EDGE chứ ko phải GPRS (LG GW305)

godofjura
26/1/2011 14:0Phản hồi: 7
Điện thoại mình là LG GW305 vào internet nó cứ hiện chữ E> trong sách hướng dẫn ghi là EDGE khả dụng, mình đăng kí GPRS hoài nhưng vào vẫn không hiện chữ G> ( GPRS khả dụng) . Hôm nọ mình lên quận 12 vào internet thì có GPRS, mà cái EDGE mạng chạy chậm vãi mà còn hay rớt mạng , GPRS vào web ào ào mà lại ko rớt mạng. Pro nào chỉ mình cách chuyển cái EDGE thàng GPRS ko ? mà mình đã đăng kí chục lần rồi, cài cấu hình chục lần rồi mà vẫn ra chữ E> mà hôm nọ may ra vào dc GPRS , có khi nào du vùng phủ sóng không? mà mình ở Thủ Đức là nội thành mà . Pro chỉ giúp mình thanks.
7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tonchieu
TÍCH CỰC
13 năm
Bạn này lần đầu xài dt ah,edge mà thua gprs,cái này e thua ạ,pro nào vào chỉ giáo
EDGE thì bạn nên mừng mới đúng chứ sao lại than thế này. tìm hiểu chút về EDGE vs gprs đi bạn ơi. ko người ta cười cho kìa
anhduy010
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nếu nhà mạng và điện thoại của bạn hỗ trợ EDGE ( 2,5G ) thì khi đăng ký GPRS máy bạn sẽ báo EDGE . Trước mình dùng Viettel cũng hiện như vậy , nhưng mang sim qua máy thằng bạn không hỗ trợ EDGE thì chỉ hiện chữ G . Theo mình biết EDGE mang lại chất lượng cao hơn GPRS nên bảo vào chậm và rớt mạng hơn GPRS thì có lẽ là do nguyên nhân khác !
xerox
TÍCH CỰC
13 năm
EDGE(Enhanced Data Rates for GSM Evolution), đôi khi còn gọi là EGPRS, là một công nghệ di động được nâng cấp từ GPRS cho phép truyền dự liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm và 144kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao. Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến như một công nghệ 2.75G. Thực tế bên cạnh điều chế GMSK, EDGE dùng phương thức điều chế 8-PSK để tăng tốc độ dự liệu truyền. Chính vì thế, để triển khai EDGE, các nhà cung cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS

---------- Post added at 10:24 PM ---------- Previous post was at 10:23 PM ----------

[FONT=&quot]- GSM + GPRS (max 64kbps): 2G
- EDGE (EGPRS) (max 236.8kbps) : 2.5G
- UMTS (W-CDMA)(max 384 kbps) : 3G
- HSDPA (max 5.760 kbps) : 3.5G[/FONT]

---------- Post added at 10:25 PM ---------- Previous post was at 10:24 PM ----------

[FONT=&quot]1. Thế hệ đầu tiên 1G

Thế hệ điện thoại di động đẩu tiên ra đời trên thị trường vào những năm 70/80. Đấy là những điện thoại anolog sử dụng kỹ thuật điều chế radio gần giống như kỹ thuật dùng trong radio FM. Trong thế hệ điện thoại này, các cuộc thoại không được bảo mật. Thế hệ 1G này còn thường được nhắc đến với "Analog Mobile Phone System (AMPS)".

2. Thế hệ thứ 2G (GSM)

Mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của 2G, điện thoại kỹ thuật số (digital) là đầu những năm 90. Chuẩn kỹ thuật số đầu tiên là D-AMPS sử dụng TDMA (Time division Mutiple Access). Tiếp theo sau là điện thoại 2G dựa trên công nghệ CDMA ra đời. Sau đó Châu Âu chuẩn hóa GSM dựa trên TDMA. Cái tên GSM ban đầu xuật phát từ "Groupe Speciale Mobile" (tiếng Pháp), một nhóm được thành lập bởi CEPT, một tổ chức chuẩn hóa của Châu Âu, vào năm 1982. Nhóm này có nhiệm vụ là chuẩn hóa kỹ thuật truyền thông di động ở bãng tầng 900MHz. Sau đó, GSM được chuyển thành Global System for Mobile Communication vào năm 1991 như là một tên tắt của công nghệ nói trên.

2001, để tăng thông lường truyền để phục vụ nhu cầu truyền thông tin (không phải thoại) trên mạng di động, GPRS đã ra đời. GPRS đôi khi được xem như là 2.5G. Tốc độ truyền data rate của GSM chỉ =9.6Kbps. GPRS đã cải tiến tốc độ truyền tăng lên gấp 3 lần so vớii GSM, tức là 20-30Kbps. GPRS cho phép phát triển dịch vụ WAP và internet (email) tốc độ thấp.

Tiếp theo sau, 2003, EDGE đã ra đời với khả năng cung ứng tốc độk lên được 250 Kbps (trên lý thuyết). EDGE còn được biết đến như là 2.75G (trên đường tiến tới 3G)

3. Cộng nghệ 3G

Cuối năm 2004, điện thoại di động 3G đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Tốc độ của 3G UMTS có thể lên đến 2Mbps. Với sự kết hợp của HSDPA, tốc độ này đã có thể lên tới 14Mpbs.[/FONT]

---------- Post added at 10:27 PM ---------- Previous post was at 10:25 PM ----------

4.Mạng 4G với tốc độ cao hơn hẳn sẽ giúp cho tốc độ truyền tải của dữ liệu trên các hệ thống mạng được cải thiện đáng kể và đưa các dịch vụ cao cấp như sử dụng ứng dụng di động, trên video trực tiếp trên mạng, hội nghị truyền hình hay chơi game trực tuyến… sẽ bùng nổ thực sự.
Tuy nhiên, điểm “lợi hại” nhất của mạng 4G là nó có thể thay thế một cách hoàn hảo các đường truyền Internet cố định (kể cả đường truyền cáp quang) với tốc độ không thua kém, vùng phủ sóng rộng lớn hơn và có tính di động rất cao.
eragontk
ĐẠI BÀNG
13 năm
ko đỡ nổi. tình hình là bác hỏi ông google trước khi hỏi anh em nhé!
xerox
TÍCH CỰC
13 năm
Cac 'cü' day chi? muôn 'än sañ' ,cac bac hét süc giùp dö (sory vè quê an tét nên online by phone)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019