Phim ăn theo game học được những gì từ The Last of Us trên HBO?

P.W
7/2/2023 7:51Phản hồi: 87
Phim ăn theo game học được những gì từ The Last of Us trên HBO?
Mới chiếu tới có tập thứ 4, còn tới 5 tập nữa mới hết, nhưng đã có rất nhiều người khẳng định The Last of Us của Craig Mazin, chuyển thể từ tác phẩm game phát hành năm 2013 trên PS3 của Naughty Dog, là tác phẩm phim ăn theo game xuất sắc nhất, dù nó không hoàn hảo trong mắt anh em mê trò chơi nhập vai kinh điển.

Điều quan trọng hơn, đó là dù mới chỉ chiếu có 4 tập, nhưng The Last of Us đã tạo ra không ít những bài học cho các nhà làm phim muốn chuyển thể game thành tác phẩm điện ảnh.

Hãy tôn trọng nguyên tác


Đáng ra điều này không cần phải nói, nhưng rất nhiều phim và TV series lấy cốt truyện game không làm nổi. Ngay cả những phim dựa trên nhân vật chú nhím Sonic the Hedgehog của Sega cũng tạo ra cho người xem cảm giác các nhà làm phim có phần xấu hổ vì nguồn gốc có phần trẻ con của trò chơi điện tử khi đem nguyên tác chuyển thể sang “thế giới thật.” Và đó là thứ The Last of Us của Craig Mazin làm rất tốt.

[​IMG]

Cốt truyện của game The Last of Us vốn đã ở tầm đẳng cấp, được cả thế giới công nhận. Dĩ nhiên công việc của các nhà làm phim không chỉ dừng lại ở việc đơn giản là viết lại kịch bản phim giống game từng cảnh một rồi bảo diễn viên làm theo. Nhưng khi đã có nguyên tác xuất sắc, chỉ cần tôn trọng khung sườn của cốt truyện game, thì phim không thể nào dở được.

The Last of Us trên HBO, như đã nói rất nhiều lần, không phải một bản phim người đóng giống y xì đúc như cắt cảnh trong game. Nó được các nhà làm phim “sáng tạo” thêm không ít chi tiết, ví dụ như những thay đổi trong nguồn gốc thảm hoạ zombie chẳng hạn. Nhưng nếu đã từng chơi game trên PS3 hay PS4, anh em sẽ thấy series này hoàn toàn chẳng xa lạ về mặt cốt truyện, thậm chí đôi lúc còn có vài cảnh chẳng khác gì trong game cả.

Tinhte_TLOU2.jpeg

Việc tôn trọng nguyên tác như vậy vừa chứng tỏ các nhà làm phim tôn trọng trò chơi, vừa cho phép họ lôi kéo được sự đồng thuận của người xem bất kỳ lúc nào họ muốn tạo ra thay đổi để đem làn gió mới đến cho series phim. Bằng chứng rõ ràng nhất là câu chuyện của Bill ở tập 3. Diễn biến của nó khác hoàn toàn so với những gì diễn ra trong game, nhưng ai cũng đồng tình đó là câu chuyện chạm đến cảm xúc của mọi người, dù đã chơi The Last of Us hay chưa.

Điều đáng tiếc ở nhiều series và phim khác nằm ở đúng chỗ đó. Đôi khi họ chỉ lấy cái nhân vật hoặc vài chi tiết cốt truyện chính ra để làm phim, dẫn tới những phản hồi không mấy tích cực từ cộng đồng hâm mộ.

Cốt truyện hay đến mấy cũng cần cải thiện


Vẫn là tập 3 của The Last of Us, những gì thể hiện trong tập này chứng minh một yếu tố quan trọng. Tôn trọng nguyên tác là yếu tố tiên quyết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc làm phim một cách máy móc, giống hệt như những gì người chơi game đã từng trải qua. Khi ấy cảm xúc sẽ rất khác vì ai cũng sẽ cho rằng phim nhạt. Cảnh phim chưa chắc đã nhạt, nhưng cảm giác đã trải qua một lần (trong game) rồi, đến lần thứ hai kiểu gì cũng không tạo ra được tác động tới cảm xúc người xem như kỳ vọng.

The Last of Us thành công nhờ việc bám sát cuộc phiêu lưu của Joel và Ellie, nhưng cùng lúc để phù hợp với phong cách phim truyền hình thay vì giải trí tương tác, các nhà làm phim không ngần ngại thay đổi, khi những cái đầu sáng tạo ở hãng phim cho rằng đó là lựa chọn hợp lý.

Tinhte_TLOU4.jpeg

Quảng cáo



Cuốn “10 điều trò chơi điện tử dạy được chúng ta” của tác giả Jordan Erica Webber và Daniel Griliopoulos có một đoạn ngắn, súc tích và giải thích rõ ràng lý do trò chơi điện tử là loại hình giải trí có thể kể những câu chuyện hoàn hảo: “Không như sách hay điện ảnh, game có thể kể câu chuyện lôi cuốn hơn nhiều vì nó đặt chính người chơi vào bước đi của nhân vật chính, thông qua nhân vật này làm mọi hành động khiến câu chuyện diễn tiến, thay vì đặt khán giả vào vị trí quan sát viên không hơn không kém như sách và phim.”

Ắt hẳn các biên kịch ở HBO biết điều này khi chuyển thể The Last of Us sang phim truyền hình. Và họ cải thiện tính tương tác bị mất đi khi anh em xem phim bằng cách thay đổi luôn thời lượng của phần mở đầu. Thay vì chỉ gần 1 tiếng đồng hồ đào thoát khỏi thị trấn toàn zombie như trong game, để rồi kết thúc với hình ảnh đầy ai oán khi Joel ôm Sara vào lòng, phim dành nhiều thời gian hơn với Sara trước khi đại dịch zombie bùng phát ở hai tập đầu tiên. Và đến tập thứ 3, câu chuyện của Bill và Frank được viết lại theo một hướng nhân bản và cảm xúc tích cực hơn nhiều, khác biệt hoàn toàn so với cái kết của Frank trong game.

Tinhte_TLOU5.jpeg

Neil Druckmann, giám đốc sáng tạo game The Last of Us khẳng định: “Nếu cứ bám theo cốt truyện game, nó sẽ làng nhàng, thậm chí tệ hơn. Nếu ý tưởng mới có vẻ tốt hơn thì chúng ta sẽ thay đổi cả cốt truyện.” Cái cảm giác bộ phim Doom năm 2005 bưng nguyên cảnh bắn súng góc nhìn thứ nhất vào phim nghe thì hấp dẫn nhưng đến lúc xem thì không ấn tượng mấy, vì lúc đó chúng ta xem chứ không phải điều khiển nhân vật tiêu diệt quái vật. Bất kỳ tác phẩm ăn theo nào cũng cần có những thay đổi cần thiết để phù hợp với loại hình nội dung giải trí tương ứng, cho dù là phim hay truyện tranh, truyện chữ.

Chọn đúng diễn viên


Điều cơ bản nhất của một bộ phim chuyển thể từ game, đó là phải khiến đa số khán giả ủng hộ quyết định lựa chọn diễn viên vào vai nhân vật mà mọi người đã yêu mến (hoặc ghét cay ghét đắng). Đấy chính là lý do vì sao Uncharted của Sony thất bại. Ừ thì Tom Holland diễn ổn, nhưng lấy cốt truyện Nathan Drake hồi trẻ, cho Mark Wahlberg vào vai ông chú Sully thật sự không tạo ra cảm xúc tích cực từ hàng triệu fan của series game phiêu lưu.

Quảng cáo


Tinhte_TLOU10.jpg

Một ví dụ khác là Prince of Persia cho Jake Gyllenhaal vào vai chàng hoàng tử Ba Tư Dastan. Không ai bới móc được lỗi diễn xuất của Gyllenhaal, nhưng quyết định chọn diễn viên đơn giản là khập khiễng. Chàng hoàng tử ít nói trong game nhìn nghiêm túc hơn nhiều so với cái chất tưng tửng, thậm chí còn có lúc đi trêu gái của hoàng tử trong phim.

Tinhte_TLOU6.jpg

Hai ví dụ trên đây hoàn toàn không đồng nghĩa với việc nên chọn diễn viên ít nổi tiếng để vào vai những nhân vật game hàng triệu người yêu mến. Trước khi đến với The Last of Us, cả Pedro Pascal lẫn Nick Offerman đều là những cái tên quá quen thuộc với khán giá phim điện ảnh lẫn truyền hình.

Tinhte_TLOU7.jpeg

Cái đúng đắn của việc chọn diễn viên ở đây là hai người này biết cách dùng tài năng diễn xuất để đem nhân vật ảo, mô tả bằng những pixel đồ hoạ ra “đời thật” với những hỷ nộ ái ố đầy hợp lý, thay vì cố gắng tạo ra một phiên bản khác của Joel và Bill, khác biệt hoàn toàn so với phong thái của những nhân vật trong game.

Đó là thử thách rất lớn của các tác phẩm chuyển thể từ game. Phim có cốt truyện hay đến mấy, góc quay có nghệ đến đâu, mà diễn viên và nhân vật không “khớp nguyên tác”, thì phim cũng sẽ phải đối mặt với những áp lực rất lớn từ cộng đồng hâm mộ, những người sẵn sàng tẩy chay một tác phẩm thông qua quyết định có bỏ tiền xem phim hay không.

TV series hay phim điện ảnh?


Tạm gác Arcane, Halo hay Cyberpunk 2077 Netrunner sang một bên, rõ ràng số lượng những series phim dài tập lấy bối cảnh game ít hơn hẳn so với những bộ phim điện ảnh ăn theo game từ trước tới nay. Dù vậy xu hướng này đang thay đổi. Điều đó chứng minh được việc các nhà làm phim đã hiểu rằng không thể nhồi nhét câu chuyện đầy ấn tượng vào 2 hay 3 tiếng đồng hồ của một bộ phim điện ảnh.

Tinhte_TLOU8.jpg

Có những tác phẩm phù hợp với thời lượng của phim chiếu rạp, ví dụ như cuộc phiêu lưu săn tìm kho báu của Uncharted. Phim thì bom xịt nhưng chưa chắc làm TV series Uncharted sẽ thành công hơn. Nhưng một khi cần nhiều thời gian để xây dựng nhân vật, cùng lúc lồng ghép diễn biến cốt truyện, nhất là với một tác phẩm có nhịp độ chậm như The Last of Us, với nhiều khoảng lặng, TV series là lựa chọn hoàn hảo.

Suy cho cùng, điều đó phụ thuộc vào khả năng của biên kịch và các nhà làm phim, lựa chọn đúng giải pháp phim dài tập hay 1 tập cho từng thể loại game hay từng tác phẩm đơn lẻ mà họ chuyển thể.

Chuyển thể bao giờ cũng phải tạo ra khác biệt


Một thứ The Last of Us đã thành công trong việc chứng minh, chí ít là trên khía cạnh làm phim, đó là mọi phiên bản chuyển thể đều sẽ khác biệt so với nguyên tác.

Mọi series hoặc phim điện ảnh dựa trên cốt truyện game đều sẽ thành công hơn nếu các nhà làm phim bỏ thời gian nghiên cứu để nhặt nhạnh ra công thức chính xác, mỗi phim một công thức, thay vì chọn một trong hai giải pháp: Bám y chang nguyên tác không thay đổi gì để rồi phim trở nên nhạt nhẽo, hay thay đổi toàn bộ phong cách hình ảnh để rồi nhận được cái nhìn xa lạ của cộng đồng hâm mộ.

Tinhte_TLOU9.jpg

Không phải phim ăn theo game nào cũng dở. The Last of Us hay Arcane, hoặc ở một quy mô nhất định, Detective Pikachu, đã chứng minh được điều đó. Nhưng để tạo ra được những tác phẩm như vậy, rất nhiều bài học kinh nghiệm cần được áp dụng thực tế. Đừng quên rằng, mục tiêu của một phim ăn theo game cùng lúc phải làm được cả hai việc: Lôi kéo khán giả đến với series, và chiều lòng những fan trung thành của tác phẩm gốc.

Theo Digital Trends
87 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bữa giờ nghe nhiều bạn review, tối nay về xem thế nào. mình đồng ý với việc thay đổi xíu chứ giống quá thì không có gì hấp dẫn nữa
xem hết ep1, thấy khá cuốn, đang sắp xếp thời gian xem tiếp 😁
Sang season 2 Joel chết, Ellie sợ ko gánh nổi cái series :3 nhân vật này còn là LGBT nữa nên ko ít thì nhiều rating sẽ tuột thảm hại, như tập 3 vừa r Bill & Frank yêu nhau đã bị dội bom 1* trên imdb
@boything mình k nói về số lượng người LGBT, cái mình nói là các sản phẩm điện ảnh bây giờ lồng ghép hay nói về nó quá nhiều, tỷ lệ tác phẩm có yếu tố LGBT trên tác phẩm k có yếu tố LGBT rất cao.
fox94
ĐẠI BÀNG
một năm
@The Purge Season 2 hy vọng sửa lại kịch bản thôi Joel chắc không chết đâu
@The Purge Tập 3 bớt mấy cảnh hun hít của 2 ông râu xồm và bỏ luôn cái cảnh trên giường đầu phim thì sẽ hay hơn rất nhiều. Đang ăn snack tới cảnh đó méo ăn nổi luôn
sentino
ĐẠI BÀNG
một năm
@jindowing Nhét LGBT vào mới mong cạnh tranh mấy giải nghệ thuật 😆
Nói nước đôi vậy ai chả nói được.
Khúc trên bảo phải giữ đúng nguyên tác, xong khúc dưới lại bảo phải có sự điều chỉnh để phù hợp. Có đoạn lại bảo có những thay đổi khác hoàn toàn nhưng nhờ vậy lại hay.
Nói chung mình thấy mấy cái phân tích nguyên nhân thành công thất bại của phim ảnh, nhất là phim ảnh, rất là dễ ẹc.
@jimbo89 Xem phim thì hay hoặc dở thôi, phân tích nhiều như chuyên gia làm gì, cuối cùng tự đá vào mồm
@vankhaicris đây là bài dịch lại mà đâu p ô ý viết ra đâu =))
@bhuubao ừ đúng đấy, thằng hay phân tích thường làm rất dở =))
@vankhaicris Đây là bài dịch thôi nói vậy cũng tội nghiệp mod 😆
Mod lại viết bậy mấy chỗ nữa rồi.

1/ dám nói Uncharted là bom xịt thì chứng tỏ là bias cái phim ý. Budget 120 mà box offcie 400 thì hệ số doanh thu là x3.3 lần, 1 mức an toàn đảm bảo có lãi. Bản thân bản chuyển thể này là phim chuyển thể từ game ăn khách thứ 5 lịch sử. Hơn nữa nếu nhìn theo range thì phim dựa trên video game chưa có cái nào vượt qua mốc 450 củ khoai tây, việc Uncharted kiếm đc 400 hoàn toàn có thể chấp nhận đc.

Bản thân hãng phim còn tuyên bố đây là mở màn thành công nữa cơ:

https://zingnews.vn/uncharted-la-chien-thang-lon-cua-sony-post1297917.html


Nếu có chê thì bảo nó là phim sai lệch phá vỡ nguyên tác, gây thất vọng cộng đồng hâm mộ... Chứ bảo bom xịt thì sai bét. Đây mà là bom xịt thì cái Sonic của Paramount càng ko thể coi là thành công đc. Ko tin check hệ số doanh thu 2 phần Sonic xem. Thậm chí cái Detective Pikachu đc xem là thành công mà hệ số còn thấp hơn cả Uncharted.

2/ ông Neil ko chỉ là nhà sáng tạo video game, trong dự án này thì Neil còn có vai trò đồng sáng tạo và và đồng biên kịch ngang hàng Craig. Ông còn đạo diễn 1 số tập nữa (bọn mẽo thường mỗi tập 1 đạo diễn). Chính Neil đc giới thiệu đến gặp Craig bàn bạc r mới đi đến thống nhất làm TV series, Neil mà lắc đầu thì khỏi có phim mà xem. Trong bài nhắc đến rất ít vai trò của Neil trong dự án này, toàn kêu Craig.

Còn chốt lại, HBO đã đặt hàng đại đế mùa 2 rồi. Chắc suất 1 trong những TV series hot nhất năm nay và ứng cử viên cho phim chuyển thể từ game hay nhất. Sắp tới chiếu cái movie Gran Turismo nữa, lại áp dụng kĩ thuật quay phim tương tự Top Gun giả lập trong khoang lái. Sếp bên Pictures TV bảo live-action God of War sớm nhất phải chờ đến cuối năm sau. Chắc phát trên Prime Video đầu năm 2025. Xịt cũng ko phải lo vì kiểu j IP PlayStation cũng kéo nhau lên phim hết. Xịt cái này vẫn còn cái khác.

3/ nhân vật cast ellie bị chê nhé. ko biết bên khán giả nước ngoài ntn chứ ở xứ vịt thấy nhiều người kêu. Nhưng sau mấy tập phim thì có vẻ thiện cảm cải thiện hơn rồi.
@AmbitiousMan Đọc bài mod còn bảo biên kịch của HBO nữa cơ, trong khi Sony sản xuất HBO phân phối
@AmbitiousMan Trên Reddit thấy cũng chê Ellie trong phim nhiều. Thậm chí có rất nhiều meme nói em này là Lyanna Mormont chứ ko phải là Ellie 😆

Còn về Uncharted, ăn gạch cũng được, nhưng mà thật sự tại vì thấy tên Tom Holland với Mark Wahlberg mình mới xem chứ không thì mình cũng không xem, vì dò IMDb thấy điểm thấp.
lo_gi
ĐẠI BÀNG
một năm
@AmbitiousMan ellie này hơi béo so với game =))
Ellie trong game nhìn nó bụi đời hơn trên phim. Nhân vật trên phim nhìn trẻ con quá ko hợp cho tựa phim kinh dị tí nào.
hình ảnh_2023-02-07_153935409.png
@Shine.shin bên game thì nó nằm ở thể loại kinh dị mà, lên phim nó bỏ bớt cảnh chém giết thôi.
@JerryKist Nghĩ sao nhỏ Bella đó mà trẻ con, xem mấy phim trước nó đóng chưa? =)))))
@JerryKist cái mặt đứa nhóc trên phim mới đúng lì luôn, nhìn quả trán dô uy tín
@JerryKist Bạn để hình Ellie này là ở phần 2 rồi nên người chưa biết khó so sánh đc lắm. Bella Ramsey trong phim thì nhìn không có sắc sảo bằng thôi chứ cái độ ngông với "mất dạy" thì chả thua kém gì đâu.

Mình vẫn thích Ellie trong game hơn nhé, nhưng mà Ellie phim không có dở, và cũng rất hợp.
Xem phim này trên kênh nào thế các bạn?
@ahxdtngh bên app VieOn nó có gói HBO Go đó bác.
@ahxdtngh coi HBO hoặc mình coi trên phimtag.com
@ahxdtngh hurawatch.cc hoặc movies2watch.cc

Xem phim lậu phụ đề tiếng Anh không giới hạn, trừ phi bạn xài VNPT =))
@ahxdtngh trung tâm chiếu phim quốc gia phimm** nha bác
Mr.BD
TÍCH CỰC
một năm
The witcher là đại diện cho thất bại khi khinh bỉ nguyên tác 😆 tới diễn viên chính Hanry còn ko chịu nổi phải ra đi
Solus161
ĐẠI BÀNG
một năm
@Mr.BD chúng nó bảo là Henry đọc kịch bản thấy Geralt phải ngủ với Fringilla nên sợ quá xi nghỉ việc =))
@Mr.BD Henry Cavill thật ra là do mê game quá nên không vui và nghỉ đóng. Giả sử là 1 người diễn viên khác thì họ không quan tâm mấy, họ không nghỉ đâu.
Mr.BD
TÍCH CỰC
một năm
@Cậu 3 đào hoa yeah nhưng diễn viên khác có diễn hay và có hồn như Henry? Kịch bản phần 2 mình nuốt ko nổi nhưng nhờ Henry cứu dc nên mới xem được trọn ss2
@Mr.BD Thì mình nói gì liên quan tới diễn xuất đâu? Nếu bạn nói về diễn xuất chưa chắc gì Henry đóng đạt bằng người khác nha 😆 chưa ra phim thì không thể nào nói trước được.
phim chuyển thể game vẫn buồn cho The Witchcher, với chất liệu, tiền bạc và diễn viên Henry Cavil - người sinh ra để đóng vai Geralt, đáng lẽ Netflix có thể làm ra 1 series chuyển thể game xếp vào hàng ăn khách nhất lịch sử, nhưng họ đã làm ra 1 nồi cám lợn không hơn ko kém
@cryon57 Tiền bạc gì bạn, Netflix đầu tư khá ít xem phần kỹ xảo là thấy. Được phần 1 do Henry Cavill gánh, Netflix thấy ăn khách mới làm tiếp thôi mà budget cũng không cao. Thôi Henry qua WH40K làm hy vọng ngon hơn, sau thời gian dài chả chuyển thể cái gì qua film được ra hồn thì hy vọng Games Workshop đầu tư nhiều tý. Chính ra WH với WH40K làm film là ngon bá cháy.
@Walleye_Pixel2 Theo thông tin tìm hiểu thì budget của TW mỗi phần là từ 70-80 triệu $. Với 1 series dài tập thì như vậy là cao rồi đó bạn. Các series đình đám như Game of thrones mấy mùa đầu còn ít hơn số đó.
Mà kỹ xảo ít 1 phần còn liên quan đến deadline công chiếu phim nữa, mỗi ss chỉ có thời gian quay+hậu kỳ khoảng 1.5 năm, làm kỹ quá thì ko thể kịp tgian đc. WH40k thì mình ko chơi game đó nên bảo có phim cũng thấy ko háo hức gì lắm
@cryon57 Chủ yếu chắc trả tiền bản quyền chứ chất lượng the Witcher chả thấy bao nhiêu cho ngân sách 10tr/tập cả. Còn WH40K với WH nó là table top + truyện / tiểu thuyết khoảng 40 năm cộng lại, không phải chỉ có game PC đâu. Vũ trụ nó hơi bị to à, cỡ Marvel/DC chứ không ít đâu. Có Amazon chịu chi chắc ngon, LOTR RoP cốt truyện bị chê chứ nói thật ai cũng khen kỹ xảo, hình ảnh với âm nhạc nó hết, 1 tập nó bằng cả mùa Witcher.
Như the Witcher, a đô con Henry chê netflix edit khác so với nguyên tác như game làm dân tình cũng bất bình lắm.
@baotam2101 Ông tác giả còn chê CD Project làm game khác so với nguyên tác truyện của ổng kìa.
@Walleye_Pixel2 Phải ko? Mình đọc là ổng nói ổng cho studio toàn quyền làm kết thúc khác cho truyện của ổng mà 😁
@Cậu 3 đào hoa Ban đầu ông tác giả đếch thích game mà nghĩ game sẽ flop nên thay vì đòi tiền bản quyền theo phần trăm thì ra giá fixed. Đến khi phần một phần hai bán chạy bắt đầu kiện cáo cho đến 2020 mới hết.

Mà game thì bắt đầu sau khi truyện ông kết thúc thì chả khác. Truyện kết thúc khi Geralt chết còn game phần 1 thì bắt đầu khi Geralt mới sống lại.
Đừng thổ tả hoá là dc 😆
nhắc đến phim từ game, đầu tiên là nghĩ tới Hitman có tay Timothy Olyphant đóng, ngầu lòi bá cháy
Phím cuốn thật lun
Phim chuyển thể game chán và vớ vẩn nhất là Resident Evil
@vicktorbui lại gay gắt nữa rồi, resident evil có nhiều phim mà.
@vicktorbui Ê mấy cái animation của Nhật làm xem tắt não cũm được đó
Dùng cái từ "ăn theo" nghe ghét dễ sợ.
Phim ko có gì chê, có điều giữ được con của joe nhìn xinh đẹp và mong manh như nguyên tác thì tốt, ng xem sẽ cảm thấy tiếc nuối hơn
Hãy tôn trọng nguyên tác vs Cốt truyện hay đến mấy cũng cần cải thiện - có mâu thuẫn k thớt
HBO Go có phim gì hay đáng để xuống tiền ko các bác?
cơ bản game này đều ở thể loại hậu tận thế nên khá là dễ khai thác và nhiều người coi, thêm diễn xuất ổn và cốt truyện tương đối hay

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019