Tham quan bảo tàng Sharp ở Nhật Bản: lịch sử từ cây bút chì đến các phát minh công nghệ

Nam Air
1/6/2023 8:13Phản hồi: 34
Tham quan bảo tàng Sharp ở Nhật Bản: lịch sử từ cây bút chì đến các phát minh công nghệ
Trong chuyến đi đến Nhật tham dự sự kiện ra mắt tivi Sharp AQUOS XLED, mình có dịp được ghé thăm quan bảo tàng Sharp. Tên đầy đủ của bảo tàng là Sharp Technology Innovation Museum. Bảo tàng chứa đựng những mốc nổi bật trong lịch sử hình thành và phát triển của Sharp, như việc tên công ty bắt nguồn từ việc phát minh cây bút chì Ever-Sharp và chiếc radio đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản cũng là do Sharp.

Các công nghệ mới nhất cũng được trưng bày, ví dụ màn hình LCD trong suốt, pin năng lượng mặt trời và công nghệ bảo vệ môi trường vv.



  • Địa chỉ của Bảo tàng Sharp: SHARP Advanced Development and Planning Center, 2613-1 Ichinomoto-cho, Tenri-shi, Nara 632-8567, Japan.
  • Phương tiện di chuyển: 15 phút đi taxi từ Ga Tenri trên Tuyến tàu JR hoặc Tuyến tàu Kintetsu.
  • Giờ mở cửa: 9:30 AM - 5:00 PM. Đóng cửa vào mỗi thứ Bảy, Chủ Nhật, các ngày lễ quốc gia và các ngày lễ Sharp. Khách tham quan theo nhóm vui lòng đặt chỗ trước ít nhất 1 tuần (có hướng dẫn bằng tiếng Anh)

sharp_museum_25.jpg
Hình này mình đứng ở cửa vào khu vực trưng bày chụp phía hai tòa nhà ở xa. Hai tòa nhà đó không mở cho công chúng thăm. Chắc là khu vực nội bộ của Sharp.


sharp_museum_48.jpg
Hôm mình đến trời mưa mưa, không khí rất mát mẻ. Tiếc là do lịch trình tham quan nhiều điểm nên khi đến bảo tàng Sharp thì cũng gần đến giờ đóng cửa, thời gian ở trong không được nhiều.

sharp_museum_47.jpg
Sharp Corporation (シャープ株式会社, Shāpu Kabushiki-gaisha) là một tập đoàn đa quốc gia. Kể từ năm 2016, Foxconn Group (Đài Loan) nắm sở hữu phần lớn cổ phần của Sharp. Tập đoàn Sharp chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử, trụ sở chính đặt tại Sakai-ku, Sakai, tỉnh Osaka. Sharp có hơn 50.000 nhân viên trên toàn cầu. Công ty được thành lập vào tháng 9 năm 1912 tại Tokyo và lấy tên từ cây bút chì cơ học Ever-Sharp, được phát minh bởi người sáng lập công ty Tokuji Hayakawa vào năm 1915.

sharp_museum_31.jpg
Năm 1912, Tokuji Hayakawa thành lập một xưởng kim loại tại Tokyo. Một trong những phát minh đầu tiên của ông là một khóa cài thắt lưng gọi là 'Tokubi-jyo'.

sharp_museum_30.jpg
Một phát minh khác của ông là bút chì cơ học Ever-Ready Sharp vào năm 1915.

sharp_museum_38.jpg
Sản phẩm này trở thành một trong những cây bút chì cơ học đầu tiên bán ra trên thị trường quốc tế, và do thành công lớn này, Sharp Corporation đã lấy tên của mình từ sản phẩm bút chì luôn luôn sắc này.

Quảng cáo


sharp_museum_40.jpg
sharp_museum_41.jpg
Vào năm 1926 được Mỹ bảo hộ bản quyền cho sản phẩm bút chì cơ. Anh em nhìn cái giấy chứng nhận bản quyền nước người ta kìa. Từ năm 1926 mà đã đẹp vậy rồi.

sharp_museum_37.jpg
Một loạt sản các bút chì của Sharp sản xuất và bán từ 1915-1923.

sharp_museum_43.jpg
Sau khi việc kinh doanh bút chì bị phá hủy do trận động đất lớn Kantō vào năm 1923, công ty chuyển đến Osaka và bắt đầu thiết kế thế hệ đầu tiên của đài radio Nhật Bản. Sản phẩm được bán ra vào năm 1925.

Công ty được thành lập dưới tên "Hayakawa Metal Works" vào năm 1924, tại Tanabe-cho, Osaka. Năm 1942, tên công ty được đổi thành "Hayakawa Electric Industry Company".

Quảng cáo


Sharp TV3-14T.jpg
Năm 1953, Hayakawa Electric bắt đầu sản xuất các bộ TV đầu tiên của Nhật Bản (chiếc "Sharp TV3-14T"). Bán với giá 175 nghìn Yen. Giá bán gấp hơn 20 lần mức lương trung bình một người Nhật thời đó.

sharp_museum_5.jpg
Tất nhiên họ không chỉ sản xuất tivi, trong suốt thời gian đó thì các sản phẩm điện tử khác vẫn tiếp tục được nghiên cứu phát triển. Ví dụ như những chiếc radio có hình dáng giống tivi để cho các gia đình chưa đủ điều kiện mua tivi vẫn có thể có cảm giác mình đang có tivi.

sharp_museum_10.jpg
Năm 1964, công ty phát triển máy tính bỏ túi sử dụng transistor đầu tiên trên thế giới (chiếc Sharp CS-10A), có giá JP¥535.000 (tương đương 1.400 USD). Sharp mất vài năm để phát triển sản phẩm này vì vào thời điểm đó họ chưa có kinh nghiệm trong việc sản xuất thiết bị tính toán. Hai năm sau đó, vào năm 1966, Sharp giới thiệu máy tính bỏ túi IC đầu tiên sử dụng 145 IC bipolar do Mitsubishi Electric sản xuất, có giá JP¥350.000 (khoảng 1.000 USD).

Máy tính LSI đầu tiên của họ được giới thiệu vào năm 1969. Đây là chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên có giá dưới JP¥100.000 (dưới 300 USD) và trở thành một món đồ phổ biến.[10] Cũng trong thời kỳ đó, công ty giới thiệu lò vi sóng đầu tiên có bàn xoay giữa năm 1964 và 1966. Công ty được đổi tên thành Sharp Corporation vào năm 1970.

sharp_museum_44.jpg

Khu trưng bày được sắp xếp theo trình tự thời gian ra đời của các sản phẩm.

sharp_museum_46.jpg
Mình cũng có dịp nhìn sự phát triển của logo Sharp qua các thời kỳ khác nhau.

sharp_museum_8.jpg
Chiếc tivi màu đầu tiên (21 inch) đặt cạnh chiếc tivi LCD 21 đầu tiên.

sharp_museum_6.jpg
Máy điều hòa không khí.

sharp_museum_7.jpg
Tivi “bỏ túi”

sharp_museum_14.jpg
Các mẫu điện thoại đi vào lịch sử của Sharp.

sharp_museum_15.jpg
Chiếc máy lọc không khí khởi đầu cho chuỗi sản phẩm rất thành công, với sản phẩm mới nhất là Sharp PureFit sẽ bán ra trong tháng 9 này.

sharp_museum_21.jpg
Quạt máy.

sharp_museum_17.jpg
Bàn ủi
sharp_museum_22.jpg
Điều đáng tiếc là do đi một ngày dài từ sáng đến lúc này thì máy ảnh mình cũng cạn pin, nên không kịp chụp lại được hết các sản phẩm trưng bày cũng như thông tin từng sản phẩm.

Thời gian tham quan cũng ngắn, mà lại còn bị 1 bạn media Singapore chiếm dụng mất hết gần nửa với các trò chiếm giờ của bạn ấy 😔.

Cảm nhận nhanh về bảo tàng Sharp: Bảo tàng được xây dựng có lẽ từ khá lâu rồi, nhưng cũng như nhiều thứ khác ở Nhật, cổ nhưng không cũ, nhìn vẫn tin tươm nét căng lắm.
Cảm nhận nhanh về các sản phẩm trưng bày: Nhiều vật phẩm trưng bày hơn 100 năm tuổi vẫn còn hoạt động được bình thường, gấu quá gấu he he.

Rất hy vọng sẽ có dịp ghé lại để chụp nhiều hơn, quay phim rõ ràng hơn gởi đến các bạn nha.
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

😁 Sharp toàn đồ ngon
Giờ mới biết sharp bán bút.
J000
TÍCH CỰC
một năm
@Hải Đăng (boygia) Bút chì bấm, tiếng nhật là Sharp pen. Hồi mới học tiếng không hiểu lí do tại sao nó gọi v 😆
bảo tàng này có đề cập đến việc làm ăn thua lỗ, bán mình cho Tàu không nhỉ ?
Cười ra nước mắt
@bidnah003 Nó vẫn là công ty Nhật Bản đặt trụ sở chính tại Nhật, hoạt động theo luật pháp Nhật Bản quan trọng nhất là toàn bộ thuế đều đóng cho chính phủ Nhật Bản, còn chuyện mua bán cổ phần M&A trong nền kinh tế là bình thường thôi, như Softtbank Nhật Bản nắm cổ phần lớn nhất trong tập đoàn Alibaba Trung Quốc nhưng đâu có ai kêu Alibaba là của Nhật đâu .
Cười vô mặt
Tiếc là công ty này ra thế giới hơi chậm...
Họ thích làm viện bảo tàng nhỉ, cty mình thành lập tầm 50 năm cũng có viện bảo tàng. Cả áo đồng phục của nv qua từng giai đoạn cũng đưa vào bảo tàng.
Sao không dùng điện thoại chụp tiếp?
Giờ còn gì nữa đâu mà.
@caocaolatre199x Nói vậy tập đoàn Alibaba Trung Quốc cũng giờ còn gì nữa đâu .
Cây quạt máy trong hình giờ lên sàn bán cho các cụ ngoài Bắc bét cũng 5 7 củ.
Cười ra nước mắt
OGKush
ĐẠI BÀNG
một năm
@Andydo611 nọ gặp 1 chiếc, hỏi họ hét 6 củ =))
Sharp, Sanyo, Toshiba... câu chuyện buồn :v
datvn
TÍCH CỰC
một năm
Giờ bán cho foxconn rồi nhỉ
NamAnn
TÍCH CỰC
một năm
Giờ mới hiểu sao có cái tên Sharp 😁
Sharp đồ tốt nhưng phát triển chậm so vs thời đại
Trò chiếm giờ gì vậy anh Nam, kể anh em nghe thêm đi
cây cối nhìn mê thiệt
@Didu Ở Nhật mê nhất dàn cây
Quán cafe ở góc Trương Vĩnh Ký và Phạm Văn Chiêu Gò Té cũng có mấy cái tivi nho nhỏ.
20 lần thu nhập trung bình mà k biết thu nhập trong 1 tháng hay 1 năm, nói cũng như k.
quả đt tên SH151iS nghe kêu thật 😁
3 món đồ sharp người Việt khoái nhất là, đầu video vhf, máy hút ẩm, và nồi cơm cơ.
Midpham
ĐẠI BÀNG
một năm
@Duy Phạm dinh Quả nồi cơm điện thì công nhận đến giờ vẫn còn thấy nhiều. Mà không biết có phải của sharp ko hay là mảng gia dụng bán cho ai khác rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019