Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao chúng ta lại cảm thấy bị cuốn theo thời gian? Thời gian đang thật sự trôi?

blueJune
27/9/2022 8:11Phản hồi: 42
Tại sao chúng ta lại cảm thấy bị cuốn theo thời gian? Thời gian đang thật sự trôi?
Khi bạn đang đọc những dòng này, thời gian dường như đang trôi qua. Những gì của hiện tại chỉ mới xảy ra một tích tắc trước đây có vẻ đã trôi vào dĩ vãng. Bạn mang theo cảm giác này bên mình - khi các vật thể thay đổi và di chuyển, khi suy nghĩ lướt qua đầu bạn, khi cảm xúc giảm dần và trôi tuột đi cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ đêm nay. Heraclitus cho rằng thời gian giống như một dòng sông: “Mọi thứ đều chảy trôi và không có gì tồn tại; mọi thứ đều nhường chỗ và không có gì cố định.” Trải nghiệm của chúng ta về thế giới như sự chứng minh cho suy nghĩ này. Chúng ta luôn cảm thấy mình bị thời gian cuốn đi, thời gian trôi quá nhanh. Tuy nhiên, các nhà vật lý và triết gia sẽ nói Heraclitus đã sai. Họ nói rằng thời gian không thực sự trôi qua.

Một số triết gia cho rằng thời gian dường như đang trôi qua là do cách chúng ta nhìn nhận sự thay đổi. Họ lập luận rằng các vật thể chuyển động có tính “động” và chúng ta nhầm lẫn việc này với suy nghĩ thời gian trôi qua. Hãy tưởng tượng bạn xem một bộ phim mà mỗi khung hình được chiếu trong hai giây. Bạn sẽ thấy một loạt các cảnh tĩnh với người và vật ở các vị trí có chút khác nhau. Cú đấm của Jackie Chan đang ở đây, sau là ở kia, rồi nó tiếp giáp với khuôn mặt của ai đó. Mặc dù rõ ràng là mỗi hình ảnh cho thấy diễn viên ở các vị trí có chút khác biệt nhưng bạn không thấy anh ta di chuyển. Bây giờ, hãy tưởng tượng những khung hình đó ở tốc độ mà chúng ta thường thấy: 24 khung hình/giây. Đột nhiên, các khung cảnh tĩnh biến mất, bạn không thể phân biệt được lúc nào một khung hình bắt đầu và kết thúc. Nắm đấm của Jackie Chan không còn đơn giản ở đây, ở đó mà anh ta đang đấm một ai đó. Bạn đang xem một loạt các khung cảnh tĩnh, từ nhanh đến chậm. Cái “động” tuôn trào mà bạn thấy trong rạp chiếu phim là cái được thêm vào bởi hệ thống tri giác của bạn.

Điều này có mối liên hệ gì đến cảm giác thời gian đang trôi qua? Hệ thống tri giác của chúng ta không chỉ thêm tính động vào những thứ ta thấy trong phong phim mà còn vào cả những điều ta thấy trong thế giới thực. Sự thay đổi trên thế giới diễn ra trôi chảy vì hệ thống tri giác biến đổi các vật thể chuyển động giống như các khung hình tĩnh của Jackie Chan: chúng tạo ra tính động cho vật thể mà vốn những vật thể đó không sở hữu. Bởi vì chúng ta không nhận ra rằng đây là sản phẩm của tâm trí chứ không phải là đặc điểm của thực tế, chúng ta tin rằng thế giới là động và thời gian thực sự đang trôi.

Thế còn những khoảnh khắc chúng ta không nhận thức được sự thay đổi? Căn phòng bạn đang ở hoàn toàn tĩnh lặng nhưng thời gian dường như liên tục trôi qua. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cảm thấy thế vì chúng ta tiếp tục trải nghiệm những suy nghĩ của mình thay đổi giống như việc chúng ta trải nghiệm các sự vật thay đổi. Tuy nhiên, mặc dù những suy nghĩ lướt qua đầu từ khi ta thức dậy cho đến khi đi ngủ, chúng ta không trải nghiệm những suy nghĩ cá nhân thay đổi giống như cách chúng ta nhận thức về những thay đổi của các đối tượng. Một suy nghĩ không giống như nhìn một cây kem đang chảy hay một con tắc kè hoa đổi màu. Bạn hãy thử nghĩ một suy nghĩ duy nhất. Hãy ghi nhớ nó và quan sát xem nó có thay đổi hay không. Bài tập này không hề dễ. Suy nghĩ quay cuồng, thật khó để biết điểm kết thúc và bắt đầu. Suy nghĩ bên trong của chúng ta không giải thích được tại sao thời gian dường như vẫn trôi qua ngay cả khi chúng ta không nhận thức được sự khác biệt trên thế giới. Cách giải thích này có vẻ không phải là một cách tiếp cận hay.

Chúng ta nhìn, ngửi, nghe và cảm nhận vật thể chuyển động và thay đổi nhưng có lẽ cảm giác về thời gian trôi không liên quan tới trải nghiệm cảm nhận thế giới. Chúng ta cũng cảm thấy khi đau đớn, rồi cảm xúc, trực giác và khao khát. Từ khóa quan trọng ở đây là “cảm nhận”. Trong những tình huống này, chúng ta không nhận thức được thế giới bên ngoài. Thời gian trôi qua là kết quả của việc chúng ta trải qua những thay đổi như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Khi bạn di chuyển cơ thể, bạn cảm thấy mình đang tạo ra những thay đổi trong thế giới xung quanh; khi bạn tập trung lại suy nghĩ của mình, bạn cảm thấy bản thân đang thay đổi cảnh quan của tâm trí bạn. Chúng ta có thể gọi đây là “sự thay đổi mang tính tác nhân”. Miễn là bạn tỉnh táo, bạn sẽ không ngừng suy nghĩ, có nghĩa là cảm giác thay đổi tinh thần vẫn tồn tại.

Bị trói buộc với ý thức rằng chúng ta là nguyên nhân các hành động của mình khiến ta cảm giác rằng mình có thể ngừng làm bất cứ điều gì đang làm và bắt đầu thực hiện gì đó khác biệt. Tuy nhiên, dù ta có thể thay đổi hành vi, khả năng không thực hiện bất cứ hành động nào về thể xác hoặc tinh thần không bao giờ là một lựa chọn. Miễn là bạn còn tỉnh táo, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy như thể bạn có thể ngừng gây ra sự thay đổi. Jean-Paul Sartre, một triết gia người Pháp, đã tuyên bố rằng nhân loại bị “kết án là được tự do”; tương tự, chúng ta thấy mình tại mọi thời điểm thức giấc bị kết án là phải hành động. Tất nhiên, chúng ta sẽ ngừng hoạt động khi chúng ta chìm vào giấc ngủ nhưng giấc ngủ là điều bạn phải chờ đợi, không phải điều bạn làm. Bạn có thể đẩy cho giấc ngủ đến nhanh nhưng bạn không thể tắt chính mình như một chiếp laptop.

Điều khiến chúng ta nhầm lần giữa cảm giác đang làm - di chuyển, suy nghĩ, tập trung - với cảm giác thời gian đang trôi qua. Chúng ta trải nghiệm bản thân là một hoạt động vĩnh viễn, bất lực. Đây có thể là một sản phẩm của sinh lý học thần kinh. Bộ não không ngừng hoạt động: thông tin liên tục được tiếp nhận, nhớ lại, xử lý và phản hồi. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng ta luôn thấy mình đang làm điều gì đó. Nhưng chúng ta không nhận thức một cách có ý thức về sự thật này. Trên thực tế, ý thức không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào về việc tại sao chúng ta lại thấy mình ờ trong tình trạng như vậy. Chúng ta được thúc đẩy để tiếp tục thực hiện các thay đổi. Và chính ở đây, chúng ta mắc sai lầm. Thay vì đổ lỗi cho hệ sinh lý thần kinh, chúng ta đổ lỗi cho thế giới bên ngoài: chúng ta lầm tưởng rằng một số lực bên ngoài (giống như một dòng chảy thời gian) chịu trách nhiệm cho cảm giác luôn tồn tại mà chúng ta đang bị “cuốn theo”.

Chúng ta bị kết án phải hành động. Như Heraclitus đã tưởng tượng, không phải là “mọi thứ đều trôi chảy và không có gì tồn tại”. Thay vào đó, cảm giác bị cuốn theo là kết quả của việc bộ não liên tục khuấy động. Chúng ta nhầm động lực của chính mình với động lực của thế giới. Thời gian không hề trôi. Chính là chúng ta.

Theo Psyche, Ảnh bìa Nadir Mimouni
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ko hiểu, ko biết mục đích của bài viết là gì ??????
@Cu Hiệp xì tin (Bùi Hoàng Hiệp) 😃
@Cu Hiệp xì tin (Bùi Hoàng Hiệp) Giải trình với sếp khi đi muộn
Càng lớn càng cảm thấy thời gian trôi nhanh. Nếu công việc hàng tháng cứ đều đều thì lại càng nhanh hết năm. Chẹp !
thời gian ko tồn tại, nó chỉ là định nghĩa mù quáng của loài người để sống trong xã hội thôi
@cuong3006 “Thời gian” kiểu định lượng theo một chuẩn chung (giờ giấc, ngày tháng…) là thứ không tồn tại vì mỗi thứ đều có quá trình phát triển riêng của nó. Chạy theo “thời gian” tức là phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của những tác nhân bên ngoài, và bất cứ sự phụ thuộc tuyệt đối vào bên ngoài mà không có sự soi xét, nhận diện chính bên trong bản thân mình thì đều là mù quáng bạn ah.
@magic_stardj Sự soi xét, nhận diện bên trong nếu ko có đại lượng "thời gian" thì bạn sẽ soi xét, tham chiếu với cái gì? Nếu không có "thời gian", khi đó loài người sẽ nghĩ ra 1 đại lượng khác để thay thế ví dụ "thời khắc, thời điểm". Chỉ là tên gọi. Tồi đã nói tôi đồng ý với suy nghĩ là 1 đại lượng vật lý, mặc dù là tương đối nhưng tôi chưa bao giờ phủ nhận tính tồn tại của 1 đại lượng như thế.
Chạy theo "thời gian" ko hẳn xấu nếu nó phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên. "Tre già măng mọc", "Sinh lão bệnh tử" đó là quy luật chung mà con người không nằm ngoài (trừ khi bạn di chuyển với vận tốc ánh sáng).
Từ "mù quáng" mà người bạn ở trên nói chỉ dành cho người không biết mình làm gì ,không biết mình sống để làm gì cũng như không biết trân trọng "thời gian". (định nghĩa mù quáng do loài người nghĩ ra để sống trong xã hội thôi --> nghe qua đã mang tính chất đánh đồng và chủ quan).
Thế còn những người mỗi ngày đang phải chiến đấu từng "giây" cho cuộc sống, hay những người xung quanh bạn đang đếm lùi từng "ngày". Họ "mù quáng"? Tôi không nghĩ vậy.
Nếu bạn nói chạy theo "tiền bạc" là "mù quáng" --> tôi sẽ đồng tình 8-90%. Vì đây mới chính là "đại lượng con người nghĩ ra" mà rất nhiều người "mù quáng" chạy theo (chí ít trong xã hội mà chúng ta đang sống và thời điểm chúng ta đang sống).
@cuong3006 "Thời gian" ám chỉ sự vận động và thay đổi của bản thân sự vật được xét, mù quáng ở đây là so sánh sự vận động của mình với những thứ bên ngoài rồi chạy theo vì sợ "muộn", muốn được "sớm" thay vì có sự tìm hiểu về nhịp độ phát triển của bản thân để xem xét giữ lại những điều phù hợp và buông bỏ những điều không còn phù hợp. Nói chạy theo "thời gian" hay "tiền" một cách mù quáng không có nghĩa là đổ lỗi cho thời gian hay tiền, vấn đề ở đây là không nhận thức được bản chất, giá trị của bản thân mà chỉ chăm chăm chạy theo sự vận động của những tác nhân bên ngoài để không phải đối mặt với tổn thương, nỗi sợ hay sự thiếu thốn bên trong. "Thời gian" mang tính tương đối, mỗi bản thể đều có "thời gian" riêng cho mình nên hệ thống thời gian chung "ngày, tháng, giờ..." là những giá trị ảo, hiểu đơn giản là 10' đối với bạn nó không giống 10' đối với người khác, có người cảm thấy nó trôi nhanh, cũng có người cảm thấy nó trôi chậm.
@magic_stardj Nếu bạn nói "mù quáng" ko mang hàm ý tiêu cực mà chỉ là định nghĩa của chúng ta khác biệt thì có thể kết thúc tranh luận. Vì với tôi, "mù quáng" là "mù" và "quáng", là không nhìn thấy và không nhận thức được đúng/sai, tốt/xấu.
Einstein cũng đã chứng minh lý thuyết "thời gian" co giãn rồi nên tính tương đối của "thời gian" tôi không phủ nhận chỉ là tính tồn tại của nó không nên "mù quáng" phủ nhận.
Vậy theo bạn thì bạn đồng tình với ý kiến xã hội loài người định nghĩa "mù quáng"
"thời gian" chỉ để sống trong nó như lời bạn ở trên?
Tôi cũng đồng ý rằng 10' của bạn khác 10' của tôi bởi thế có những người đến trễ hẹn 30' cũng thấy bình thường nhưng có những người 1' cũng ko thể chấp nhận.
Thời gian có trôi qua k. Nếu k cho mình quay về 20 năm trước
thời gian chỉ là ảo giác do não bộ chúng ta tạo ra và thực sự chúng ta ko bị thời gian cuốn đi mà là bị những lập trình có sẵn và bản ngã cuốn đi mà thôi.
@ufdb Đúng luôn
Làm gì có thời gian, thời gian là một khái niệm của con người nghĩ ra và chỉ có ý nghĩa với con người mà thôi. Từ đó mà suy ra những hiện tượng tâm lý phát sinh xung quanh khái niệm này cũng là do não bộ con người bị "thao túng" bởi chính khái niệm này mà thôi.

| Sent from ĐIÊN-DÂM-NHẠT-1981 using TheBoobsBerry HétLa |
@disme.crazy Đúng
Nếu được mình chỉ xin quay lại trước 6h chiều hôm wa thôi
Cười ra nước mắt
@My name’s Liêm 16h30 chứ
@cuongtao2016 Em chơi việt lốt thôi không chơi kiến thiết
Thời gian là khái niệm con người tạo nên khi nhìn nhận sự dịch chuyển của vật chất thôi.
Jask
TÍCH CỰC
một năm
Theo tui, mọi sự vật đều chuyển động, biến đổi nên khái niệm thời gian cũng không ngừng trôi là tất nhiên. Còn ta cảm thấy bị trôi theo thời gian bởi vì những hoạch định của bản thân và cái deadline khốn khiếp của boss. 😆
Thời gian do con người tự vẽ ra để thở thôi 😆
Ko cảm thấy đau sẽ ko sợ va chạm gì , điếc thì sẽ ko sợ súng , nếu ko bị Sinh lão bệnh tử già đi sẽ ko có cảm giác về thời gian nữa có nhanh hay chậm cũng vậy thôi , ko quan trọng cảm giác về thời gian sẽ bị …rụng Như cái đuôi khỉ ?
Thời gian là tương đối cho từng vật, từng sự kiện.... không có gốc, mốc thời gian cụ thể nào cho tất cả, trước Bigbang vẫn là có thời gian trước Bigbang....
@SeekerT Đúng, thời gian trước Big Bang khác thời gian trong vũ trụ sau vụ nổ.
huhjun
ĐẠI BÀNG
một năm
Thời gian không hề tồn tại như chúng ta nghĩ, không có vật gì, sự kiện gì là thời gian cả. Thực tại là quá trình chuyển hóa năng lượng của vật chất, quá khứ là quá trình chuyển hóa năng lượng đã xong, tương lai là quá trình chuyển hóa chưa tới. Vậy nên không thể du hành thời gian
Vũ trụ không có thời gian,thời gian do con người đặt ra
Thay đổi.
Chỉ có 1 thứ không thay đổi, đó là thay đổi
Học thiền bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đầu óc không suy nghĩ => nhiều khi thiền vài tiếng mà như 15 phút vậy.

Cũng giống như đi ngủ nhắm mắt mở mắt đã qua 1 đêm rồi. Thời gian vô cùng tương đối và nó là sản phẩm của trí óc :p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019