hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Control
Bánh sau so le của chiếc xe được kỳ vọng là khiến nó “xé gió” ngọt hơn, nhưng thực tế lại tạo ra sự không ổn định khi lái xe.

7. Động cơ Powerful Boost
Hai động cơ của ThrustSSC với mỗi bên nặng 1856 kg - được sử dụng cho máy bay chiến đấu phản lực F-4 Phantom II của Anh.

8. Nhiên liệu
Động cơ đôi của ThrustSSC tạo ra lực đẩy 223 kN và đốt cháy khoảng 18 lít nhiên liệu mỗi giây.

ungcuvienmoi.png

Giám đốc dự án của ThrustSSC, ông Richard Noble, người từng chế tạo và lái thử chiếc Thrust2, chiếc xe tạo nên kỷ lục cũ trong những năm từ 1983 đến 1997. Trước đó, được biết Thrust2 không hề kém cạnh quá nhiều so với ThrustSSC, với 30,000 mã lực đến từ một động cơ phản lực duy nhất.

Richard Noble không hoàn toàn hài lòng với ThrustSSC nên sau đó ông đến với dự án mới với hy vọng hoàn thiện hơn ý tưởng của mình. Ông đã giúp phát triển Bloodhound SSC - “quái xế mặt đất” với mục tiêu đạt tốc độ khủng khiếp 1609 km/h. Trong dự án này, phi công Ayers sẽ tiếp tục “cầm cương” và tham gia một lần nữa.

Vào năm 2019, Bloodhound đã cho thử nghiệm ở Nam Phi nhưng đại dịch COVID-19 đã cướp đi cơ hội tạo kỷ lục mới của nhóm và thật không may khi nguồn ngân sách trở nên cạn kiệt, ngăn cản kỳ vọng tích hợp được động cơ có thể lên đến 1609 km/h của nhóm. Sau đó, dự án không còn hoạt động và chiếc xe được rao bán.

bancobiet.png

Cách đó 50 năm, phi công huyền thoại Chuck Yeager đã thực hiện lần bay vượt qua tốc độ âm thanh vào ngày 14 tháng 10 năm 1947. Và sau 50 năm 1 ngày, siêu xe ThrustSSC đã nối tiếp thực hiện việc đó trên đất liền.

tittle_phattrientocdo.png

1898.png
Gaston de Chasseloup-Laubat lái chiếc Jeantaud Duc 63,15 km/h, lập kỷ lục về tốc độ trên bộ lần đầu tiên trong lịch sử .

1899.png
Camille Jenatzy, La Jamais Contente - tay đua tốc độ với nỗ lực đầu tiên đạt vận tốc 105,88 km/h.

1909.png
Cuộc chạy phá kỷ lục này diễn ra tại Brooklands, Surrey và đây là lần đầu tiên sử dụng bộ đo thời gian điện tử để tính, chiếc xe đạt vận tốc 202,68 km/h.

1924.png
Malcolm Campbell phá kỷ lục với chiếc xe đua có động cơ khí Sunbeam 350HP với vận tốc 235,22 km/h, và liên tiếp ghi thêm 8 lần kỷ lục sau đó.

1927.png
Henry Segrave lái chiếc Sunbeam Mystery tại Bãi biển Daytona và đây là chiếc xe đầu tiên có tốc độ vượt 327,94 km/h.

1935.png
Đây là lần đầu tiên kỷ lục bị phá vỡ bởi chiếc Blue Bird với vận tốc 445.50 km/h tại Bonneville Salt Flats, Utah, địa điểm này sau đó trở thành địa điểm nổi tiếng chuyên “phá kỷ lục”.

1963.png
Spirit of America sử dụng sức mạnh của phản lực để tạo nên kỷ lục mới với vận tốc ghi nhận là 655,72 km/h, nhưng những phức tạp về pháp lý đồng nghĩa với việc nó chưa thể được ứng dụng vào cuộc sống lúc bấy giờ.

1964.png
Donald Campbell đã đạt được kỷ lục này với Bluebird- Proteus CN7 chạy bằng động cơ tuabin khí và đó là kỷ lục cuối cùng đạt được trước khi động cơ phản lực trở nên phổ biến, vận tốc ghi lại là 648,73 km/h.

1970.png
Gary Gabelich phá kỷ lục với chiếc xe mang tên Blue Flame - chiếc xe chạy bằng tên lửa duy nhất đạt được giải thưởng kỷ lục với vận tốc 1001,67 km/h.

1983.png
Phi công Richard Noble với Thrust2 đạt tốc độ kỷ lục là 1019,47 km/h tại Black Rock Desert, sử dụng một bộ động cơ phản lực của Rolls-Royce.

1997.png
Andy Green phá kỷ lục của Noble’s Thrust2 với ThrustSSC và nó nhanh đến mức chưa bao giờ bị đánh bại cho tới ngày nay - 1228 km/h

1228.jpg

Andy Green, phi công của ThrustSSC, có một số chia sẻ thú vị về cảm giác cầm lái. Khi phá vỡ rào cản âm thanh trong một chiếc xe tốc độ cao, Green mô tả cảm giác đó như là "tiếng hét thất thanh nhất, cao độ nhất mà tôi từng nghe thấy. Khi bạn đang ở tốc độ đó, các bánh xe đang lướt trên bề mặt và sóng xung kích tạo ra lực không đồng đều, kết hợp điều này với những cơn gió tạt ngang và chiếc xe cùng bạn đang trượt như bay trên đường đua”.

Trên thực tế trong lúc điều khiển, chiếc xe thực sự đã nghiêng về bên trái trong quá trình tăng tốc, vì vậy Green đã phải giữ bánh xe nghiêng bên phải một góc 90 độ, tạo thăng bằng và giữ cho xe di chuyển đúng hướng.

Theo tạp chí How It Works số 154

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

35 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc k kịp nhìn đâu
1228... Nhanh hơn máy bay..
Theo lý thuyết 1228km/h thì từ sài gòn ra hà hội tầm khoảng 1h thôi
@Trịnh Quang Duy ETC rồi mà bác, chắc không bị lỗi đâu
@J000 Nó thổi bay luôn cái trạm BOT chứ k đùa
Cười vô mặt
Ku@Tin
TÍCH CỰC
2 năm
@Trịnh Quang Duy mấy ông BOT ở VN đang gấp rút nâng cấp để còn chặn tên nửa này. #ThrustSSC chưa tính đến tình huống này khi về VN...
@hongphuc1992 từ SG đến HN bác biết bao nhiêu KM không mà bác bảo tầm 1h?
simplyteoanh
ĐẠI BÀNG
2 năm
Chắc lắp tên lửa mới vượt qua được tốc độ này
@simplyteoanh Có thể lên đến mach 6 🙄
hai tmt
TÍCH CỰC
2 năm
Chưa có đường riêng mà đi...
cadilackid
ĐẠI BÀNG
2 năm
Những thiết bị nhanh thế này chỉ có phang bằng dù + ABS mới giữ được tính ổn định của nó
@cadilackid Có thể phanh bằng tên lửa bay ngược
BenGlo
CAO CẤP
2 năm
@cadilackid Phanh bằng ma sát cả thôi bác, tắt động cơ thì sẽ dừng
cái này là máy bay phản lực chạy bộ chứ xe hơi gì nhỉ
ᴸᵒᶜ
ĐẠI BÀNG
2 năm
Người ta chế tạo xe này để phá kỷ lục về tốc độ chứ không áp dụng nó và đời sống thực tế được.
Hyper But
TÍCH CỰC
2 năm
Qúa nhanh quá nguy hiểm
Ngt Tu
ĐẠI BÀNG
2 năm
chạy như bay là đây
Những siêu tốc độ này thua xe Bugatti ở khoản,không chạy được trong đường phố có người tham gia giao thông , thứ nhất phanh phải hỗ trợ dù vì phanh một cái má phanh cháy ra tro, thứ hai động cơ lửa phụt dài ra 2m đốt trụi tất cả những gì gần nó,
@Duy Phạm dinh Nếu nghiên cứu ra xe này thì vẫn có thể dùng trong dân dụng được, với điều kiện là phải thiết kế đường xá khác đi, có làn, có dãi phân cách, các thành phố xây xa xa cách nhau vài trăm cây số... Chứ không thể đem áp dụng vào mô hình thành thị hiện tại được.
cadilackid
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Duy Phạm dinh Chuẩn rồi, bugati nó được thiết kế ít khói, và an toàn cho người lái + những người xung quanh. Và nó nhỏ gọn nhưng độ đánh lái rộng. Còn chiếc kia được thiết kế chạy trên đường thẳng
@Duy Phạm dinh Giới hạn tốc độ của những chiếc xe tham gia giao thông đâu đó khoảng 300km/h. 1200km thì dù có là Bugatti cũng không vào đường được nhé bạn.
Khoa garden
ĐẠI BÀNG
2 năm
Vận tốc này đi TP.HCM ra HN có tầm hơn 1h xíu
quá kinh khủng .
Hyunh Duy
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bánh xe bằng vật liệu gì để có thể đạt được tốc độ đó nhỉ?
mandiesel
TÍCH CỰC
2 năm
@Hyunh Duy Kim loại cứng kìa
hình chụp tá lả âm binh, đọc rối quá.
xe siêu nhanh thì cần khí động học đè xe xuống để tưng cục đá nó bay thấy mẹ .

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019