Giọng nói của chúng ta đến từ đâu?

Giọng nói của chúng ta đến từ đâu?
Làm thế nào mà các nếp gấp trong cổ họng của bạn lại mang đến khả năng nói hay ca hát, thậm chí là la hét?
thanham.png

Khả năng tạo ra âm thanh và hình thành sự giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những thứ quan trọng nhất khiến chúng ta khác biệt so với các loài khác. Nếu không có “giọng nói”, loài người đã chẳng thể xây dựng nên thế giới như ngày nay. Có ba thứ hỗ trợ tạo nên “giọng nói” bao gồm luồng không khí từ phổi, các rung động từ dây thanh đới và âm vang từ đầu cổ. Ở trung tâm của các hệ thống này, nằm trong thanh quản, là các dây thanh âm. Các dây thanh âm, hay các nếp gấp thanh âm là nguồn gốc của âm thanh, tạo ra các rung động mà sau đó được tinh chỉnh thành vô số âm thanh mang nhiều sắc thái, cảm xúc.
6218288_tinhte_deeptalk_speak_image.jpg
Các dây thanh âm bao gồm hai nếp gấp cơ chính của màng nhầy. Chúng nằm ở hai bên của thanh môn - khe giữa hai dây thanh để không khí đi từ hầu vào khí quản. Sử dụng các cơ, các nếp gấp thanh quản có thể đóng hoặc mở và được sử dụng để che thanh môn. Tất cả những hoạt động này giúp tạo ra các rung động và âm thanh khác nhau.

Con người có chung cấu trúc cơ bản của dây thanh quản, nhưng không phải tất cả chúng ta đều có giọng nói giống nhau. Thay vào đó, giọng nói của từng người sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính... Khi còn trẻ, các nếp gấp thanh quản của chúng ta nhỏ và mỏng, điều này có nghĩa là khi các nếp gấp rung động, chúng sẽ rung rất nhanh và tạo ra âm thanh cao và sáng.
6218288_tinhte_deeptalk_speak_kid_adult.png
Tuy nhiên, khi chúng ta bước qua tuổi dậy thì, các hoóc môn thúc đẩy thanh quản phát triển, các dây thanh âm sẽ phát triển dài và dày hơn. Sự dày lên này sẽ làm cho các nếp gấp rung chậm hơn, tạo ra âm vực thấp hơn, giọng trầm hơn. Những khác biệt trong giai đoạn dậy thì rõ rệt ở nam giới hơn, đó là lý do tại sao nam giới thường sẽ có giọng trầm hơn nữ giới.

Mỗi người đều sẽ có giọng nói riêng biệt, nguyên nhân là do vô số hình thái lẫn kích cỡ khác nhau của cơ, xương và sụn được tìm thấy ở thanh quản, phối hợp với vùng đầu cổ của chúng ta sẽ tạo nên âm thanh và độ vang của giọng nói khác nhau. Dây thanh âm cũng liên quan đến kiểm soát cơn ho và kiểm soát việc hít thở không khí.
bancobiet_tinhte_1.png
6218288_tinhte_deeptalk_speak_tittle.png

Cùng với việc tạo ra âm thanh, vị trí có thể che và mở thanh môn của dây thanh âm khiến chúng trở thành những “người gác cổng” cho việc dẫn khí tới phổi. Kết quả là chúng có một số vai trò hỗ trợ cho hô hấp, khi chúng ta nuốt, nắp thanh quản di chuyển để che lối vào thanh quản, ngăn thức ăn và đồ uống đi vào phổi, đồng thời các nếp gấp thanh quản cũng đóng lại để giúp ngăn ngừa mắc nghẹn. Khi chúng ta ho, các nếp gấp đầu tiên sẽ đóng thanh môn để áp suất có thể tích tụ trong phổi, sau đó mở ra để không khí được đẩy ra ngoài.

amthanhtaora_tittle.png
tinhte_deeptalk_speak_2.png

1. Từ “âm thanh” thành “từ ngữ”
Âm thanh từ thanh quản được xương và cơ ở đầu và cổ của chúng ta biến thành lời nói.

2. Đường không khí
Thanh quản nằm phía trên phổi và dựa vào luồng không khí để tạo ra âm thanh.

3. Liên kết
Không khí đi qua khí quản, vào thanh quản, sau đó ra ngoài cổ họng và miệng.

4. Quan sát từ trên xuống
Các dây thanh âm được tìm thấy ở giữa thanh quản, hai bên của khoang khí được gọi là thanh môn.

5. Điều khiển
Các cơ bên trong của thanh quản kiểm soát độ dài, độ căng và sự đóng mở của các dây thanh âm.

6. Khép lại
Khi tạo ra âm thanh, các dây thanh âm được kéo lại với nhau, lúc này không khí từ phổi được đẩy ra xuyên qua các dây này tạo thành tiếng nói.

7. Rung động
Không khí đẩy các dây thanh âm và tạo ra rung động, các rung động này chính là nguồn gốc của âm thanh mà chúng ta nghe thấy.

8. Mở ra
Khi thở, các dây thanh âm được kéo ra, cho phép không khí đi qua dễ dàng và không phát ra âm thanh.

9. Kiểm soát
Khi các dây thanh âm thư giãn, chúng sẽ ngắn lại và tạo ra âm vực rung động ở mức thấp hơn. Khi chúng co lại, chúng kéo dài ra và tạo ra âm vực cao hơn.

10. Các lớp
Cấu tạo của dây thanh âm gồm có lớp màng nhầy bên ngoài, cơ linh hoạt và một lớp sụn cấu trúc.

6218288_tinhte_deeptalk_speak_camera.png
bancobiet_tinhte_3.png

6218429_tinhte_deeptalk_speak_3.jpg
sutienhoa_tittle.png

Động vật giao tiếp thông qua tiếng kêu riêng biệt của chúng, như tiếng chim hót hay tiếng sư tử gầm…Theo những gì khoa học ghi nhận, không có loài động vật nào khác có có thể “nói” như con người, nhiều loài động vật có xương sống bao gồm một số loài cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú tạo ra âm thanh để giao tiếp, nhưng đó không hẳn là "giọng nói".

Cách thức mà các loài giao tiếp thường ít phức tạp hơn so với hệ thống phát âm tinh vi ở động vật có vú, bao gồm cơ bụng và cơ hoành để điều chỉnh và kiểm soát luồng không khí cũng như mạng lưới các cơ và dây thanh âm hỗ trợ. Các chuyên gia tin rằng con người có khả năng kiểm soát và sử dụng “giọng nói” tốt hơn rất nhiều so với các loài động vật có vú khác vì chúng ta đứng bằng hai chân, việc đứng thẳng cho phép thanh quản di chuyển và khoang họng được mở rộng.
bancobiet_tinhte_2.png

Theo How It Works số 169

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bạn này có nhiều bài viết khá thú vị, mình hay đọc của bạn.
@j_cage mình cảm ơn 😁
@j_cage Bạn này có mặt rất xinh, mình hay vào ngắm bạn ấy 🤣
Khá chi tiết và rõ ràng
MTC83
TÍCH CỰC
một năm
Hình thứ 2 anh em có liên tưởng gì không 😆
@MTC83 Liên tưởng gì ba.
Đầu óc thật là sâu xa, người ta gọi là deepthought 😃
"Siêu năng lực" giao tiếp bằng giọng nói của loài người 😁
@mig0 Chúng ta có giọng nói thì thế giới mới tốt đẹp lên được :D
image.jpg
@mig0 :'( Siêu năng lực này cần được Nâng cấp mạnh, chứ cùng 1 loài mà nói nhiều thứ tiếng riết không ai hiểu ai.
Thao khảo thêm clip của KTTV bên này 😁
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 

Đọc thì mình hiểu hơn tuy nhiên vẫn muốn thấy sự rung động để tạo âm thanh
vunt
TÍCH CỰC
một năm
Vậy có thể phẫu thuật từ một người bình thường, thành một ca sĩ ko?
bài viết hay quá
"không có loài động vật nào khác có có thể “nói” như con người"

Sai sai thế nhỉ, nếu không có loài động vật nào khác có có thể “nói” như con người thì làm thế nào mấy con Vẹt với chim Sáo có thể bắt trước giọng nói của người, có chăng nó chỉ không hiểu nghĩa mà thôi.
Một sự sáng tạo rất vi diệu từ đấng sáng tạo.
Nghiên cứu để luyện thanh
Từ cổ họng ạ. YouTube có cái video thanh quản hoạt động, xem lạ lắm
Mod mới đổi avatar xinh quá
Yêu quá
Các dây âm thanh giống như các dây đàn ý nhỉ, không khí từ phổi thổi ga tạo rung động . Áhihi ýhaha
Đến từ clmm có đc chưa??? :p
đọc bài này trên cty, mà tới hình cứ phải lướt nhanh nhanh, sợ người sau lưng nhìn nhầm lại tưởng xem hình NSFW 😁
hay quá cám ơn bạn

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019