Comac C919 - máy bay thương mại đầu tiên do Trung Quốc sản xuất dự kiến được bàn giao trong năm nay

MinhTriND
16/2/2022 7:38Phản hồi: 108
Comac C919 - máy bay thương mại đầu tiên do Trung Quốc sản xuất dự kiến được bàn giao trong năm nay
Comac - nhà sản xuất máy bay của Trung Quốc đang chuẩn bị kế hoạch để bàn giao những chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên đến tay khách hàng trong năm nay, chậm hơn 6 tháng so với dự kiến.

C919 thuộc dòng máy bay thân hẹp. Do gặp nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật cũng như các khó khăn trong chuỗi cung ứng nên thời gian ra mắt đã bị dời lại so với dự định trước đó.

Trung Quốc kỳ vọng C919 sẽ là bước đệm để ngành hàng không của quốc gia này giảm sự phụ thuộc vào công nghệ do nước ngoài sản xuất, cụ thể là từ các hãng như Boeing hay Airbus.

Comac-c919-tinhte-24.JPG

Được sản xuất từ tháng 12/2011, nguyên mẫu C919 đầu tiên xuất xưởng vào tháng 11/2015 và thực hiện chuyến bay thử đầu tiên qua Thượng Hải hồi tháng 5/2017.


Comac-c919-tinhte-25.jpg

Sản xuất máy bay không phải là một chuyên dễ dàng và có thể hiểu lý do vì sao mãi tới thời điểm này, Comac mới sẵn sàng để tung C919 ra thị trường mặc dù theo 1 kế hoạch thuận lợi ban đầu, công ty nghĩ họ có thể giới thiệu nó vào năm 2016.

Comac-c919-tinhte-23.jpg

Các khó khăn liên quan đến kỹ thuật và chuỗi cung ứng đã khiến cho quá trình lắp ráp chiếc máy bay trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Comac chịu tác động nặng nề bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc dưới thời ông Trump, khiến cho những thứ như bộ điều khiển và động cơ phản lực bị xếp vào danh sách đen.

Comac-c919-tinhte-22.jpg

Có tới 60% các bộ phận của C919 được cung cấp bởi các công ty Mỹ, thế nên Comac buộc lòng phải nhờ vào các giấy phép đặc biệt của General Electric và Honeywell để có thể mua được các bộ phận cần thiết cho 1 chiếc máy bay. Đối mặt với những thách thức nói trên, tới cuối năm 2021, Comac C919 vẫn chưa nhận được chứng nhận của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.

Comac-c919-tinhte-21.jpg

Mặc dù vậy, Comac cho biết họ có thể thực hiện được điều này vào năm 2022. Người phát ngôn của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc Yang Zhenmei trong 1 cuộc phòng vấn với tờ Reuters hồi tháng 12 năm ngoái cho biết Comac đã không hoàn thành số chuyến bay thử nghiệm theo yêu cầu. Họ chỉ mới bay thử với C919 được 34 lần trên tổng số 276 chuyến.

Quảng cáo



Comac-c919-tinhte-20.jpg

Tuy nhiên, năm nay Comac dự định sẽ hoàn thành nốt việc còn lại. Nếu tính tổng thời gian mà các nhân viên của cơ quan Hàng không của Trung Quốc đã làm việc với dự án này thì con số có thể lên tới hơn 40.000 ngày, cho thấy sự nghiêm túc của các bên trong việc đảm bảo sự an toàn của C919. Và mặc dù những khó khăn gây ra bởi COVID-19, C919 được hứa hẹn sẽ bắt đầu đến tay khách hàng từ năm nay.

Comac-c919-tinhte-17.jpg

Ngày 19/1/2022, Wu Yongliang, Phó tổng giám đốc của Comac cho biết “mọi thứ đang tiến triển một cách ổn định”. Hãng hàng không China Eastern Airlines sẽ là khách hàng đầu tiên của Comac với mẫu C919. OTT Airlines - một hãng giá rẻ thuộc sở hữu của China Eastern Airlines hiện cũng đang khai thác 1 dòng máy bay do Comac sản xuất đó là ARJ21.

Comac-c919-tinhte-18.jpg

ARJ21 là máy bay phản lực 2 động cơ cỡ nhỏ đầu tiên được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 2016 bởi hãng Chengdu Airlines. Theo OTT, C919 sẽ đỗ tại các sân bay ở Thượng Hải và thực hiện các chuyến bay nội đến đến những thành phố như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô hay Hạ Môn.

Quảng cáo



Comac-c919-tinhte-13.jpg

Ngoài China Eastern Airlines, có tổng cộng 815 đơn đặt hàng C919 đến từ 28 đơn vị khác nhau, hầu hết là của những hãng hàng không Trung Quốc. Comac định hình C919 sẽ là phương tiện giúp thực hiện các chuyến bay ngắn và trung bình để kết nối những thành phố lớn và nhỏ trong nước.

Comac-c919-tinhte-12.jpg

Mặc dù vẫn chưa rõ mức giá bán cụ thể nhưng các nhà phân tích dự đoán C919 sẽ được định giá khoảng 50 triệu USD. Con số này rẻ hơn 1/2 so với dòng 737-800 của Boeing và A320neo của Airbus, tương ứng khoảng 106 triệu USD và 111 triệu USD.

Comac-c919-tinhte-10.jpg

Comac C919 có tầm bay từ 4.075 đến 5.555 km và có sức chứa 158 đến 168 hành khách, tuỳ thuộc vào tuỳ chỉnh bên trong cabin. Tất nhiên, khoang hành khách cũng sẽ được phân theo các hạng khác nhau để đa dạng việc phục vụ cho các nhu cầu của khách.

Comac-c919-tinhte-9.jpg

Ở thời điểm này, C919 được trang bị động cơ CFM LEAP-1C, được sản xuất với sự hợp tác của General Electric và Safran (Pháp). Loại động cơ này cũng đang được dùng cho các dòng máy bay khác như A320 hay 737. Đích đến sau cùng của Comac là muốn sử dụng động cơ nội địa để không còn phụ thuộc vào nước ngoài nữa.

Comac-c919-tinhte-7.jpg

Hiện tại, AECC CJ-1000A là động cơ được phát triển bởi công ty trong nước. Nó là động cơ phản lực cánh quạt được kỳ vọng sẽ được hoàn thiện vào năm 2025. Đây có thể là thứ mà Comac đang cần. Nhưng không chỉ có vậy, Comac còn muốn tất cả các bộ phận bên trong C919 đều được sản xuất trong nước.

Comac-c919-tinhte-26.JPG

Comac-c919-tinhte-5.jpg

Để làm được điều này, Trung Quốc bị cáo buộc đã thực hiện một chiến dịch hack kéo dài nhiều năm trời để có được tài sản trí tuệ của các công ty nước ngoài - những đơn vị chuyên cung cấp các bộ phận cho máy bay phản lực, theo một báo cáo của Crowdstrike được công bố vào năm 2019 và một cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ.

Comac-c919-tinhte-2.jpg

Báo cáo cho biết từ năm 2010 đến năm 2015, các tin tặc đã xâm nhập thành công và đánh cắp tài liệu mật của nhiều công ty như Honeywell, Safran và General Electric.

Comac-c919-tinhte-14.jpg

Cho dù C919 có được cất cánh trên vùng trời ngoài phạm vi lãnh thổ Trung Quốc hay không, đây vẫn được xem là “con bài” để quốc gia này tự chủ hơn về công nghệ hàng không và thúc đẩy ngành sản xuất máy bay trong nước.

Nguồn: BI
108 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Comac = Con Ma China !
Sơn Kao
TÍCH CỰC
2 năm
@Công Nghệ Không Dây Comac = Có Mác (Lê) 🤣
Egoistar
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Công Nghệ Không Dây Covid xuất hiện tháng 9-2019. C919 😔
@Sơn Kao Dễ bay lên thiên đàng xh cn lém
@Công Nghệ Không Dây Kaka
@Công Nghệ Không Dây - Có thể tình cờ, nhưng tên chiếc máy bay TQ bắt đầu từ chữ C (Comac), trong khi của châu Âu là chữ A (Airbus) và Mỹ là B (Boeing).
- Văn hóa thể hiện rõ ở cách đặt tên. Mỹ và châu Âu không quan tâm đến số đẹp. Máy bay Mỹ toàn số 737, 747, khá là kiêng kị ở châu Á. TQ đặt tên máy bay là C919, khá đẹp theo chuẩn văn hóa Trung Hoa. Dòng máy bay sắp tới của họ là C939, có lẽ sẽ cạnh tranh với A350 và B777.
- Lũ cẩu me tây lại lèm bèm ôi hàng Tàu mà bay cái gì, cho tiền cũng không lên. Bọn ngáo ấy về nhà lật đúyt vợ và mẹ chúng nó lên xem có chữ Made in China không nhé? TQ là nước duy nhất có trạm vũ trụ riêng. Máy bay quân sự của TQ cũng cạnh tranh ngang ngửa với Mẽo. Công nghệ hàng không dân dụng là chuyện nhỏ với họ. Tại sao họ còn dùng thiết bị của châu Âu và Mỹ trong máy bay của mình? Đơn giản vì họ cần sớm có chứng chỉ bay quốc tế, và rất khó nhanh chóng có cái này nếu dùng toàn hàng nội địa. Bọn Mẽo thế nào thì anh em biết rồi. Chơi bẩn số 1. Chúng sẽ nghĩ ra đủ cách để cản C919. Dùng hàng Tây tạm thời rồi thay dần bằng hàng của mình, đó là chiến lược khôn ngoan mà TQ đã áp dụng thành công vào hầu hết lãnh vực công nghiệp.
- Lũ me tây cũng sẽ lèm bèm là lịch sử bay của C919 quá ít, không yên tâm. Tuy nhiên khi mới ra đời, mọi mẫu máy bay của Airbus và Boeing cũng chỉ bay thử nghiệm rất ít. Chẳng ai có tiền mà đem máy bay ra bay không tải mấy năm cả. Họ đều chấp nhận rủi ro, sai và sửa. Bay trên máy tính và kiểm tra đại khái thôi. B737 rụng như sung là ví dụ điển hình. Thực tế C919 được thử nghiệm cả chục năm nay rồi. Độ an toàn của C919 rất cao.
- Lũ me tây thế nào cũng bảo nhìn cái máy bay này giống Boeing và Airbus quá. Thế sao chúng nó không tự hỏi là tại sao A320 lại giống B737? Thực tế mọi loại ô tô bình dân trên đường về cơ bản là giống nhau, và mọi loại máy bay cánh cứng cũng thế. Nguyên lý bay rất đơn giản: phải có 2 cái cánh lớn tạo lực nâng, 2-4 động cơ, cánh lái và đuôi, bánh xe. Cần thiết kế để dòng khí qua phần trên thân máy bay phải chạy quãng đường dài hơn phần dưới để tạo lực nâng. Chỉ có vậy thôi, nên máy bay nào chẳng giống máy bay nào? Không lẽ TQ phải làm máy bay 6 cánh cho thỏa mãn me tây?
- Cũng lũ me tây sẽ oẳng là: ôi toàn lôi thiết bị Mỹ Âu về lắp có cái gì khó? Tuy nhiên trong C919 không phải toàn thiết bị Âu Mỹ. TQ làm rất nhiều thứ trong chiếc máy bay này. Chính Boeing và Airbus cũng nhập rất nhiều thứ quan trọng từ Nga và TQ. Không có Nga thì Boeing và Airbus không làm được máy bay. Họ không tự chủ được toàn bộ. Vả lại, hãy xem cái xe hơi nội địa đao lone nhà chúng nó: nhập từ con ốc biển số trở đi, thế mà mấy chục chiếc máy tính còn cãi nhau ỏm tỏi, để khách chịu mất máy lạnh mồ hồi đầm đìa khi trời 44 độ ngoài đường. Máy bay mà cũng để máy tính cãi nhau mất máy lạnh như thế trên mây thì sao nhỉ?
- Tỷ lệ nội địa hóa hiện nay không ở thiết bị, mà chủ yếu ở phần mềm, thiết kế, lắp ráp, bản quyền, bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng và marketing. Thiết kế và lắp ráp, xây dựng phần mềm cho máy bay là chuyện không hề đơn giản. Thực sự người TQ quá giỏi.
Tính hai mặt, tiêu chuẩn kép là đặc điểm của bố Mẽo, và mọi anh em me tây đều lây cái tính đó của bố.
Các bạn me tây hãy đứng thẳng người lên và sống cho ra thằng người. Về xem lại gia phả xem đời cụ kỵ các bạn ở Phúc Kiến hay Quảng Châu, rồi hãy ngoạc mồm ra chửi người anh em vĩ đại của chúng ta.
Trung Quốc cũng là cường quốc về công nghệ vũ trụ. Tuy nhiên, sản xuất máy bay hàng không dân dụng thì hoàn toàn khác, và niềm tin là rào cản lớn cho các khách hàng!
Made in china nhưng mà chủ yếu là lắp ráp công nghệ của tây lông, chưa được uỷ ban hàng không châu Âu & Mỹ phê duyệt, có bay thì cũng bay trong nội địa thôi, mấy sếp nhà mình mà nhập về thì ...

https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/02/5858283_Comac-c919-tinhte-26.jpg
@shinkt Chắc chỉ dành cho dân tàu bay nội địa, chứ bay ra quốc tế e là khó à nha
@shinkt Thì cũng giống cái xe vinfast hay điện thoại bphone, tivi tủ lạnh điều hòa asanzo cũng thế. dù sao nó cũng bớt được chi phí sx, người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm.
@shinkt nhìn xem Mẽo cũng có làm đc 100% đâu

https://scontent-hkg4-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/350627757_841416184218044_155774803754923211_n.jpg?_nc_cat=105&ccb=1-7&_nc_sid=8bfeb9&_nc_ohc=oGCIa8N_bE8AX-dIGoY&_nc_ht=scontent-hkg4-1.xx&oh=00_AfBXuMd9vheU5TqljMV6dAzkEzLxycceb4vxuMp6eIOdew&oe=647B04D4
Thiết bị lõi phải mua về, giá rẻ…… bay nội địa. Chưa biết chất lượng thế nào.
Abu Dabi
TÍCH CỰC
2 năm
Trung Quốc mà làm ra còn này nữa là không còn phụ thuộc công ty Tây Lông, giá thì miễn bàn, Trung Quốc nó cũng cho còn này bay maiden cũng chục năm rồi. Tự chủ được con này thì các loại máy bay khác chỉ là chuyển nhỏ. Hi vọng sẽ sớm trên mông con này.
@hackieuhay Mấy thằng bợ đít tàu như m cứ nhai đi nhai lại cái câu đó t thấy ngu hết phần nhân loại. Đồ sản suất tại tàu không có nghĩa là bọn tàu nó sáng chế ra, phát minh ra mà đơn giản nó chỉ là thằng GIA CÔNG THUÊ. Hiểu chưa DOWNY ĐẬM ĐẶC?
@hackieuhay Năm thứ 22 của thế kỷ 21 rồi mà vẫn có người ko phân biệt đc hàng CỦA tàu và hàng SẢN XUẤT do tàu à? Nói huawei, xiaomi là đồ tq thì đúng vì thương hiệu là của bọn nó. Nhưng bạn có nghe ai nói iPhone là sản phẩm của tq ko, dù nó đc sx ở tq?
Khựa quá đẳng cấp. Cái gì cũng có
ark_ff9
CAO CẤP
2 năm
@hongphuc1992 Vẫn là nước đang phát triển, gdp đầu người trung bình, HDI trung bình thôi.
@ark_ff9 nó đang muốn quốc tế công nghận là nước đáng phát triển, gdp trung bình để được hưởng lãi suất vay ưu đãi từ wb đó.
ark_ff9
CAO CẤP
2 năm
@Emyeu_Khoahoc Gdp đầu người của Trung Quốc trung bình thật mà.
eaglet_no1
TÍCH CỰC
2 năm
Ghê ghê
Tàu giờ ghê thật, cái qq gì cũng làm được:v
@Cheuhyakuroku Nó xưa nay cái gì mà chả làm được. Quan trọng là chất lượng thế nào thôi.
Khôn như mày :D
giacomini
ĐẠI BÀNG
2 năm
Nhìn hình 2 anh công nhân cầm máy khoan hay máy bán vít gì đó để lắp ráp là thấy không chuyên nghiệp rồi. Hôm nào làm biếng bỏ vài con ốc vít không gắn là nguy hiểm kkk
@nospecial mình đoán ý bạn kia là cái torque wrench điện tử còn có thể record được thông tin người thao tác, ngày giờ và lực chỉnh, còn chỉnh tay thì ai táy máy vặn cái là xong, tới chừng cần truy xuất lại thì xong phim
@nospecial Ông nói đúng 1 phần nhưng ko đủ.
Ko biết bên TQ sao nhưng Mỹ thì ông phải sử dụng torque wrench điện tử để lưu record phòng tai nạn thì truy tố được. Thứ 2 là đồ torque wrench điện tử sử dụng cảm biến chứ ko xài lò xò cơ khí bình thường. Cơ bản là đồ điện tử chính xác hơn.
Ốc xài cho hàng không cũng là chuẩn khác chứ ko xài ốc trong công nghiệp, otô hay nhà cửa.

@batrung2906 đúng rồi bạn.
giacomini
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Valkyrie 1991 Không phải làm tay chân vậy là giá thấp đâu bạn. Mà quan trọng là tụi kia đang độc quyền nên nó quyết định giá thôi. Chứ làm bằng robot tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng khi sản lượng tới điểm hòa vốn rồi thì phần còn lại rẻ hơn nhiều. Đó là chưa nói đến chuyện kỹ thuật.
VN có khi nào quan hệ bằng miệng được 1 chiếc về để chơi vậy chứ k dám bay k nhỉ =))
Kyll_hd
ĐẠI BÀNG
2 năm
@HaoTran20 Ý bác là khẩu ***? À mà thôi
hunggh
CAO CẤP
2 năm
Anh em cứ chê Tàu chứ họ đi xa hơn mình nhiều kha khá rồi đấy
@hunggh Ko chê nhưng họ chưa đủ tin cậy nhất là đạo đức để đi trên máy bay họ sx
Im lặng đi
divinewill
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hunggh phải chê để che dấu đi cái thấp kém hơn và tự ti của bản thân chứ.
rookie
TÍCH CỰC
2 năm
@hunggh Chê là đặc tính của người Việt rồi. Công ty VN còn bị chê tơi bời, thiếu điều khỏi SX luôn, thì có gì mà không chê công ty của Tàu?
tư vậy tự sản xuất được thì ngon rồi, TQ dạo này ghê gớm quá bảo sao dữ vậy
Vcl năm nay mới chính thức bán ra mà đc pre order hơn 800 con rồi. Dn TQ ủng hộ gà nhà khiếp thật
grozar
CAO CẤP
2 năm
@Nghêu Nghêu Hàn, Nhật, Trung nước nào thì dân họ cũng ủng hộ hàng nội địa, có thế mấy cty trong nước mới tạo thế đứng vững chắc rồi tiến ra nước ngoài đc.
@Nghêu Nghêu Thua xa Vin rồi, mới vài ngày đầu ra mắt đã có 28K đown đặt hàng rồi .😃 tq chẳng là cái giải gì..
Việt Nam! Bao giò cũng vô địch nhé!👍
@Nghêu Nghêu Dân gần 1,5 tỉ…
dontask123
TÍCH CỰC
2 năm
@TsanHoang Bò là động vật nhai lại.
XuanThang94
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ăn cắp công nghệ
Quan trọng là ai mua, tuy các anh nhà tao đu dây giỏi lắm nhưng chắc chắn các anh cũng kbh mua đâu
thanh70
ĐẠI BÀNG
2 năm
Khổ cho dân Việt rồi, nó cứ xin đáp khẩn cấp xuống Trường Sa và Hoàng Sa thì làm sao?
grozar
CAO CẤP
2 năm
70% rồi sắp tới nội địa hoá dần giảm xuống 50% rồi 20%. Có làm vẫn tốt hơn ko làm rồi phụ thuộc, đất nc mãi đi mua ko phát triển nổi 😆
@grozar

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019