Chiến lược thương hiệu của IKEA, từ nhà nghèo Thụy Điển trở thành tỉ phú Bắc Âu

Quyền.Vũ
10/8/2022 6:23Phản hồi: 80
Chiến lược thương hiệu của IKEA, từ nhà nghèo Thụy Điển trở thành tỉ phú Bắc Âu
Chiến lược thương hiệu của IKEA là bài học về khác biệt hoá sản phẩm để bất cứ thương hiệu nào cũng có thể duy trì năng lực cạnh tranh của mình.

Thương hiệu IKEA hoạt động trong lĩnh vực nội thất, chuyên cung cấp những sản phẩm vật dụng nội thất nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, ấn tượng về IKEA ở trong đầu hàng triệu khách hàng trung thành của họ không phải là một nhà bán lẻ. Thương hiệu IKEA từ lâu đã vươn mình để trở thành một phong cách sống đối với người tiêu dùng, một biểu tượng về khác biệt hoá sản phẩm để nhiều thương hiệu đi sau có thể học tập và noi theo.

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại ngôi làng Agunnaryd, Thuỵ Điển. Từ nhỏ cậu bé Ingvar Kamprad đã sớm nhận thức được hoàn cảnh của mình và nuôi tham vọng đổi đời. Mới vừa lên năm, Ingvar Kamprad đã đi bán diêm quẹt và bắt đầu hành trình làm giàu của mình từ đó. Hai năm sau, cậu bé quyết định mua lại một chiếc xe đạp cũ để “mở rộng thị trường.” Rong ruổi khắp các địa phương lân cận và bán bất cứ thứ gì có thể.

Screen Shot 2022-08-10 at 13.21.36.png
Chân dung nhà sáng lập của IKEA ông Ingvar Kamprad (ảnh: Trends Vietnam)

Những năm học cấp 3, Ingvar Kamprad bắt đầu nghiêm túc với công việc kinh doanh bằng cách thành lập công ty IKEA. Với số vốn ít ỏi từ tiền tiết kiệm cộng với một khoản tiền được gia đình thưởng cho nhờ thành tích học tập xuất sắc, công ty của Ingvar Kampard ra đời với tên gọi được ghép từ những chữ cái viết tắt trong tên riêng, cùng với tên của trang trại gia đình là Elmtaryd và tên ngôi làng địa phương Agunnaryd.

Vậy từ một mô hình kinh doanh đậm chất địa phương, vì sao IKEA đã trở thành thương hiệu đồ nội thất hàng đầu thế giới, giúp nhà sáng lập Ingvar Kamprad trở thành người giàu nhất Bắc Âu với khối tài sản ròng gần 50 tỷ đô la. Bài viết lần này từ Vũ với chủ đề chiến lược thương hiệu của IKEA sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác.

Chiến lược thương hiệu của IKEA nhìn từ lược sử đầy thách thức


Công ty IKEA ban đầu chuyên kinh doanh những sản phẩm gia dụng, quà tặng và phụ kiện thời trang được làm từ gỗ. Đến năm 1947, ông Ingvar Kamprad quyết định bổ sung thêm sản phẩm nội thất bằng gỗ vào nhóm ngành hàng của IKEA. Chỉ 4 năm sau, nội thất bằng gỗ đã trở thành dòng sản phẩm chiến lược và duy nhất của thương hiệu này.

Điều đáng nói là ở giai đoạn đó, tính cạnh tranh của thị trường đồ nội thất nói chung và nội thất bằng gỗ nói riêng đang là rất cao. Nhưng IKEA vẫn phát triển vượt bậc đến nỗi người dân châu Âu thường hay nói với nhau rằng:

Con tôi sinh ra trên chiếc giường của IKEA, nằm trong nôi của IKEA trong khi hai vợ chồng tôi ngồi xem phim trên ghế của IKEA, ăn uống bằng bát đũa của IKEA và mớ bát đũa đó cũng được cất trong tủ của IKEA.

Phải nói thêm rằng trong giai đoạn mà IKEA vẫn còn đang phát triển, chưa thật sự trở thành một thế lực của châu Âu hay thế giới. Khi đó thương hiệu này vẫn dũng cảm đi theo phong cách tối giản, sử dụng gam màu trung tính cùng những đường nét thiết kế gãy gọn trên những sản phẩm của mình. Có lẽ một phần vì ảnh hưởng phong cách nội thất Scandinavian danh tiếng thuộc vùng Bắc Âu, nên những sản phẩm của IKEA toát lên rõ ràng ý đồ tối giản của nhà thiết kế.

Tuy nhiên đó chỉ là lý do phụ, lý do lớn nhất giải thích cho định hướng phong cách của IKEA phải kể đến lối sống của nhà sáng lập Ingvar Kamprad. Bản thân là một tỷ phú đô la nổi tiếng thế giới, nhưng như đã nói ông Ingvar Kamprad có xuất phát điểm vô cùng khó khăn. Lớn lên trong một vùng quê nghèo nơi chỉ có sự xuất hiện của những người dân lao động, người đàn ông này thấu hiểu và đã trải nghiệm rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Screen Shot 2022-08-10 at 13.21.43.png
Ingvar Kamprad (trái) cùng với em gái Kerstin trong một ngày mùa hè ở Thụy Điển vào đầu những năm 1930. (ảnh: IKEA)

Quảng cáo



Ông đồng cảm nhưng không chùn bước trước cái nghèo, ý thức được bản thân phải kiến tạo thêm nhiều giá trị để giúp cộng đồng thịnh vượng và phát triển hơn. Thay vì sống xa hoa và ích kỷ hưởng thụ những thú vui của riêng mình. Cũng như nhiều tỷ phú công nghệ trẻ tuổi, ông ở trong một ngôi nhà vừa đủ sướng, chạy một chiếc xe vừa đủ sang và dành ra phần lớn khối tài sản của mình cho các hoạt động thiện nguyện.

Không dừng lại ở đó, ông Ingvar Kamprad cùng với đội ngũ của mình còn là những người đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Năm 2019 để chuẩn bị cho kế hoạch khai trương cửa hàng mới tại Greenwich, IKEA đã công bố dự án sử dụng sản phẩm cũ của mình để tái chế thành “nhà riêng” cho các loài động vật.

Dự án có sự tham gia của nhiều nghệ nhân, nhà thiết kế trong lĩnh vực xây dựng cũng như chế tác. Với mục tiêu vừa bảo vệ được môi trường sống nhờ hạn chế rác thải, vừa tạo nên không gian cư ngụ sáng tạo cho thế giới động vật hoang dã. Cùng việc sử dụng toàn bộ nguồn năng lượng mặt trời và ứng dụng hệ thống khai thác nước mưa trong vận hành, cửa hàng IKEA Greenwich cũng nhận được chứng chỉ BREEAM – dành cho những công trình xây dựng xanh mang tính thương mại ở Vương quốc Anh.

Nhìn xa hơn, chiến lược thương hiệu của IKEA từng đóng góp 3 triệu Euro chung tay với UNICEF hỗ trợ người dân chịu hậu quả động đất tại Nepal. Cam kết chi 200 triệu Euro để cùng với H&M, Sony và Coca-Cola giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Thương hiệu Thuỵ Điển thậm chí đã mua lại nhiều cánh rừng ở Baltics và Romania, nhằm phục vụ cho nỗ lực chủ động nguồn cung bột giấy. Điều mà nhiều thương hiệu công nghệ khác tại Mỹ cũng đang theo đuổi.

Chiến lược thương hiệu của IKEA có gì khác biệt?


Đừng nhìn vào những khoản tiền khổng lồ với một dãy các chữ số không mà cho rằng, chiến lược thương hiệu của IKEA chỉ đang tạo dựng hình ảnh tích cực bằng các hoạt động từ thiện. Bản chất của một chiến lược thương hiệu hiệu quả luôn là sự khác biệt. Khác biệt hoá không chỉ là một trong nhiều cách xây dựng chiến lược, nó còn đảm bảo để thương hiệu luôn duy trì và phát triển được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Quảng cáo


Vậy câu hỏi đặt ra ở đây sẽ là, chiến lược thương hiệu của IKEA có gì khác biệt hay không. Câu trả lời sẽ là không tính cho đến trước năm 1956 – lúc ông Ingvar Kamprad đã quá chán nản khi phải lao vào cuộc chiến về giá với các đối thủ cạnh tranh. Ông cùng với các cộng sự muốn tạo ra sự khác biệt trong chiến lược thương hiệu của IKEA, và đó chính là lý do ra đời của khái niệm Flatpack – Đóng gói phẳng.

Đóng gói phẳng nghĩa là thay vì lắp ráp và hoàn thiện một sản phẩm nội thất tại xưởng, đội ngũ IKEA sẽ đóng gói từng phần của sản phẩm vào những chiếc hộp bằng phẳng. Người giao hàng và người nhận hàng đều thuận lợi hơn khi vận chuyển hay mang vác sản phẩm, những chiếc hộp của IKEA trông giống như những chiếc túi xách và vali nhiều hơn.

Screen Shot 2022-08-10 at 13.21.49.png
Những chiếc hộp bằng phẳng là ưu thế cạnh tranh của IKEA (ảnh: The Spruce).

Sau khi nhận hàng, người dùng sẽ tự lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm ngay trong không gian sinh hoạt của mình. Điều này không chỉ mang lại giá trị cho khách hàng nhờ sự thuận tiện, mà còn tiết kiệm chi phí vận hành và sản xuất cho chính thương hiệu IKEA. Cũng theo nhiều nghiên cứu về tâm lý học hành vi, con người chúng ta có cảm giác thích thú và thoả mãn nhiều hơn, khi được tự tay hoàn thiện một món đồ và sản phẩm bất kì nào đó.

Nhờ tối ưu được chi phí sản xuất từ chiến lược đóng gói phẳng, IKEA cũng tự tin hơn trong việc cung cấp các sản phẩm giá tốt. Xây dựng và ứng dụng hiệu quả chiến lược giá tối ưu để thoát khỏi cuộc chiến về giá không lối thoát với đối thủ cạnh tranh.

Nguồn gốc Đóng gói phẳng trong chiến lược thương hiệu của IKEA


Đóng gói phẳng trong chiến lược thương hiệu của IKEA còn giải quyết tốt tình trạng lưu kho. Tiết kiệm cả tiền bạc, chi phí lẫn thời gian phân phối hàng hoá đến tay người dùng cuối. Nói đến tác dụng tối ưu quy trình vận chuyển cũng là đang nói về nguồn gốc của chiến lược Flatpack. Năm 1953, Gillis Lundgren được bổ nhiệm vào vị trí Quản lý danh mục sản phẩm và là nhân viên thứ 4 tại IKEA dưới triều đại của Ingvar Kamprad.

Một ngày nọ ông nhận nhiệm vụ giao hàng mà sản phẩm là chiếc bàn Lovet hình chiếc lá. Tuy nhiên, Gillis đã gặp khó khăn khi không thể đặt cả một chiếc bàn lên xe. Ông tự hỏi rằng liệu có cách nào để vận chuyển một lúc nhiều chiếc bàn thế này, để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn hay không? Câu trả lời ngay lập tức xuất hiện trong đầu của Gillis, đó là tháo cả bốn chiếc chân bàn này ra.

Không mất nhiều thời gian để Gillis thuyết phục thành công ông Ingvar Kamprad – người luôn ủng hộ sự tối giản và tiện lợi chấp nhận việc ứng dụng kỹ thuật đóng gói phẳng. Từ một doanh nghiệp mang tính địa phương với số lượng nhân sự đếm trên đầu ngón tay, IKEA đã phát triển trở thành một thương hiệu và công ty đa quốc gia. Với hơn 300 cửa hàng đặt tại gần 50 quốc gia khác nhau, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của công ty cũng chưa bao giờ nằm dưới mức 10%.

Screen Shot 2022-08-10 at 13.21.55.png
Nhà thiết kế Gillis Lundgren có hơn 50 năm làm việc tại IKEA (ảnh: The Independent).

Đối với bản thân Gillis Lundgren, ông từ một người quản lý sản phẩm đơn thuần đã trở thành nhà thiết kế chính của thương hiệu Thụy Điển, trở thành một phần quan trọng không thể tách rời trong chiến lược thương hiệu của IKEA. Ngày nay khi những chiếc tủ của IKEA được hoàn thiện với tốc độ trung bình 15 phút/sản phẩm, đội ngũ IKEA sẽ phải gửi lời cảm ơn đến nhà thiết kế Gillis Lundgren.

Hơn nửa thế kỷ làm việc cho IKEA, Gillis Lundgren đã đóng góp hơn 200 sản phẩm thiết kế và được công nhận là một trong những nhà thiết kế vĩ đại nhất thế kỷ 20. Năm 2016 ông qua đời ở tuổi 86, để lại niềm tiếc thương to lớn cho đội ngũ IKEA nói riêng và thế giới thiết kế nói chung.

Hành trình của Đóng gói phẳng trong chiến lược thương hiệu của IKEA


Đương nhiên Gillis Lundgren hay Ingvar Kamprad không thể cứ thế bẻ gãy bốn chiếc chân bàn rồi chuyển đến nhà khách hàng. IKEA cần bắt tay với một đối tác đã có nhiều kinh nghiệm về gia công hơn mình, và đến năm 1953 họ đã chọn làm việc với Ovendals – nhà cung cấp khiến Ingvar Kamprad bị ấn tượng bởi sản phẩm khớp nối phù hợp với định hướng Đóng gói phẳng trong chiến lược thương hiệu của IKEA.

Chỉ ít tháng sau, danh mục của IKEA đã lần lượt được thêm vào ba dòng sản phẩm gồm DELFI, KOKSA và RIGA với tính năng có thể tháo rời và đóng gói vào những chiếc hộp bằng phẳng. Chúng giải quyết được vấn đề của nhiều gia chủ sống trong các không gian hẹp, lối vào hạn chế bởi chỉ cần chuyển sản phẩm đến đúng vị trí cần đặt và ráp lại với nhau là xong.

Ngày nay nếu như bạn vẫn cảm thấy ấn tượng với cách đóng gói và vận chuyển của IKEA, thì bạn cũng dễ hình dung tại sao ở thời điểm những năm 50, đóng gói phẳng lại được xem như một cuộc cách mạng. Thời điểm đó nếu muốn sở hữu một món đồ nội thất, bạn phải trực tiếp tìm đến cửa hàng. Đặt hàng và ngồi ở nhà chờ đợi suốt nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng liên tiếp để sản phẩm được giao đến. Dĩ nhiên rồi, những món hàng này vô cùng cồng kềnh và phức tạp chứ chẳng tối giản cả trong thiết kế lẫn cách đóng gói như IKEA đâu.

Đến thập niên 60 và những năm đầu thập niên 70, những chiếc hộp phẳng của IKEA ít nhiều bị giảm sút về mặt danh tiếng. Lý do bởi vì trong quá trình gia công đầy áp lực và căng thẳng, những chiếc hộp phẳng đôi khi bị thiếu mất một vài con ốc, hoặc một số bảng vẽ hướng dẫn quy trình lắp ráp trở nên quá phức tạp. Những áp lực này đến từ chính đội ngũ nhân sự IKEA, khi họ mất cân đối giữa nghệ thuật thiết kế sản phẩm với tính ứng dụng cao ở trong thực tiễn.

Screen Shot 2022-08-10 at 13.22.01.png
Những bất cập về thiết kế đã khiến IKEA phải thay đổi chiến lược đóng gói phẳng (ảnh: Research Digest).

Sau khi ngồi lại với ban lãnh đạo, nhiều nhân sự thiết kế đã chấp nhận hi sinh một số chi tiết mà họ đặc biệt yêu thích trên sản phẩm, để đổi lấy sự thực dụng và giản đơn cho cả đội ngũ gia công lẫn khách mua hàng. Hiệu quả bán hàng và phát triển sản phẩm đến gần như ngay lập tức, những chiếc hộp phẳng lại trở về với vị thế vốn có và góp phần biến IKEA từ một nhà bán lẻ trở thành một phong cách sống thật sự.

Chiến lược thương hiệu của IKEA giúp khách hàng góp phần thay đổi thế giới


Chiến lược thương hiệu của IKEA xác định chậm nhất đến cuối năm 2030, chuỗi cung ứng và hệ thống vận chuyển của họ sẽ cắt giảm tối thiểu 70% khí thải ra môi trường. Thay vì những món đồ nội thất cồng kềnh gây khó khăn cho quá trình vận chuyển, những kiện hàng của IKEA luôn vuông vức và xếp chồng lên nhau kín đặc trong các container. Điều này giúp cho số lượng tàu và xe đầu kéo được giảm xuống, khí thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng được hạn chế đến mức tối đa.

Chiến lược thương hiệu của IKEA không chỉ trực tiếp đóng góp tiền bạc, công sức và thời gian cho các vấn đề môi trường. Đội ngũ đến từ Bắc Âu còn muốn truyền tải đến khách hàng trung thành của mình một thông điệp rằng: “Khi bạn nhận được hàng và mở những chiếc hộp bằng phẳng đó ra, cũng là lúc bạn đang cùng với chúng tôi mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, trả lại sự bình yên và trong lành cho thế giới này.”

Lời kết

Chiến lược thương hiệu của IKEA là một bài học về khác biệt hoá sản phẩm để nhiều thương hiệu khác có thể noi theo. Đội ngũ IKEA không chỉ giỏi về marketing hay thiết kế nhận diện thương hiệu, mà còn là một bậc thầy trong thiết kế và hoàn thiện sản phẩm để chinh phục thành công hàng triệu khách hàng trung thành.

Screen Shot 2022-08-10 at 13.22.07.png
IKEA key visual (ảnh: FOREAL®️ Studio)

Thiết kế sản phẩm và cách đóng gói của IKEA không chỉ để theo đuổi cái đẹp, đó còn là một nghệ thuật của trải nghiệm khách hàng mà biết bao nhiêu đội ngũ thương hiệu vẫn đang rao giảng từng ngày, nhưng chẳng mấy ai đủ sức chuyển đổi từ lý thuyết đến thực tế để ứng dụng hiệu quả vào các mô hình kinh doanh.

Bài chia sẻ của Vũ về chiến lược thương hiệu của IKEA hy vọng rằng không chỉ giúp ích cho quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của bạn, mà còn làm thay đổi nhận thức của bạn về một doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh cam kết mang lại các giá trị cộng đồng.

Trên quan điểm của Vũ, giá trị cộng đồng phải song hành với giá trị cũng như văn hoá nội bộ thương hiệu. Đừng biến giá trị cộng đồng trở thành những lời ong tiếng ve vô nghĩa trên các diễn đàn doanh nhân, để rồi đánh mất đi bản sắc từ sâu bên trong đội ngũ nhân sự cũng như chất lượng của sản phẩm.

Xin chân thành cảm ơn,

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/chien-luoc-thuong-hieu-cua-ikea-tu-nha-ngheo-thuy-dien-thanh-ti-phu-bac-au.html
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dạo này nhiều bài về IKEA nhỉ.
redneon
TÍCH CỰC
2 năm
@Walleye_Pixel2 Mình nghĩ tiêu đề nên là "Nhà sáng lập của thương hiệu của IKEA, từ nhà nghèo Thụy Điển trở thành tỉ phú Bắc Âu." Hoặc là "Chiến lược thương hiệu IKEA làm thay đổi TG"

Vì "chiến lược thương hiệu" ko thể trở thành tỷ phú dc 😑 mình ko phải chuyên gia, bài thì hay nhưng sao làm digital mà từ cái tiêu đề nó sai sai á.....
@redneon Hihi, vì bài mình viết về IKEA, founder của IKEA là nhân tố khởi động, IKEA vẫn là thương hiệu đại diện cho một nhóm người (tổ chức). Cảm ơn bạn nhé.
Dùng đc trên 10 năm ko nhỉ
@Hạt mè bé xíu vậy là hàng IKEA dùng ván cao cấp nhất
@cosmos47 Hàng IKEA thuộc vào loại giá rẻ thôi bạn. Rẻ, nhanh gọn và chất lượng trung bình. Vào showroom furniture nhiều thứ mắc hơn nhiều, được cái IKEA có đủ thứ hầm bà lằng nồi niêu xoong chảo đồ chơi nhà hàng đồ ăn giá rẻ, pin sạc Ladda, chỗ chơi con nít.
dnmphat
ĐẠI BÀNG
2 năm
@cosmos47 IKEA nên được nhìn nhận là một sản phẩm ứng dụng công nghệ, chứ không phải kết quả của dây chuyền công nghiệp bạn à 😁 dùng đồ IKEA thiết kế tối giản, giá hợp lý thì không ít người đổi mới từng năm, thậm chí chỉ sau vài tháng nên dùng được bao lâu không quá quan trọng
tpe1893
TÍCH CỰC
2 năm
Đồ của ikea bền đẹp mà rẻ. Đương nhiên là ko thể so sánh đc với những đồ nội thất luxury được. Mình cứ hôm nào rảnh lại lượn vào ikea để coi đồ và cách setup nội thất trong nhà mẫu. Thỉnh thoảng mua đồ về tự lắp cũng vui lắm
monkey_nami
ĐẠI BÀNG
2 năm
@vanthaopham anh ko biết ở VN có nhà máy Woodsland sx đồ nội thất cho IKEA ah.
thủ công mỹ nghệ có Chúc Sơn
Kim khí có Kim khí Thăng Long và còn vài ngành hàng nữa , đâu đó tầm 13-15 supplier ở MB, còn MN ko rõ số liệu nhưng họ cũng có vài ncc trong đó.
tất nhiên, muốn làm đc đồ nội thất IKEA thì phải tuân thủ khá nghiêm ngặt về bảo vệ rừng. Gỗ phải đc khai thác từ các nguồn có thể truy xuất nguồn gốc và từ các nguồn bền vững, FSC là 1 trong những yêu cầu tối thiểu cho vấn đề này.
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@monkey_nami NÓi thế thôi. Lên youtube xem xem, mình đã xem video về mấy cty supplier của IKEA mua gỗ của một số cty khác. Lần lần lần cuối cùng lại là gỗ từ chặt rừng ở mấy nước đông âu.
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@laiviet


monkey_nami
ĐẠI BÀNG
2 năm
@laiviet chuẩn rồi a, ko thể tuyệt đối được nên chắc chắn phải có các nguồn ko hợp pháp, vì với các rừng đc cấp chứng chỉ ở VN chỉ đếm đc trên đầu ngón tay , chỉ là hạt muối bỏ bể so với sản lượng của mình IKEA nói riêng. Chính vì vậy, nên VN và nhiều quốc gia khác được liệt kê trong list critical countries từ IKEA (cảnh báo từ 2016) như ảnh dưới đây. Tuy nhiên, qua từng năm, tỷ lệ dùng gỗ từ các nguồn ko đc kiểm soát đã hạ được xuống khá nhiều. Anh nào làm với IKEA sẽ biết cái này nằm trong văn bản nào từ IKEA.
Cười vô mặt
Capture.PNG
bài học rút ra là đừng có tin bất kỳ mấy thằng nào làm brand như vũ cả, hãy tự mình tin vào bản thân và chiến lượt vì mấy thằng làm brand như vũ chỉ móc cái đã có kết quả ra chém và lùa gà thôi
@Hạt mè bé xíu Hihi, viết sai thì là sai, mình góp ý chứ đâu công kích gì đâu. Hihi, thấy cái sai của bạn mà không giúp bạn cải thiện là ác với bạn lắm, hihi. Vậy bạn sai chính tả mà tham gia viết trên diễn đàn thì kỳ lắm. Hihi
@Quyền.Vũ Bác nên viết tâm thư gửi cho chủ tịch tinhte rồi 😁
@Quyền.Vũ thái độ quay 180 độ chứng tỏ nói đúng ý
khách hàng nhiều đến độ phải lên tinhte rãi link spam và cãi lộn tay đôi thì hiểu khách nhiều đến mức độ nào rùi, hihi bạn ơi
@Hạt mè bé xíu Hihi bạn ơi, mình đang hihi mà tức lòi bản họng nè, biết nói gì bây giờ trừ việc hihi bạn ơi
thấy cái rác khi vũ mà không nói để cải thiện thì gọi là ác vũ đó bạn, hihi
Ikea cũng như Uniqlo, rẻ đẹp bền, phù hợp với số đông, dĩ nhiên là không so sánh với các dòng lux.
Đã đọc và sẽ đọc lại vì hình như vấn đề ko nằm ở đó 😃
@Hạt mè bé xíu ông kiếm ra được bài nào tiêu đề trùng ý với nội dung tôi đi bằng đầu
toàn chém gió láo ra y chang bàn đề 16h30 chiều
cái thực tế chả dám chém vì nói ra rước nhục vào thân
iolna
TÍCH CỰC
2 năm
Mình tải app IKEA về để ... ngắm đồ 😅
VN chưa có IKEA chính chủ nhỉ
Odinnguyen
TÍCH CỰC
2 năm
@nguoi_thanbi có chứ anh, cũng dc vài năm rồi. nhưng hiện chỉ làm dự án thôi (tư vấn, thiết kế, cung cấp cho công trình). Còn bán lẻ chắc lâu, do cạnh tranh giá mình ác quá, hàng họ cũng trung bình cao. Đối tượng khách hàng này thì lại chưa nhiều ở VN. Với lại các cửa hàng của IKEA thường to và xa trung tâm, thích hợp có oto hơn. Nhưng hàng IKEA đi tiểu ngạch cũng nhiều...
Bài viết vừa dài vừa lan man chả ra làm sao cả, dẫn dắt nội dung rất kém. Tác giả nên xem lại cách xây dựng content trước khi nói đến chuyện làm branding 😁
@phuongnam2207 Hihi, mình có ghi là lắng nghe đóng góp mà, mình không phải “chuyên gia” nhé. Mình chỉ là thường dân thôi ạ.
@phuongnam2207 chuyển sang giai đoạn "hối lỗi, cầu thị" để lấy điểm rùi bạn, đọc văn cay cú lắm nên cái gì cũng nhét hihi vào, cứ dòm lịch sử comment là biết hihi từ lúc tự nhận chuyên gia, nói móc người khác và ăn chữi
thứ nầy chỉ tội khách hàng, miệng hihi đầu chữi 😁
@choigiky Hihi, cảm ơn bạn đã tăng tương tác nhé. Hihi. Đọc cmnt của bạn giải trí lắm luôn á 🙏
@Quyền.Vũ Hihi, cảm ơn bạn comment để thấy sống 2 mặt là thế nào. Đọc cách bạn làm mới tội khách hàng luôn á 🙏
grozar
CAO CẤP
2 năm
Bao h có cửa hàng tại VN đây :v
Đại gia ngành gỗ Việt không thiếu, chỉ là họ không thích quảng cáo, và ồn ào mà thôi.
đồ ikea rất thân thiện nhưng đôi cái nõ cũng hơi tào lao. cái kệ úp chén chẳng hạn ^^
Chris_Vo
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thanks bạn, bài viết hay, hiểu thêm về thương hiệu IKEA. Nhà mình ở gần ngay Springvale IKEA (lớn nhất Melbourne). Cuối tuần là hay ghé vào đây chơi, vừa tham quan, học hỏi cách họ bố trí nội thất (họ tạo ra những room riêng biệt như living room, bedroom, bathroom... và trang trí nội thất sẵn).
@Chris_Vo Vâng mình cảm ơn ạ, phản hồi của anh giúp mình rất vui khi chia sẻ trên tinhte. Anh tham quan Springvale IKEA viết một bài review được thì tốt quá ạ, cho anh em tinhte được mở mang thêm.
Chris_Vo
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Quyền.Vũ yeah, để lần tới sẽ viết 1 bài tham quan Springvale Ikea.
Tks bạn bài viết rất hay, từ nay mong bạn đừng viết nữa và cũng khỏi PR trá hình cho website của bạn nữa. Thân
@cadenlid nữa nạc nữa mỡ, đi spam link mà nói ko làm marketing ko PR =)) thứ nầy ai dính vô tội khách hàng
@choigiky Bài viết này chất lượng thấp, không mang lại giá trị cho người đọc. Thông tin lượm lặt trên internet ai cũng có thể lấy được nhưng hành văn dài dòng miên man ko có chủ đề chủ điểm. Ngắn gọn mới là linh hồn của trí khôn sắc sảo. Hơn nữa nếu chia sẻ thì dẫn cái link đến trang web thương mại cá nhân làm gì? PR trá hình kiểu này thì càng viết càng phèn. Tính cách cũng trẻ con hiếu thắng, đôi co lại với lời góp ý và tỏ ý thách thức, chối bỏ sự thật. Làm đàn ông mà làm ko dám nhận, người khác góp ý thì mỉa mai, khó có thể thành công
thanhtung08
ĐẠI BÀNG
2 năm
@cadenlid Bạn chỉ được cái nói đúng. Like
@cadenlid Hihi, mình cũng có blog đó bạn, bạn ghé xem nhé. Diễn đàn là nơi mọi người chia sẻ mà. Bài mình không những nhảm đúng như bạn nói vậy đó, hihe.
techmen
TÍCH CỰC
2 năm
Bảo vệ mt gấp mấy nghìn lần chặt vỗ quý về làm kiểu VN
Mình thấy IKEA tài nhất ở vụ họ sẵn sàng đặt tên = tiếng Thụy Điển cho TẤT CẢ các sp của họ, BẤT KỂ bán ở đâu trên thế giới.
huytai93
TÍCH CỰC
2 năm
Mình cũng đang làm gỗ, và có giấc mơ trở thành IKEA VN, nhưng mà nỗi lo cơm áo gạo tiền lấn át giấc mơ nên mình chưa thực hiện đc
@huytai93 mình chưa giỏi để chi bạn nhưng mình đề suất:
1. làm website và bán trên mxh, linh tinh cũng được miễn nó xây dựng thương hiệu cho bạn trước
2. đừng bỏ phí, ngày dành 30p 60p để nuôi đi bạn
huytai93
TÍCH CỰC
2 năm
@choigiky Số 1 mình làm rồi bạn ạ, đơn hàng làm ko kịp, nhưng đó chỉ là làm thêm thôi, mình ko dám bỏ làm chính để toàn lực khởi nghiệp
nibiru
TÍCH CỰC
2 năm
Tại sao tinh tế k có nhiều bài ntn nhỉ!
Ad nên bổ sung thêm những bài ntn để ae hiểu thêm về các thương hiệu mạnh
@nibiru Dạ vâng, xem cách họ thành công trong công việc kinh doanh, cũng rút ra được nhiều bài học hay ạ. Cảm ơn bạn nhiều.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019