Bao báp, loài cây thiêng liêng của Madagascar đang gặp nguy cơ tuyệt chủng

Nam Air
6/2/2023 11:42Phản hồi: 58
Bao báp, loài cây thiêng liêng của Madagascar đang gặp nguy cơ tuyệt chủng
Bao báp là một họ cây khổng lồ, đại thụ, là quốc thụ của đảo Madagascar. Trên thế giới có 9 loài cây bao báp, trong đó 8 loài là cây đặc hữu của Châu Phi, 1 loài đặc hữu ở Úc. Tuy Châu Phi có tới 8/9 loài cây bao báp, tuy nhiên có tới 6 loài bao báp chỉ mọc ở quốc đảo Madagascar, nghĩa là chỉ có thể tìm thấy ở đó, không nơi nào khác có. Trong đó, Grandidier Baobab, loài đại bao báp là quý hiếm nhất, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Nếu đến thăm vùng tây nam của đảo Madagascar, một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng là cây bao báp Bà Ngoại. Nó gồm có 3 thân cây chụm lại như 1 cái bình bông, hợp nhất với nhau thành 1 thân cây to lớn khổng lồ. Theo ước tính của các nhà khoa học, cây Bà Ngoại có thể ra đời vào năm 1600 sau công nguyên, tức là cùng thời với vua Louis XIII (1601 - 1643) của nước Pháp.

tinhte-cay-bao-bap-ba-ngoai.jpg
Cây bao báp Bà Ngoại ở Madagascar


Quý hiếm nhất trong 9 loài bao báp là Adansonia perrieri, được bảo tồn nghiêm ngặt trong Khu bảo tồn đặc biệt Ankarana. Các nhà khoa học cho biết chỉ còn khoảng 200 cây này mọc ngoài tự nhiên. Chúng đang ở bờ vực tuyệt chủng ngay tại môi trường sống đặc hữu của mình.


Cây Bà Ngoại thuộc loài đại bao báp - Grandidier Baobab - tuy nhiên trong tiếng địa phương Malagasy thường gọi là cây Reniala/Renala. Tên khoa học là Adansonia grandidieri, loài bao báp kích thước to nhất mọc rải rác ở Châu Phi, đặc biệt là ở Madagascar. Loài cây này có hình dáng vô cùng độc đáo, như đội vương miện trên đầu, hoặc 1 mái tóc bị giật điện bờm xờm, hoặc là một bộ rễ lộn ngược lên ngọn cây. Truyền thuyết kể rằng, bao báp là loài cây bị tạo hóa cắm ngược khi trồng nó trên mẹ địa cầu.
tinhte-cay-bao-bap-3.jpg


Ảnh bên trái: Wilfred Ramahafaly, chuyên gia nghiên cứu cây bao báp, đang quan sát gốc và thân 1 cây bao báp khổng lồ bị trốc gốc. Wilfred không hiểu tại sao loài cây khổng lồ này lại bị bật gốc và đổ rạp hoàn toàn, nhưng anh cho rằng đây là hậu quả của nạn mất rừng, hoặc biến đổi khí hậu.
Tinhte-cay-bao-bap (3).jpg
Ảnh bên phải: Cây bao báp Suarez, mọc ở Cap Diego, bán đảo phía bắc của Madagascar. Một nghiên cứu công bố năm 2021 cho biết môi trường sống của Suarez Baobap sẽ liên tục giảm xuống trong thế kỷ 21 và chúng có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Trong ảnh chụp này, gốc cây đang bị mục rỗng, nó sắp sửa không còn trụ được, sẽ bật gốc trong nay mai.

Từ 5 năm trước, các nhà khoa học đã rung hồi chuông cảnh báo rằng biến đổi khí hậu làm nhiệt độ môi trường nóng lên sẽ đe dọa trực tiếp tới các loài cây bao báp của Madagascar. Họ đang tìm nguyên nhân tại sao những cây bao báp lâu đời nhất, kích thước lớn nhất châu Phi liên tục chết đi trong những năm gần đây.

Bao báp được ví như loài voi ma mút cổ đại từng tuyệt chủng. Nhiều năm trước, các nhà khoa học từng đưa ra tiên lượng xấu rằng đến năm 2021, có tới 6 loài bao báp sẽ tuyệt chủng, bao gồm loài Malagasy của cây bao báp Bà Ngoại. Rất may là điều đó vẫn chưa xảy ra, chứ nếu không thì hiện nay chỉ còn 3 loài bao báp tồn tại mà thôi.
Tinhte-cay-bao-bap (4).jpg
Trồng mới cây bao báp

Các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu liệu loài bao báp có thể thích ứng với tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay hay không, hoặc loài người có thể gầy dựng lại rừng bao báp đã mất được không. Bao báp được coi là loài cây chủ chốt của đảo Madagascar, nếu chúng bị tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái là điều không thể tránh khỏi, hàng loạt loài động vật khác sẽ tuyệt chủng theo.

Quảng cáo



Madagascar từng nằm trên châu lục đen, tuy nhiên đã tách rời thành đảo từ cách đây 80 triệu năm. Nhờ nằm tách riêng biệt ra một vùng khỏi Châu Phi trong hàng chục triệu năm, tự do phát triển hệ sinh thái nên Madagascar có hệ động thực vật cực kỳ đặc biệt mà không nơi nào khác có được. Có tới 90% loài động thực vật trên Madagascar là đặc hữu, là độc nhất, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất.
Tinhte-cay-bao-bap (2).jpg

Ngày nay, cây bao báp đã "xuất khẩu" đi khắp thế giới, chúng được trồng ở các vườn thú và vườn quốc gia khắp địa cầu, tuy nhiên vẫn còn 6/9 loài bao báp chỉ có ở Madagascar mà thôi.

Ở TP HCM có khoảng 4 cây bao báp, trong đó 3 cây được trồng ở Sở Thú và 1 cây trồng trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm TP HCM. Cây ở trường ĐH Sư Phạm được thầy Nguyễn Quý Tuấn, cựu giảng viên khoa Sinh vật học của trường đem hạt giống từ Angola về VN năm 1993.
tinhte-cay-bao-bap-1.jpg
Quốc đảo Madagascar có diện tích tương đương tiểu bang California của Mỹ. Đặc điểm địa lý độc đáo của nó đã tạo nên hệ sinh thái đặc biệt, không nơi nào có. Rất nhiều loài vật ở đây có nguy cơ bị tuyệt chủng, ví dụ rùa, tắc kè hoa, cây dừa cạn (một loài cây hoa kiểng rất phổ biến ở Việt Nam).

Vượn cáo, loài linh trưởng đuôi dài là động vật tương hỗ với cây bao báp, giúp chúng thụ phấn. Tuy nhiên, có tới 2/3 trong số 109 loài vượn cáo của Madagascar đang gặp nguy cơ bị tuyệt chủng.

Quảng cáo


Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature Communications, mức độ động thực vật của Madagascar bị đe dọa vô cùng to lớn, tới nỗi nếu có 1 loài nào đó bị tuyệt chủng, phải mất tới 23 triệu năm sau mới có 1 loài khác tiến hóa để lấp được chỗ trống đó trong hệ sinh thái.

Tinhte-cay-bao-bap (6).jpg

Bên trái: Seraphin, đang vác 1 bao tải than củi. Người dân nông thôn phía bắc Madagascar kiếm thêm tiền bằng việc sản xuất than củi lúc rảnh rỗi sau giờ đồng án. Mà muốn làm than củi thì phải chặt cây, trong đó có những cây bao báp. Ảnh bên phải: Vợ của Seraphin đang nấu cơm bằng than củi.


Tinhte-cay-bao-bap (7).jpg
Một mỏ khai thác ngọc bích ở làng Ambondromifehy của phía bắc Madagascar, cây cao cao là 1 cây bao báp. Việc khai thác đá quý làm ô nhiễm nguồn nước và đất, mất môi trường sống của cây bao báp.


Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Science, chỉ trong vòng 20 năm qua, Madagascar đã mất đi gần 1/4 diện tích rừng, chủ yếu cho nạn khai thác gỗ quá mức của con người.

Hậu quả là biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường xảy ra liên tục ở đảo quốc này. Trong 2 năm vừa qua, trong khi ở miền nam bị hạn hán, mất mùa, thì ở miền đông lại bị mưa lớn kỷ lục, gây ra ngập lụt và lũ quét. Những thiên tai này sẽ ngày càng xảy ra dày đặc hơn, trên diện rộng hơn bây giờ.
Tinhte-cay-bao-bap (5).jpg
Ở Madagascar, bao báp còn là một loài cây thiêng liêng. Trẻ em chết sớm trước khi lên 5 sẽ được cha mẹ đem treo hài cốt lên cây, thay vì chôn cất dưới đất.

Cây cối cũng biết di trú

Khi biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, nhiều loài cây cối cũng có phương án tự thích nghi. Ở các vùng ôn đới, cây cối có xu hướng di cư (bằng hạt giống, phấn hoa, bào tử vv và vv) về các cực về tìm nơi ấm áp hơn.

Các nhà khoa học đã thử áp dụng mô hình mô phỏng để tìm cách thích nghi cho cây bao báp. Lúc đó, chúng sẽ phải di cư xa hơn về phía bắc để tìm kiếm những vùng đất thích hợp hơn. Nhưng ở cực bắc của Madagascar là Ấn Độ Dương, chứ không phải giáp một quốc gia khác như các nước còn lại ở Châu Phi. Chính vì điều này, họ tiên lượng rằng một số loài bao báp sẽ tuyệt chủng vào năm 2100, khi nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng lên tới thêm 4.9 độ C (LHQ đặt mục tiêu kìm mức tăng dưới 2 độ C vào năm 2100).
Tinhte-cay-bao-bap (2).jpg

Bên cạnh việc phát triển thêm các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ cây bao báp, các nhà khoa học đang tính tới chuyện nghiên cứu đặc điểm di truyền của bao báp, tìm ra trong 9 loài bao báp những loài có đặc tính chịu được hạn hán hoặc ngập mặn, để có thể nhân giống chúng trong tương lai.

Theo NatGeo
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mất rất lâu để nó to lớn như vậy được. Họ cũng có thể đưa vào khu bảo tồn và nhân giống.
@SoGetSu Túm lại là ko có nhà tài trợ ( tự hiểu với nhau) .chả ai muốn bỏ tiền ra làm cái này .chính phủ sở tại thì còn nghèo ăn mặc đặt lên cao hơn
@Lehiepkhach1990 Xem clip thấy tụi châu Phi khoét lỗ chui vào lấy nước , lấy lõi ăn. Họ có vẻ lạc hậu quá so với Vn.
Đọc bài viết này lại nhớ đến cây bao báp trong cuốn Hoàng Tử Bé
Mày vui tính vãi
Đọc sách thấy đặc điểm thân gỗ mềm chả làm được cái gì!
@Micron C vì 'vô dụng '
nên nó mới may mắn còn trụ đc tới giờ 😁
Này mà mang về Việt Nam làm cây cảnh thì tuyệt
@Nam Air Chỗ kho chị mình cuối đường Lê Thị Riêng có trồng một cây nhanh lớn khiếp, hình dáng như cây cổ thụ nhưng mình thấy k có giá trị làm kiểng.
xlive
TÍCH CỰC
một năm
@Micron C cách gọi tùy nơi. google là ra, ae trao đổi chia sẻ thông tin chứ cãi nhau gì đâu
Screenshot 2023-02-07 144232.png
Screenshot 2023-02-07 144348.png
@Nam Air Lâu rồi chưa đi Sở thú nên không rõ lắm. Nhưng cây ở ĐH Sư Phạm khá lớn. Hình như khoảng 25 năm rồi đó. Đợt ghé ngay mùa hoa luôn, nằm trong khu vườn thí nghiệm của trường.
@xlive Hoa gạo còn gọi là hoa mộc miên có màu đỏ
Muốn vào HCM luôn để xem cái cây trước giờ chỉ đọc qua sách Tìm hiểu trái đất
Định đi Madagasca để xem cây này mà chưa kịp đi
@cuhiep Madagasca nhớ đi đường XVNT quẹo cổng bên phải nhé bạn
biscuits
ĐẠI BÀNG
một năm
@cuhiep Ra Huế xem cây vẫn có nha a Hiệp
Ở Nam Tàu có 1 loại rất đặc biệt nhưng sẽ giống cây Bao Báp ở thời gian gần: cây Thốt Nốt.
danlv
TÍCH CỰC
một năm
hồi 2017 đọc báo thấy trồng dc ở vn rồi bonsai baobap các kiểu
nên cũng lên amazon mua 10 cái hột adansonia grandidieri giá 200k cả tiền ship
về trồng nẩy mầm xanh tốt cao hơn gang tay
bữa đó đi chơi về thấy gà bới gốc nhổ lên te tua
trồng tiếp thì chết sạch
thế là tốn 200k :v
19221678_10209669628433531_3778681075460254413_o.jpg
@danlv trồng lại đi bồ 😁
@danlv Đến tháng 11 âm lịch nó rụng lá hốt k kịp luôn,nhanh lớn nhưng không cao mình thấy lạ nhưng k đẹp.
danlv
TÍCH CỰC
một năm
@đất mũi thấy trên gg người ta trồng baobap bonsai đẹp lắm bạn
@danlv Mình k biết nữa chỗ chị mình lấy giống bên Angola về trồng nhanh lớn khiếp. Giờ trước cửa kho hàng như cây cổ thụ.
Nhìn như kiểu cây ở hành tinh khác. Rất đẹp.
Lại nhớ cái cây hổng ở giữa cho ô tô đi qua trong sách sinh vật
@trungduca8vn hồi đó thăc măc
mấy ổng ac vl ,2 bên hông rộng rãi mà ko đi ,tự nhiên khoet cái lỗ chi : )
Bạn nào ở hà lội có thể qua vườn bách thaỏ, trong đó cũng có bao báp.
@nnkjsc Mình đi mấy lần nhưng k để ý.
@yourdalink Thân nó mới bé thôi, chưa béo ra, nhớ không nhầm thì gần chuồng chim công, bên hồ, lối cổng vào rẽ phải.
cây ở vn xấu vậy, trông chả giống bao báp
@dtsvtpt8990 Cây ở vn toàn tầm đâu đó 30~70 năm, còn xơi mới béo được như đám mấy trăm năm ở châu phi.
@nnkjsc Nếu đất tốt thì nhanh béo lắm bạn chừng 7- 8 năm là ôm 1 vòng tay rồi.
@đất mũi àà, béo theo nghĩa là thân nó phình to ấy, còn cây này gỗ mềm, lớn nhanh
@nnkjsc Nó chỉ to phần đường kính thân thôi bạn còn chiều cao thì thấy k cao lắm so với các cây thân gỗ ở Việt Nam. Cây mọc thẳng nhìn kiểu chắc chắn lắm.
Loài cây đặc biệt
đụng tới khoáng sản thì kiểu nào cũng sẽ có cyanide
cây phê từ sáng tới tối thì thúi gôc là fai rồi 😔
Việt Nam giờ bán quá nhiều làm bonsai, không có đất mà trồng thôi.
@huandn1410 Chắc giờ giống gì chứ mình thấy nó xấu được cái thân nhanh lớn và ít phát triển chiều cao còn cành thì chìa ra như lông nhím luôn.
@đất mũi https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=z6y4c7rnEdA
Thấy nhiều lắm chả biết ăn thua j ko
Đứng dưới cây này thấy nhỏ bé thật. Mà có loại dừa cạn ở VN là cây cảnh thì lo gì tuyệt chủng
@Chuyên dùng đồ cũ Dừa cạn và baobab là 2 loại cây khác nhau bạn ơi. Đọc kỹ vào.
@cacciatore Bạn đọc cho kỹ cái đoạn đó rồi hãy bình luận nhé. Bạn hiểu đoạn này thế nào? “Rất nhiều loài vật ở đây có nguy cơ tuyệt bị chủng, ví duc rùa, tắc kè hoa, cây dừa cạn (1 loài cây hoa kiểng rất phổ biến ở VN).”
Nghe bao báp nhớ tới hồi nhỏ đi học địa lý, mà ko nhớ lớp mấy 😁
quang_ap
ĐẠI BÀNG
một năm
Dì mình cũng đem giống về ươm được hai cây, trồng ở nhà cũ, giờ chủ nhà mới không biết có chặt đi không
Kiềm chế lên dưới 2 độ vào năm 2100. Vậy sau đó thì sao?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019