Tham dự Tech Lounge
Những bất cập khiến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khốn đốn
.
Theo quy định, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên dù lời hay lỗ doanh nghiệp vẫn phải bán hàng, nếu ngừng bán phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị phạt. Thời gian qua, do phải chịu mức chiết khấu 0 đồng nên các doanh nghiệp bán lẻ đang lỗ rất nặng. Nhưng dù lỗ thì các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vẫn phải duy trì kinh doanh.
.
Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nơi nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép chiết khấu, thương nhân phân phối cho chiết khấu bao nhiêu cũng phải nhận. Kể cả sau 1, 2 năm đổi nhà phân phối khác thì vẫn bị chèn ép chiết khấu. Bởi nhà phân phối biết rằng nếu doanh nghiệp bán lẻ không lấy hàng của họ thì cũng không thể lấy hàng của nhà phân phối khác.
.
Điểm bất hợp lý nữa là thương nhân phân phối cũng sở hữu cửa hàng bán lẻ, làm chủ chuỗi cung ứng của chính họ. Họ được hưởng quyền lợi về giá (tính định mức lợi nhuận) và được lấy hàng ở nhiều nơi, chủ động được nguồn hàng khi tham gia thị trường họ có thể cắt chiết khấu cho khách hàng để giữ chân khách. Còn doanh nghiệp bán lẻ mặc dù là ký làm đại lý cho họ nhưng không trực thuộc họ mà tự hạch toán doanh thu, lỗ lãi, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, không có chiết khấu cho khách dẫn đến mất khách hàng.
.
Khi giá tăng, doanh nghiệp bán lẻ mua hàng thì thường bị nhà cung cấp từ chối bán, họ để tồn trữ, giữ lại hưởng chênh lệch giá, điều này khiến doanh nghiệp bán lẻ dễ đóng cửa.
.
Điểm bất cập nữa là việc mua hàng từ thương nhân nhập khẩu, phân phối cũng có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Hiện thương nhân phân phối cũng sở hữu cửa hàng bán lẻ nhưng được lấy hàng từ nhiều nơi, còn thương nhân bán lẻ chỉ được lấy hàng từ một nơi. Trong khi doanh nghiệp bán lẻ muốn lấy hàng nơi khác thì phải thanh lý hợp đồng, xử lý, bồi thường các bảng biểu và logo liên quan, phải đăng ký giấy đủ điều kiện kinh doanh với sở Công Thương…Nhưng do quy định doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng ở một nơi nên nếu có chuyển qua nhà cung cấp khác một thời gian thì cũng bị chèn ép như vậy.
.
Doanh nghiệp bán lẻ bị triệt tiêu cạnh tranh về chiết khấu, về quan hệ giao dịch và luôn ở vào thế bất lợi. Chưa kể các chi phí phát sinh, doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm rủi ro pháp lý, không thể bảo toàn nguồn vốn, lợi nhuận để bán hàng. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng chỉ được mua hàng của một đầu mối, được thể hiện rõ trong giấy đủ điều kiện kinh doanh. Việc này tạo điều kiện cho thương nhân đầu mối có quyền đưa ra các quy định về chiết khấu không phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ thấp, thậm chí là không có.
<Theo CafeF.vn>
https://cafef.vn/nhung-bat-cap-khien-doanh-nghiep-ban-le-xang-dau-khon-don-20230203141346427.chn
20
39
Bỏ nghề không kinh doanh xăng dầu nữa , chuyển qua làm nghề khác
7
Điều hành kt tuyệt vời.
6
Chốt lại là dân khổ khó mua được xăng
4
fear factor
CAO CẤP
Tất cả chỉ là trò mèo chèn ép doanh nghiệp nhỏ thôi.
2
Giải pháp thì đầy ra đó, quan trọng là có làm hay không và đặt dân ở đâu trong giải pháp mới là quan trọng
1
nguyen_tan_khang
ĐẠI BÀNG
Độc tài độc quyền thì dân khổ, nói vậy cho nhanh
1
Một lần đi đổ xăng 97 trong đầu chỉ mong xăng sạch. Mang tiếng xăng 95 chứ ra khỏi kho đã bị pha tạp chất rồi mới đưa về cây xăng. Bữa giờ xe bị hư do xăng bẩn có ai bồi thường hay kiện cáo được ai. 🤔
1
pikupi
TÍCH CỰC
bất ổn chính trị, phe này đánh phe kia người chết là dân đen. Nếu để ý thiếu xăng chỉ diễn ra ở miền Nam không, nó rất đang phù hợp với diễn biến chính trị, phe bắc + đánh phe nam + thân phương tây te tua, đánh về kinh tế, nguồn lực và ép 2 phó thủ nghỉ, cho chủ tịt từ quan, bất ổn chính trị sẽ kéo theo bất ổn đầu tư của doanh nghiệp ngước ngoài đặc biệt là dn tư bản phươg tây.
1
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019