Lừa đảo ký sự - Kỳ 1: Học sinh lừa thầy cô.

Nam Sồn Sồn
3/2/2023 19:43Phản hồi: 1
Thưa các bác!
Sau loạt bài nói về "sự bất nhân thất đức của họ Nổ", mình nhận thấy còn có nhiều người bàng quang, không nhận thức rõ được hậu quả do sự lừa đảo mang lại. Có người chắc mẩm "chắc họ lừa ai chứ không lừa mình đâu"; Có người thì vì lừa người khác nên đâm ra "nhột" bèn tìm cách bịt miệng những ai chỉ ra Sự Thật. Để thấy rõ hơn sự lan tràn của lừa đảo trong thế giới thực, mình tiếp tục viết loạt bài "lừa đảo ký sự" này.
Đây là những câu chuyện "người thật việc thật" do mình sưu tầm được. Tuy nhiên khi viết ra đây mình chỉ giữ lại "việc thật" và thay đổi một số chi tiết phụ để "người thật" được bình yên.
Kỳ 1: Học sinh lừa thầy cô
Đây là 2 câu chuyện mà chính mình chứng kiến.
Chuyện đầu tiên kể về các học sinh tiểu học:

Một buổi chiều, trên đường đi bộ về nhà, mình thấy 1 người phụ huynh chở 2 học sinh khoảng lớp 3, lớp 4 trên xe máy. Người phụ huynh dừng lại trước 1 người đang nhặt ve chai bên vệ đường và lên tiếng xin 6 lon bia cho 2 con và nói là "để mấy đứa nhỏ đi nộp cho thầy cô".
Một buổi khác, mình lại gặp 2, 3 học sinh tiểu học đang đứng vây quanh 1 người nhặt ve chai khác. Mỗi em xin 2, 3 vỏ lon bia với cùng lý do trên. Người nhặt ve chai hỏi "không có lon bia thì lấy chai nước ngọt bằng nhựa được không"; Mấy em học sinh lắc đầu bảo "chỉ lấy lon bia thôi".


Lời bình:
Thời mình đi học cũng có làm kế hoạch nhỏ nhưng nộp giấy vụn chứ không phải vỏ lon bia. Hồi đó, mình phải để dành tập vở đã viết đầy của năm trước và còn phải tự thân đi ra ngoài đường nhặt thêm cho đủ ký mới đem nộp. Việc làm này giúp cho học sinh ý thức được việc bảo vệ môi trường, tái sử dụng các vật liệu có thể tái chế được từ khi còn rất nhỏ nhưng phải tự thân đi nhặt mới có ý nghĩa. Đằng này thấy có sẵn thì tới xin/mua cho nhanh chứ không hề đi nhặt thì ý thức có tăng trưởng được hay chăng?
Chuyện thứ 2 kể về các học sinh trung học cơ sở:

Có 1 dạo, buổi chiều mình hay đi bộ; Theo lộ trình mình có đi vòng quanh 1 ngôi trường. Một buổi chiều nọ, đúng lúc mình đi ngang thì trong trường có khoảng mấy chục học sinh lớp 6, lớp 7 đổ xô ra cổng trường để quét dọn. Khi còn đi học mình cũng đã từng làm những việc này nên mình đi chậm lại để "ôn lại kỷ niệm xưa". Sau khi dọn dẹp ở khu vực cổng trường, các học sinh này đi vòng quanh bờ tường của trường để tiếp tục quét dọn. Có 1 điều làm mình bất ngờ là ở khu vực cổng trường, các học sinh này quét dọn hết sức sạch sẽ nhưng khi đi vòng quanh bờ tường thì lại kéo lê chổi, quét đầu này 1 chổi, đầu kia 1 chổi, thỉnh thoảng mới nhặt vài tờ giấy bỏ vào túi rác; Phần lớn thời gian, các học sinh này đi thành từng nhóm để ... nói chuyện và đùa giỡn.
Mình chưng hửng, thầm nghĩ: "Làm như vầy thà không làm cho rồi!" nhưng tiếp tục đi theo hết 1 vòng xem sao. Khi đến cổng trường, các học sinh kia đi vào trong trường, có vài thầy cô ra cổng trường xem xét nhưng tuyệt nhiên không có thầy cô nào đi vòng quanh bờ tường của trường hết.

Lời bình:
Có thể các học sinh đó biết rõ thầy cô chỉ kiểm tra khu vực cổng trường thôi, còn xung quanh bờ tường thì nếu có bẩn thầy cô cũng không hạ điểm thi đua. Vì vậy, cách làm "đẹp đẽ bên ngoài, xấu xí bên trong" lại có đất dụng võ.
Lời kết:
Việc giúp học sinh tăng trưởng ý thức và có các hành động đúng đắn là luôn được hoan nghênh. Tuy nhiên, có vẻ như thực tế lại ngược lại vì tuy tuổi còn nhỏ nhưng học sinh đã tìm ra được nhiều cách để lừa cả thầy cô của mình.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bác viết bài kêu bọn mất não như @Đại Việt 2020 lc @chimsedimua @chimsedinang @trimsedimua @trimsedinang động não để hiểu thì làm khó nó quá bác?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019