Số lượng hổ hoang dã ở Nepal đang nhiều nhất thế giới, nhưng rủi ro cũng tăng lên

dnghieuvy
16/8/2022 19:34Phản hồi: 40
Số lượng hổ hoang dã ở Nepal đang nhiều nhất thế giới, nhưng rủi ro cũng tăng lên
Nepal trở thành đất nước sở hữu lượng hổ được bảo tồn nhiều nhất thế giới, với số lượng lên đến 355 con. Con số này gấp 3 lần so với số hổ ước tính vào năm 2009 ở quốc gia này là 121 con. Tại Hội nghị thượng đỉnh về bảo tồn hổ năm 2010 tại Nga, tất cả 13 quốc gia tham dự đều cam kết số lượng hổ tự nhiên của họ sẽ tăng gấp đôi. Nhưng tới hiện tại, duy chỉ Nepal đã đạt được điều đó.

Bởi vì nhiều nguyên nhân như mất môi trường sống, bị săn bắt lấy da, xương đã làm số lượng hổ giảm đáng kể so với nhiều thế kỷ trước (vào đầu thế kỷ 20 có hơn 100.000 con hổ nhưng năm 2015 ước tính chỉ còn hơn 3.500 con). Nạn săn bắt này đặc biệt xuất hiện thường xuyên tại một số nước Châu Á. Ngày nay, các nước như Lào, Campuchia, Việt Nam và phía nam Trung Quốc đều không còn hổ sống trong tự nhiên.

Abishek Harihar - phó giám đốc chương trình hổ thuộc nhóm bảo tồn mèo rừng Panthera lý giải về việc số lượng hổ gia tăng ở Nepal nhờ vào việc đầu tư mạnh mẽ của chính phủ cho công tác bảo tồn, đồng thời thực thi nghiêm ngặt các chính sách chống săn bắt trộm. Ngay từ những năm 1970, Nepal đã xây dựng 5 công viên Quốc Gia để cho hổ sinh sống, được bảo vệ và tuần tra thường xuyên bởi nhân viên và cả quân đội. Việc bảo vệ hổ đồng thời cũng giúp bảo tồn các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng khác như tê giác, voi, tê tê… Hình phạt đối với việc săn trộm hổ là 15 năm tù với phí phạt 10.000 USD (tương đương 234 triệu).

Không chỉ thực thi những chính sách tốt mà Nepal còn sử dụng phương pháp đo mật độ quần thể tốt hơn là bẫy ảnh (camera trap - hệ thống camera lắp đặt để đếm số cá thể hổ). Nhờ phương pháp này mà họ có thể đo lường được quần thể hổ gần như chính xác, cải thiện hơn so với những cách đếm cũ vốn có sai số cao. Trên thực tế, số lượng hổ cũng đã tăng cao nhờ sinh sản tốt hơn. So với các nước cũng đang làm tốt việc bảo tồn hồ như Ấn Độ, Bhutan và Thái Lan,…Nepal vẫn vượt trội hơn.

Thông báo về hổ của Nepal được đưa ra sau khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đưa thông báo số lượng hổ trên toàn Thế Giới đang “ổn định hoặc tăng lên”. Cuộc đếm kiểm gần nhất cho thấy mật độ hổ tăng 40% so với ước tính năm 2015, tăng từ 3726 lên 5578 con.


Đe dọa đến đời sống của con người


Ho-Nepal-tinhte.jpg

Số lượng hổ được bảo tồn và sống trong tự nhiên tăng lên đồng nghĩa với việc rủi ro mà con người phải đối mặt cũng cao hơn, bởi hổ không giống như mèo nhà, chúng hung dữ và có thể tấn công, tước đoạt mạng sống của con người. Vào những năm gần đây, tỷ lệ các vụ hổ tấn công dân địa phương và gia súc bị hổ ăn thịt đã gia tăng. Một con hổ đã giết chết 16 người ở vườn Quốc gia Chitwan (Nepal) trong vòng 1 năm, trong khi 5 năm về trước tổng cộng chỉ có 10 vụ tấn công dẫn đến tử vong.

Tháng trước, cũng có một con hổ tấn công và làm bị thương một người phụ nữ 41 tuổi đang nhặt củi ở quận Bardiya, gần một trong những khu vực sống lớn nhất của hổ. Theo tờ báo The Kathmandu Post, vụ việc này khiến người dân cực kỳ phẫn nộ. Họ yêu cầu chính phủ thực hiện công tác kiểm soát và bảo tồn động vật hoang dã tốt hơn. Những con hổ tấn công người thường là những con bị mất lãnh thổ hoặc bị vấn đề tâm lý.

Với việc mật độ hổ tăng cao thì chúng buộc phải tìm kiếm lãnh thổ ở khu vực rìa, là nơi khiến chúng dễ dàng chạm trán với con người. Nhóm của Lamichhane cho biết thêm rằng nếu giám sát và kiểm soát kịp thời, việc ngăn chặn các cuộc tấn công là có thể. Nhưng nếu muốn di dời những con hổ đã có tiền lệ tấn công thì không thể được vì chúng sẽ tiếp tục tấn công con người ở những nơi khác.

Ông Kumar Paudel, giám đốc Greenhood Nepal đã nói các chính phủ và cơ quan bảo tồn vẫn chưa có đủ giải pháp an toàn cho người dân sống trong khu vực xung quanh. Hầu hết những người dân sống ở khu vực gần khu bảo tồn đều phụ thuộc vào rừng, vì vậy bên cạnh việc giám sát các con hổ thì Chính phủ và các cơ quan bảo tồn nên nghĩ phương án cung cấp các vật phẩm đáp ứng nhu cầu sống thay thế cho những người dân này.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế khuyến khích các quốc gia tiếp tục phát huy công tác bảo tồn, nhưng bên cạnh đó cũng đưa ra các biện pháp tốt hơn nhằm khoanh vùng, giới hạn lãnh thổ của hổ và bảo vệ đời sống con người.

Theo National Geographic
40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nghĩ đến cảnh chịu trận khi bị 1 con hổ tấn công cắn xé từng bộ phận là gai hết người
@cuocdoituoidep Móc mắt nó thì còn hy vọng
@thanh_satria Đánh hổ dễ mà, cứ quần cho con hổ mệt là được. Bạn có thể tham khảo video dưới đây
Dân buôn bán cao hổ cốt ở VN sau khi đọc tin này
5385458_cover_heheboi.jpg
@cadenlid Hàng Việt Nam chất lượng cao 😁
images-2.jpeg
Dân TQ khi nghe tin này sẽ sang Nepal gấp 😃
hổ đấu với sư tử ai thắng?
@Hot.Buns Thành sư hổ hoặc hổ sư tùy vào con nào đực.
8Keo
CAO CẤP
2 năm
@abc_8989 Lực tát của hổ khá mạnh, dư sức vỡ sọ
@abc_8989 Mình cũng đã tìm hiểu kha khá về việc hổ đấu với sư tử con nào thắng ("con nào" chứ ko phải "ai" bạn nhé). Kết quả là câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều nhiều yếu tố
- Đầu tiên là về kích thước. Con nào lớn hơn sẽ có khả năng thắng cao hơn. Đơn giản 2 con sư tử đấu nhau thì con nào to lớn hơn sẽ dễ thắng hơn. Nếu xem các video trên youtube chẳng hạn như hổ đấu với gấu, voi, ... thì có trường hợp con gấu to đùng sẽ thắng con hổ, cũng có trường hợp con hổ trưởng thành đuổi con gấu con chạy mất dép. Như vậy kích thước là rất quan trọng. Như chúng ta đều biết hổ cũng có nhiều loại, loại to nhỏ khác nhau nên phải tuỳ vào con hổ cụ thể với con sư tử cụ thể. Chẳng hạn hổ Bengal với sư tử châu phi thì khả năng bengal ăn được
- Giả sử kích thước 2 con bằng nhau thì lúc đó tính đến các yếu tố khác như kinh nghiệm chiến đấu, tính chất trận đấu, cách tiếp cận trận đấu,... Cũng là các video trên youtube, có thể thấy có trường hợp con báo bơi xuống sông cắp cổ con cá sấu lôi lên, cũng có trường hợp con báo đang uống nước bất ngờ bị cá sấu tấn công và lôi xuống nước chết đuối. Trên thực tế hổ là loài sống đơn độc, thường săn mồi bằng cách rình rập, tấn công bất ngờ (rất giống con mèo bắt chuột). Còn sư tử có lối sống rất khác, sống theo bầy đàn, phối hợp tác chiến. Sư tử đực thì chỉ đánh nhau một lần giành lãnh thổ xong rồi nhường lại việc đi săn mồi cho sư tử cái, con đực ngủ cả ngày và giao phối thôi. Thực tế ở các công viên quốc gia châu phi, sư tử ngủ cả ngày, đơn giản vì thức săn lúc nào cũng có sẵn xung quanh: ngựa vằn linh dương hàng đàn hàng lúc nào nó dậy nó bắt cũng được rất dễ dàng, nên có lẽ nếu phải đấu tay đôi sẽ dễ thua hổ hơn vì hổ sống trong môi trường khắc nghiệt hơn, chiến đấu đơn độc hàng ngày để kiếm ăn trong rừng già.
- Nhưng cuối cùng là vấn đề thực tế bọn chúng có đánh nhau hay ko? Câu trả lời là ko, vì môi trường của bọn này khác hoàn toàn. Sư tử phân bổ nhiều ở châu phi, trong rừng xanh (biệt danh chúa tể rừng xanh). Còn hổ sống trong rừng già, hầu như rất ít chạm mặt trong tự nhiên. Mà nếu có chạm mặt thì cũng ko có lý do gì để tẩn nhau cả, vì 2 loài này chủ yếu sẽ đi săn các động văn ăn cỏ như thỏ, hươu nai để thịt. Mình thấy sư tử đụng độ với báo nhiều hơn vì môi trường sống gần nhau, và hầu hết phần thắng ở sư tử (do ưu thế về kích cỡ như đã nói ở trên). Một số trường hợp người ta cố tình để hổ với sư tử đụng nhau, ví dụ như trong vườn thú, nhưng như vậy cũng ko công bằng lắm vì theo mình để một trận đấu có kết quả công tâm thì cần có điều kiện đảm bảo như cùng hạng cân, kích cỡ, cùng trạng thái sức khoẻ,... Trong hầu hết các video trên youtube mình thấy đều có sự chênh lệch, hoặc con to con nhỏ hoặc con non con già, hoặc con đực con cái đấu với nhau...
@chetdichoroi Sư hổ (tên gọi bằng tiếng Việt không chính thức) tiếng Anh: liger danh pháp khoa học: Panthera leo × Panthera tigris) là con lai giữa sư tử (Panthera leo) đực với hổ (Panthera tigris) cái. Bố mẹ của sư hổ thuộc cùng chi nhưng khác loài.
Loài (species): P. leo × P. tigris
Chi (genus): Panthera
https://vi.m.wikipedia.org › wiki
Sư hổ – Wikipedia tiếng Việt
cho bớt nước khác nuôi
@vn123123 nước nào chả có hổ, chỉ là ko có môi trường tự nhiên mà thả ra nuôi, toàn nuôi vườn thú
Cười vô mặt
CaoNhan123
ĐẠI BÀNG
2 năm
passport mới ko biết cho qua Nepal ko nhỉ 😁
@CaoNhan123 không thấy cấm chắc là qua đc, bác đi săn cho em xin cái năng về bọc bạc nhé
bài toán khó giải quyết nhỉ! cân bằng giữa tự nhiên và lợi ích con người là rất khó
Việt Nam đang làm tốt hơn Nepal vì đã không có trường hợp nào hổ tấn công chết người, vì làm đếch gì còn hổ ngoài mấy con gầy nhom trong vườn thú.
@HaiChin tôi còn nhớ hồi xưa trên tôi nhiều rừng còn có lợn rừng, hươu, khỉ,...thỉnh thoảng còn có vết chân gấu ra ăn trộm mấy bắp ngô. giờ thì chả còn gì, giờ rất hiếm khi thấy khỉ và có thể còn vài con hổ mèo
Cười mặt nồi
@Ha Cuong kenhc14 quê bác ở đâu mà nhiều thú rừng vậy bác
chỉ cần cho các thanh niên việt chuyên nấu cao sang là phải bảo tồn ngay
Captain!!
TÍCH CỰC
2 năm
hổ thui mà . hổ này ko bằng hổ nằm chung giường 🤣
Cười vô mặt
@THT89 So với sư tử Hà Đông thì sao , kẻ trăm cân người nửa tạ 😫
Sau thời gian công bố và báo đăng thì hổ giảm hơn so với trước
8Keo
CAO CẤP
2 năm
Bên kia quả địa cầu... Phát hiện ở 1 quốc gia nọ, dân nuôi 17 con hổ như nuôi heo, nhưng bị thiên đình phát hiện và tịch thu, phạt ngân lượng. Nhưng vài ngày sau đó những con hổ to nhất không hiểu sao mà chết, chắc do nhớ chủ cũ nên chết hay chết vì lý do nào đó thì không rõ lắm.
Trungpo90
ĐẠI BÀNG
2 năm
@8Keo Chết trong hũ rượu nhà cb
@8Keo Chắc là tiêu chuẩn thịt bị cắt xén , sau đó ngộ độc khoai mì 😄
@8Keo Án lớn khơi khơi ra chúng nó cũng tìm cách để chia nhau được. Hay thật bác nhỉ
@8Keo Nepal múi giờ +5 rất ngần VN đó nha. Cùng bắc bán cầu luôn. Vì thế không phải bên kia quả địa cầu đâu nhé.
Việt Nam cũng vừa mới có người dân báo phát hiện hổ trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, nhưng mà không có hình ảnh
spy179
TÍCH CỰC
2 năm
bảo tồn tốt
@spy179 Nếu xảy ra nạn thú mãn , nên cung cấp thuốc ngừa thai , thắt ống dẫn tinh , mỗi gia đình chỉ được có một con 🤣
Chỉ có VN, Tàu mới giết tận hổ thôi. Ở Mỹ, Âu cả rừng trăm ngàn con
Trước tôi cứ nghĩ, mỗi một loài đều là mắc xích quan trọng trong tự nhiên, thiếu con nào cũng không được, như trong bài viết con hổ thì nếu loài hổ giảm số lượng thì sẽ làm cho loài làm thức ăn của hổ như hươu, nai hay trâu bò vượt số lượng sẽ ảnh hưởng đến thực vật nhưng không, con người sẽ diệt tất cả để không loài nào có thể làm mất cân bằng tự nhiên.
Trung Quốc hùng vĩ vậy mà cũng ko có hổ thì tiếc nhỉ? Ông bạn Lào đất nước triệu voi và đa phần là đồi núi mà cũng để tuyệt chủng
Xịn nhỉ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019