Wi-Fi chậm và không ổn định, hãy thử cải thiện từ cách đơn giản đến mất phí

Lư Thế Nghĩa
5/8/2022 13:41Phản hồi: 55
Wi-Fi chậm và không ổn định, hãy thử cải thiện từ cách đơn giản đến mất phí
Nếu anh em gặp rắc rối với Wi-Fi tại nhà hoặc công ty, nhất là tình trạng sóng yếu, chập chờn, đứt kết nối... thì khả năng cao là do tín hiệu không dây được truyền đến thiết bị chưa ổn định. Có nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề này, từ nhiễu sóng, kết cấu tòa nhà, tường chắn đến khả năng của chính router. Phương án giải quyết có thể áp dụng gồm di chuyển vị trí router, sử dụng Wi-Fi repeater/extender hoặc đổi sang thiết lập mạng mesh, vậy sự khác biệt và ưu thế giữa chúng là gì?

Đầu tiên, hãy thử thay đổi vị trí đặt router


Trước khi nghĩ đến chuyện mua thiết bị phụ trợ để tăng cường sóng không dây, anh em hãy thử qua cách đơn giản và không tốn kém - chuyển vị trí đặt router. Về lý thuyết, vị trí tối ưu nhất khi đặt router Wi-Fi là ở trung tâm phần không gian muốn phủ sóng. Bộ định tuyến sẽ phát Wi-Fi ra 1 không gian hình cầu, với bán kính tùy vào sức mạnh của antenna và những thiết kế, công nghệ khác trên sản phẩm. Dù vậy trong môi trường nhà ở hay công ty, việc có điểm đặt router tối ưu thường khá khó, do chính nhu cầu thẩm mỹ chung (đi dây, vị trí lắp đặt...). Ngoài ra, khả năng xuyên tường của sóng Wi-Fi cũng là 1 yếu tố cần phải tính toán tùy theo cấu trúc hạ tầng. Vị trí trung tâm không gian đôi khi không hẳn tốt nhất, chẳng hạn như nửa sau của ngôi nhà có nhiều tường, vật chắn và phòng hơn nửa trước, khi đó đặt lệch router về nửa sau sẽ tốt hơn.
wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-1.jpg Nếu (và thường là như vậy) xung quanh ngôi nhà của anh em có quá nhiều mạng không dây cùng phát sóng, khả năng chúng bị nhiễu là rất lớn. Phổ biến hiện tại vẫn là băng tần 2.4 GHz với khả năng xuyên tường tốt, khoảng cách xa, nhưng hạn chế về lượng kênh (từ kênh 1 đến 13, kênh 14 chỉ ở Nhật Bản). Anh em có thể truy cập vào thiết lập router và chọn 1 kênh phát sóng 2.4 GHz khác để xem thử liệu mạng có ổn định hơn hay không. Anh em có thể cài đặt các ứng dụng phân tích mạng không dây trên Google Play Store để kiểm tra xem kênh nào còn trống hoặc ít sử dụng nhất để chuyển đổi.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-5.png

Một điểm cần lưu ý nữa là các modem/router đi kèm khi anh em lắp đặt mạng Internet từ ISP thì có chất lượng khá tệ. Nếu chỉ sử dụng với vài thiết bị đầu cuối và không gian nhỏ hẹp thì vẫn được, nhưng nếu nhà rộng hơn, nhiều thiết bị hơn và thường dùng nhiều băng thông, các modem/router này không đáp ứng nổi. Lý do là chất lượng của các antenna tích hợp không tốt, giải pháp tản nhiệt bên trong kém dẫn đến con chip và cả thiết bị quá nóng, giảm hiệu năng và cả đứt kết nối ngẫu nhiên. Thông thường, mình chỉ sử dụng modem do ISP cấp để làm nhiệm vụ Bridge, chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện, hoặc nhiều lắm là quay số kết nối mạng thôi, phát sóng không dây sẽ chuyển qua router rời.


Sau khi đã thay đổi vị trí router tốt nhất có thể, đổi kênh phát sóng mà tình hình mạng không dây vẫn chưa cải thiện, anh em có thể nghĩ đến 2 giải pháp khác gồm Wi-Fi repeater/extender và mạng mesh.

Wi-Fi repeater/extender


Wi-Fi repeater/extender/booster về cơ bản có chức năng tương tự nhau, dùng để mở rộng phạm vi phủ sóng của mạng không dây. Các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế lẫn nhau, dù đôi lúc chúng cũng có một ít khác biệt. Wi-Fi booster mở rộng không gian phủ sóng bằng cách tăng hoặc khuếch đại cường độ tín hiệu Wi-Fi, biến tín hiệu yếu thành tín hiệu mạnh hơn để cho phép kết nối nhiều thiết bị hơn. Trong khi đó Wi-Fi repeater/extender sẽ nhận tín hiệu Wi-Fi từ router chính rồi phát lại tín hiệu đó để tạo thành 1 mạng không dây thứ 2 - bản sao của mạng gốc. Xét ở khía cạnh kỹ thuật thì Wi-Fi repeater lặp lại tín hiệu mà không can thiệp hay sửa đổi về thiết lập (SSID, password...), nhưng sóng sau khi phát ra vẫn là 1 mạng không dây khác, dù nó giống hoàn toàn mạng gốc.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-3.png

Wi-Fi repeater có cấu tạo gồm 2 router tích hợp chung với nhau, trong đó 1 router có nhiệm vụ thu tín hiệu gốc và router còn lại phát ra tín hiệu copy. Những mẫu Wi-Fi repeater 1 băng tần (single band) sẽ có băng thông còn 1/2, vì chúng sử dụng 1 kênh cho cả nhận và phát lại các gói dữ liệu; trong khi sản phẩm 2 băng tần (dual band), băng thông cũng hao hụt nhưng ít hơn, vì 1 kênh dùng để liên lạc, kết nối giữa router chính và repeater, trong khi kênh còn lại dành cho người dùng.

Có 1 biến thể của Wi-Fi extender là Powerline Extender, sử dụng chính hệ thống đường dây điện trong nhà để truyền dẫn tín hiệu mạng. Điều này sẽ hạn chế được khuyết điểm hao hụt băng thông không dây khi sử dụng extender qua Wi-Fi, đồng thời cũng linh hoạt hơn trong vị trí lắp đặt hay cần di chuyển. Cài đặt Wi-Fi repeater/extender khá đơn giản, anh em chỉ cần cấp nguồn, truy cập vào thiết bị mở rộng sóng và tiến hành kết nối với mạng Wi-Fi chính là xong.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-4.png

Như mình đã đề cập, dù repeater/extender đều mở rộng vùng phủ sóng bằng cách phát lại tín hiệu sau khi copy, nghĩa là về lý thuyết không có gì khác biệt với mạng gốc, nhưng nó vẫn là 2 mạng Wi-Fi khác nhau. Khi di chuyển đến những vị trí xa trung tâm, anh em phải thao tác kết nối lại với mạng của repeater/extender bằng tay (mật khẩu không đổi). Nếu cảm thấy quá phiền, anh em có thể chuyển sang giải pháp mất nhiều tiền hơn, nhưng bù lại vô cùng thoải mái - mesh network.

Quảng cáo


Mạng mesh


Mesh network không mới, chúng chỉ mới với người dùng cuối trong vài năm trở lại đây thôi, còn trong doanh nghiệp đã ứng dụng từ lâu. Wi-Fi mesh là 1 hệ thống Wi-Fi gồm nhiều node kết nối ngang hàng với nhau, tạo ra vùng phủ sóng rộng lớn hơn, loại bỏ các điểm chết và cung cấp trải nghiệm mạng không dây liền mạch. Các hãng sản xuất bán hệ thống mesh theo gói 1-pack, 2-pack hoặc 3-pack hay nhiều hơn tùy nhu cầu khách hàng, trong đó gồm 1, 2 hay 3 node (access point) có chức năng tương đương nhau. Trong thiết lập mạng mesh, mỗi node đều có thể trở thành node chính, đồng thời cũng là node phụ. Node chính là chỉ node được kết nối trực tiếp với nguồn tín hiệu, trong khi các node con sẽ liên kết qua node chính và lẫn nhau. Dù anh em có thể mua 1 node trước để sẵn sàng nâng cấp về sau, nhưng đó không thể gọi là mạng mesh vì mesh cần ít nhất 2 node.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-6.jpeg

Ưu điểm rất quan trọng của Wi-Fi mesh là dù có thể mở rộng ra đến hàng chục node nhỏ để bao phủ vùng không gian rất dài và rộng, nhưng khi ở trong khu vực phủ sóng đó, thiết bị đầu cuối sẽ luôn có kết nối không dây liền mạch. Nghĩa là anh em không cần phải tự tay thay đổi mạng, không cần quan tâm đang ở gần node nào, tất cả sự chuyển đổi là tự động. Việc chuyển đổi sang vùng phủ sóng của từng node là rất nhanh với độ trễ không đáng kể, tuy nhiên nếu anh em đang sử dụng các ứng dụng đang kết nối mạng liên tục thì sẽ nhận ra được thời điểm mà chuyển đổi xảy ra (hand-off), chúng ta sẽ bị mất tín hiệu trong thời gian cực ngắn. Các node trong mesh network kết nối lẫn nhau qua Wi-Fi hoặc dây cáp LAN, nhưng nếu sử dụng Wi-Fi, băng thông vẫn sẽ giảm 1/2 đối với các sản phẩm Wi-Fi mesh giá rẻ chỉ có 1 băng tần. Những thiết bị cao cấp và đắt tiền sẽ trang bị 2 thậm chí 3 băng tần, trong đó 2 băng tần cho người dùng và 1 băng tần backhaul cho các node.

wi_fi_repeater_extender_mesh_tinhte-7.jpg

Hầu hết các bộ sản phẩm Wi-Fi mesh đều có thiết lập đơn giản. Anh em chỉ cần chọn vị trí đặt node phù hợp, cấp nguồn, kết nối node chính với modem/router là xong. Thiết lập phụ thêm có thể là tên SSID, mật khẩu, các tính năng nâng cao như Parental Control, Guest Network... Giả sử anh em đang sử dụng modem/router của ISP cung cấp và trang bị Wi-Fi mesh, anh em hãy thiết lập cho modem/router trở thành Bridge hoặc quay số kết nối, còn lại phát Wi-Fi chuyển hẳn sang mesh, như vậy sẽ ổn định và nhanh hơn, giảm tải cho modem. Hiện tại mình đang sử dụng giải pháp này tại nhà và cảm thấy rất hài lòng, từ tầng trệt lên đến tầng 2, ra sân thượng đều đầy vạch sóng, chỉ việc sử dụng thôi, không còn phải chuyển đổi mạng như ngày xưa dùng repeater nữa.

Điểm yếu của mesh vẫn có, đó là giá thành. Dù mức độ phổ biến đã tăng hơn và có nhiều lựa chọn hơn, nhưng để sử dụng được mesh thì chi phí bỏ ra vẫn lớn hơn kiểu router + repeater. Nếu anh em có thể chấp nhận đầu tư cao hơn thì kết quả nhận lại đảm bảo sẽ hài lòng hơn nhiều, chưa kể khả năng mở rộng trong tương lai cũng dễ dàng hơn.

Quảng cáo

55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bực nhất là đi ể mà vô đóng cửa lại là nó mất wifi nên phải đầu tư 6 mét dây + cái totolink 720r cho đỡ buồn 😁
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 Á đang còm men thì rớt mạng 😱
BlBeRlLIEAE8cnd~2.jpg
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 hội vừa ỉ vừa lướt điện thoại nè
Truocw cũng nào là repeater này nọ. Xong mình làm luôn con Mesh, đi vào nhà vệ sinh đóng cửa dùng đt thoải mái. Mà mesh giờ đầy loại rẻ, dùng cơ bản quá ổn.
@IceNinja Mình dùng tenda mw3. Bộ tieu chuẩn nó có 3 cục node đủ cho nhà mình 3 tầng. Bên nhà bố mẹ mình cũng 3 tầng nhưng rộng hơn nên xúc thêm 2 cục riêng nữa là đủ. Nói chung nhu cầu là xem phim, chơi game, họp online thì mình thấy hoàn toàn ổn (ở cả 2 nhà). Cũng khá rê, 1 node là tầm 500k. Set up đơn giản, dùng ổn định.
@haobcyqhdv Mình dùng tenda mw3. Bộ tieu chuẩn nó có 3 cục node đủ cho nhà mình 3 tầng. Bên nhà bố mẹ mình cũng 3 tầng nhưng rộng hơn nên xúc thêm 2 cục riêng nữa là đủ. Nói chung nhu cầu là xem phim, chơi game, họp online thì mình thấy hoàn toàn ổn (ở cả 2 nhà). Cũng khá rê, 1 node là tầm 500k. Set up đơn giản, dùng ổn định.
kingpro1252
ĐẠI BÀNG
2 năm
@IceNinja dùng bộ E4 cũng ổn. quán caffee 4 tầng dùng 1 tầng 1 cái mà ko thấy tụi hs, sv than gì.
@kingpro1252 của tp link bác nhỉ? con này các node của nó có ethernet không bác?
hoacuclon
TÍCH CỰC
2 năm
Mua cục mấy cục buffalo wifi 6 nó có sẵn mesh luôn đó, bao ngon lành
traitay95
TÍCH CỰC
2 năm
Nhà nhiều tầng mới cần mess chứ chủ yếu là dùng router anten xịn là đc r
@traitay95 Tui xài cục wifi tenda xách tay đặt giữa nhà ngang 4 dài 18 đủ xài ổn định
christian08
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mesh giờ bộ nào là giá cả hợp lý mà set up dễ dàng nhất vậy mn?
@christian08 Hầu như mesh giá rẻ thì setup đơn giản lắm bạn, bị cái là nó quá ít chức năng, với nhiều khi setup phức tạp lại ngon hơn do mình chỉnh chọt tỉ mỉ hơn 😁
@christian08 Dùng mạng viettl trang bị free
Reset Router Wifi là thấy đỡ hẳn
boything
TÍCH CỰC
2 năm
Việc mình làm đầu tiên khi tốc độ wifi chậm là vào fast.c*m ngay.
Và mỗi lần vào là y như rằng do thằng cha Viettel bóp băng thông.
Mà cha ấy bóp thì mấy cái giải pháp trong bài viết đều công dã tràng.
@boything Có những khoảng thời gian lưu lượng truy cập rất lớn nên dẫn đến hệ thống mạng không kịp phân phối sản lượng đến người dùng khiến mạng truy cập chậm hơn bác ơi. Thường chỉ có 1 khung giờ trong ngày nhất định bị chậm chứ không phải thường xuyên. Nhà mạng nào cũng vậy á mà
boything
TÍCH CỰC
2 năm
@HuyenNguyen2727 Thế tiền cước đóng vẫn thu không thiếu 1đ.
Bap_Ngo
ĐẠI BÀNG
2 năm
Em thì quất cái này, sóng từ trong ra ngoài đều các phòng í
image.jpg
@toan_41073 Mình sài loại này 3 cục vẫn chứa ổn lắm chỉ kéo đk 700mbps. Mạng LAN gốc thì 1400mbps.
Chắc phải đợi wifi 7 mới kéo được tối đa
FDF0048C-3922-498B-858C-0FBB9F858BF5.png
@toan_41073 cục extreme này có thay router nhà mạng được không bác, mình đang tính mua 2 cục về thay router và 1 cục để mở rộng mà phân vân quá
The Dust
TÍCH CỰC
2 năm
Đang dùng mạng 400k vịt teo, quất con xiaomi ax6000 thấy uy tín hẳn, xuyên 3 lớp tường vẫn hơn 400mbps
16597281188720.6891310378448617.jpg
Thường nếu sóng wifi hơm ổn định, mình hay làm thao tác tắt/bật sóng wifi trên điện thoại, nếu vẫn ko được thì reset lại bộ phát wifi, trường hợp do cá mập cắn thì thua 😁
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
Mấy món này m sài hơn chục năm r 😁😁
image.jpg
image.jpg
@Jen Minh Tri Nói quá. Làm gì tới chục năm.
@Bạn và 500 Anh Em 2 cái phát wifi trắng mình mua hồi lúc lazâda mới mở ở vn ak 😂😂 chắc 7-8 năm
Meo_ham_choi
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nhà xài con router huawei AX3 tích hợp tính năng mesh. Cứ tầng nào bắt sóng kém thì quăng vào 1 cục là xong. Cầm điện thoại gọi Viber đi từ trệt lên lầu, vẫn ko bị trục trặc cuộc gọi. Rất tiện, chứ lúc trước xài repeater là rớt hoài.
nkhoidang
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình xài quả này của unifi. Mạng toàn 4 vạch full toàn nhà
image.jpg
techmen
TÍCH CỰC
2 năm
Sóng wifi mạnh quá có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ con ko nhỉ? Nó xuyên đ tường vật nó cũng xuyên ng
amio1st
TÍCH CỰC
2 năm
@techmen Sóng công nghệ nào cũng gây cho con người thiệt hai dù ít hay nhiều. wifi, sóng mạng đt, blutooth vv. Bức xạ của chúng nữa,
Meo_ham_choi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@techmen Vậy thì nên dùng hệ thống mesh, kết nhau bằng LAN. Lúc đó chỉnh nó công suất nhỏ thôi, vì ko cần xuyên tường, xuyên tầng mạnh
@techmen Theo tôi nghĩ là có, cho nên mình set auto off bộ phát wifi khoảng giờ ngủ 22h -> 6h sáng
@techmen không bác, trước có nghiên cứu bảo bác phải ngồi vào cái phòng có 5000 cục wifi phát cùng loại sóng và bác đứng giữa mới tương đương việc bác phơi nắng 1 phút
techmen
TÍCH CỰC
2 năm
@Pisces.Mist Cũng có thể, vì công suất cục repeater bé tý
Có ai dùng starlink ở VN chưa ạ?
Wifi ngon nhưng cáp mập cắn cáp thì sao?
@dunggrap alo cho a Musk bắn sóng vệ tinh xuống hỏi mật khẩu mà sài
TTris
TÍCH CỰC
2 năm
Modem nên để cấp IP, còn wifi thì mua một con chuyên wifi khác để phát.
Modem sẽ nhẹ nhàng hơn, mạng sẽ ổn định hơn.
nghtuan.888
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bác cho e hỏi nếu như e thay router chính, các thiết bị đã kết nối với router cũ thì các thiết bị đó có cần cập nhật mật khẩu lại không bác.
@nghtuan.888 Điều kiện là vẫn tên và mật khẩu cũ thì vẫn được

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019