Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Giới thiệu 4 máy tính bảng chạy Android Honeycomb

Duy Luân
13/7/2011 11:21Phản hồi: 80
Giới thiệu 4 máy tính bảng chạy Android Honeycomb
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chiếc máy tính bảng với cấu hình và giá cả khác nhau nhằm phục vụ cho nhucầu đa dạng của người tiêu dùng. Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn 4 chiếc máy tính bảng nổi bật hiện nay là Motorola Xoom, Samsung Galaxy Tab 10.1, Asus Transformer và LG Optimus Pad 3D. Những điểm mạnh và yếu của chúng cũng được đề cập để bạn có cái nhìn khách quan hơn cũng như chọn lựa được cho mình chiếc máy tính bảng phù hợp.


1. Motorola Xoom



Xoom là chiếc máy tính bảng đầu tiên chạy Android Honeycomb, được chính thức bán ra vào đầu năm 2011. Xoom có cấu hình chuẩn cho các máy tính bảng Android về sau với CPU NVIDIA Tegra 2 xung nhịp 1GHz, RAM 1GB, màn hình 10,1” độ phân giải 1280x800 (tức tỉ lệ 16:10). Do là “người tiên phong” nên Xoom có một số thiết kế phần cứng chưa thật sự tốt lắm như viền màn hình nhỏ nên khó cầm, nút nguồn đặt ở gần camera nên khó làm quen. Máy có thiết kế chắc chắn, cầm đầm tay nhưng hơi nặng một chút so với những máy tính bảng Android về sau. Màn hình của máy không được đẹp lắm so với những sản phẩm khác của chính Motorola và cả những hãng khác nữa. Tuy nhiên phải kể đến khả năng hoạt động ổn định của chiếc máy này khi bạn có thể mở rất nhiều ứng dụng cùng lúc mà máy vẫn hoạt động bình thường.

[​IMG]


[​IMG]

Thời lượng pin của Xoom chỉ ở mức trung bình với khoảng 5-6 tiếng lướt web liên tục. Xoom có bộ nhớ trong lên đến 32GB, đủ sức cho bạn chứa nhiều phim HD và cả thư viện nhạc của mình. Ngoài ra, Xoom có thể dùng thẻ nhớ định dạng MicroSD, tuy nhiên cần phải cập nhật lên phiên bản phần mềm mới nhất mới có thể dùng được. Xoom có máy ảnh trước 2 megapixel phục vụ cho hội thoại hình ảnh và camera sau 5 megapixel cho phép quay phim HD 720p và biên tập ngay trên máy bằng phần mềm Movie Studio của Android. Thế nhưng chúng ta không nên kì vọng quá nhiều vào camera của các máy tính bảng vì chúng thường cho chất lượng xấu hoặc trung bình mà thôi. Xoom hỗ trợ cổng HDMI để xuất hình ảnh sang màn hình lớn.

Hiện tại, Motorola Xoom có hai phiên bản: có dùng mạng di động (CDMA, 3G) và bản chỉ có Wifi (Wifi Only) với giá khởi điểm từ 500 USD cho bản Wifi Only 32GB. Tại Việt Nam chúng ta chưa có hàng chính hãng.

2. Samsung Galaxy Tab 10.1



Ban đầu, Samsung Galaxy Tab 10.1 có thiết kế khá giống với những máy tính bảng chạy Android khác, tuy nhiên thiết kế này đã thay đổi rất nhiều ngay sau khi có sự hiện diện của iPad 2. Samsung đã “làm một cuộc cách mạng” khi giảm độ mỏng của máy xuống 8,6mm, khiến thiết bị trở thành máy tính bảng mỏng nhất thế giới tính đến thời điểm ra mắt. Toàn bộ máy được khoát lên một lớp sơn màu nâu xám sang trọng với điểm nhất mặt sau là phần camera. Thiết kế chung của máy rất tốt, máy cầm chắc tay, tuy nhiên phần viền cạnh máy hơi lỏng lẻo, sờ vào cảm thấy “rẻ tiền”, đặc biệt phần nhựa tại cổng kết nối của máy rất dễ bị cong.


Galaxy Tab 10.1 có màn hình 10,1” độ phân giải 1280x800 rất đẹp và sắc nét, cảm ứng nhạy, ít bị ma sát với ngón tay nhưng hơi chói khi xem dưới nguồn sáng mạnh.

Tương tự như Xoom, Galaxy Tab 10.1 sử dụng CPU NVIDIA Tegra 2 xung nhịp 1GHz, RAM 1GB, hai máy ảnh trước sau. Tuy mỏng là thế nhưng Samsung Galaxy Tab 10.1 có thời lượng sử dụng pin ấn tượng. Theo Samsung quảng cáo là 9 tiếng liên tục khi xem video. Khi sử dụng thực tế thì việc lướt web, nghe nhạc, kết nối Wifi sẽ làm hết pin sau khoảng 10 tiếng sử dụng. Máy chạy nhanh, ổn định, không quá nóng khi sử dụng các tác vụ nặng như chơi game, xem phim HD. Máy có bộ nhớ trong 16GB và không hỗ trợ thẻ nhớ. Thật đáng tiếc là việc truyền dữ liệu từ máy sang PC cũng phải thông qua một cổng riêng của Samsung chứ không thể dùng microUSB như Xoom.

Quảng cáo


Hiện tại Galaxy Tab 10.1 đang được bán tại Việt Nam với giá 14 triệu đồng.

3. Asus Transformer


Asus Transformer xuất hiện như một sản phẩm nổi bật giữa hàng loạt các máy tính bảng Android. Điểm nổi bật không nằm ngay trên thân máy mà nằm ở bộ đế bàn phím (không bán kèm theo máy). Khi gắn Transformer vào bộ đế mày, thiết bị sẽ trở thành một chiếc máy tính xách tay thực thụ với bàn phím chiclet (có kích thước bằng 95% kích thước phím thông thường), bàn rê chuột (dùng cho rất nhiều tác vụ của Android) và đặc biệt là thời lượng dùng pin tăng lên tối đa 16 tiếng nhờ vào một cục pin thứ hai gắn trong đế. Bạn có hai cổng USB và một khe đọc thẻ nhớ SD trên chiếc đế này. Bàn phím của Dock có thể gõ tiếng Việt tốt với ứng dụng Vietnamese IME, cả hai kiểu gõ TELEX lẫn VNI.

[​IMG]

Nó về bản thân Transformer, Asus đã thiết kế nên một chiếc máy tính bảng rất chắc chắn, chất lượng phần cứng tốt. Không cần phải “siêu mỏng” nhưng máy vẫn rất nhẹ, cầm lâu không bị mỏi tay. Viền màn hình khá lớn khiến cho việc cầm máy dù theo bất kì phương nào cũng thoải mái. Tuy nhiên loa của máy có âm lượng hơi nhỏ so với những đối thủ Android khác, lại thiết kế ngay vị trí thường cầm tay nên có thể bị che mất, bù lại ta có hệ thống âm thanh SRS Premium cho chết lượng tốt. Máy hơi nóng khi truy cập Wifi thời gian dài, còn đế bàn phím thì nóng khi sạc.

Máy có cấu hình tốt với vi xử lí NVIDIA Tegra 2, RAM 1GB, màn hình 10,1” độ phân giải 1280x800 tấm nền IPS cho góc nhìn rộng, màu sắc đẹp và rất sắc nét. Hoạt động của máy nhìn chung ổn định, khi kết hợp với đế và các ứng dụng văn phòng nằm trong bộ Polaris Office cài sẵn, bạn hoàn toàn có thể bỏ chiếc máy tính xách tay của mình ở nhà rồi. Hai cổng USB nằm trên Dock cho phép bạn dùng bút nhớ và cả ổ cứng ngoài của mình nữa. Muốn xuất hình, bạn đã có cổng HDMI 1.3a. Rất tiện lợi!

Quảng cáo


Asus Transformer đã được phân phối chính hãng tại Việt Nam với giá 11 triệu đồng cho máy và 2 triệu đồng cho Dock.

4. LG Optimus Pad 3D


Sản phẩm này đặc biệt với màn hình 8,9” của mình, một kích thước khó tìm thấy trên thị trường máy tính bảng hiện nay. Màn hình này có độ phân giải 1280x768 (tỉ lệ 5:3), khá lạ so với những chiếc máy tính bảng trên thị trường hiện nay. Kích thước này ở mức trung bình, không quá nhỏ như 7” nhưng cũng không cồng kềnh như 10”. Tuy nhiên máy khá dày và nặng nên bạn cần phải thường xuyên đổi tư thế cầm để không bị mỏi trong quá trình sử dụng. Bao quanh máy là khung viền làm từ hợp kim chắc chắn và cứng cáp, nhưng không quá thô mà được bo tròn mềm mại. Cảm giác cầm máy khá chắc tay.

[​IMG]

Ngoài ra, sản phẩm còn cho phép bạn quay phim 3D và xem lại ngay trên máy, tất nhiên cần có một chiếc kính phân cực để có thể xem được chúng. Tuy nhiên tính năng này chẳng mấy khi được dùng còn chất lượng ảnh bình thường lại quá kém khiến cho chiếc LG Optimus Pad 3D mất điểm trầm trọng ở khoảng này. Bù lại, màn hình của máy cho góc nhìn rộng, màu sắc đẹp và sắc nét nhưng hơi chói khi sử dụng ngoài nắng (cũng như bao chiếc máy tính bảng khác vậy).

[​IMG]

LG Optimus Pad 3D hỗ trợ đến 3 loa, hai cái bên cạnh phải và một nằm ở cạnh trái cho chất lượng tốt, âm lượng hơi nhỏ một chút nhưng không thành vấn đề gì. Máy dùng CPU NVIDIA Tegra 2 1GHz, RAM dung lượng 1GB và bộ nhớ trong 32GB. Máy không hỗ trợ sử dụng thẻ nhớ. Đi kèm với máy có một sợi cáp USB chuyển đổi từ USB sang MicroUSD dạng OTG (On-The-Go). Có lẽ LG chuẩn bị trước cho bản cập nhật Android 3.1 sau này sẽ hỗ trợ việc sử dụng bút nhớ và các thiết bị khác dùng cổng USB.

LG Optimus Pad 3D chưa được phân phối tại Việt Nam mà chỉ có hàng xách tay giá 16,5 triệu đồng.

Kết luận
Với cấu hình chung như trên, những chiếc máy tính bảng Android Honeycomb đều có thể xử lí tốt các tác vụ thông dụng như duyệt web, chat, ứng dụng văn phòng và cả chạy đa nhiệm. Hoạt động của chúng cũng tương tự và ổn định như nhau. Điểm khác biệt chủ yếu sẽ nằm ở thiết kế và những phần mềm nhà sản xuất cài đặt sẵn. Mỗi chiếc máy tính bảng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nếu ưa thích mỏng, nhẹ, Samsung Galaxy Tab 10.1 sẽ là lựa chọn hàng đầu của bạn. Ngược lại, bạn là người yêu thích những gì có thiết kế chắc chắn thì hãy chọn chiếc Motorola Xoom. Asus Transformer thích hợp nhất cho những ai phải thường xuyên gõ văn bản nhờ vào bộ đế độc đáo kèm theo. Cuối cùng, chiếc LG Optimus 3D mang lại sự tiện dụng khi di chuyển nhiều nhờ vào màn hình 8.9" của nó.
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kimanbn
TÍCH CỰC
13 năm
có chọn thì chọn Ipad chứ chưa muốn dùng tab android. Điện thoại thì tất nhiên là Android rồi
Có dùng thì dùng cả bộ android hoặc APP hết chứ chơi từng con coi bộ cái vụ đồng bộ hóa hơi phức tạp à
colinjsit
TÍCH CỰC
13 năm
Ai chọn ipad chứ tui ko bao giờ bỏ tiền ra để mua 1 thiết bị mà mình có cảm giác bị "lừa đảo" - chất lượng thì trung bình mà giá cả trên trời...

Nếu có cơ hội tui sẽ lựa chọn Xoom và Asus Transformer...
thích Transformer nhất 🆒
ngồi nhìn mà thèm, tiền chả có ko dám với
fotlan16
ĐẠI BÀNG
13 năm
chưa có tiền để chơi tab ước gì có ai tặng mình he he he
gmpucca
TÍCH CỰC
13 năm
Đúng là k hối hận khi mua em asus TF này,mà nhân tiện bác nào bít chỗ mua dock cho e này ở Hà Nội giúp mình với,thấy tiện quá
peoiumap
TÍCH CỰC
13 năm
mỗi cái có mỗi ưu thế riêng 😁
matmeo007
ĐẠI BÀNG
13 năm
cái nào cũng thích trong lúc này...heheheh
Kenny
CAO CẤP
13 năm
chẳng thằng nào xài suốt mà k nóng như ipad, em dùng 3g suốt mà vẫn thấy bt
meta99
ĐẠI BÀNG
13 năm
Đang dùng ASUS TF101 và IPAD2. Màn hình 2 máy đều đẹp tương đương nhau. Trải nghiệm browser trên TF là rất thích so với ipad 2 (4.3.3). Tuy nhiên ipad 2 lên iOS 5 lại thich browser trên ipad 2 hơn. Tuy nhiên cả 4 máy tính bảng Honeycomb này đều có nhược điểm là quá ít ứng dụng chuyên biệt cho Honeycomb wide screen (1280x800). Chắc phải đợi vậy.
keunhuvac
TÍCH CỰC
13 năm
Cầm con Xoom thích lắm, thiết kế rất chắc chắn, mà viền mỏng nhìn đẹp hơn mấy máy viền dày đó!
Viền mỏng là một điểm yếu của thiệt bị cầm tay. Nếu "Tablet" thiết kể để dán tường thì mình đồng ý viền màn hình mỏng nhìn đẹp.
asus khi gắn dock vào thì nó sẽ thế nào? cũng là chiếc máy tính bảng không hơn ko kém à? hay có thêm chức năng gì hay ko? phục vụ công việc những gì? mình mù mờ khoản này quá..
caillou
ĐẠI BÀNG
13 năm
nghe ông này giới thiệu chán thật không sinh động bằng bác Hiệp. Con Asus là good nhất
ok! tôi chọn xoom
Ứng dụng cho tran vẫn chưa chuyên biệt , máy hơi nóng sau.
Oxi
CAO CẤP
13 năm
Nói thật, MTB thì chỉ thích mỗi Ipad mà thôi. Còn phone thì chịu Ăn Roi.
truelied
ĐẠI BÀNG
13 năm
Thực sự thì mình đang thất vọng với ASUS. Kỳ vọng mãi, gom lúa mãi mới mua đc Transformer, nhưng rồi thấy ko đc như quảng cáo.

Phần cứng mạnh nhưng chạy 1 lúc là lag - có lẽ cũng do Android.
Web Storage cài sẵn trong máy ko dùng đc, phải cài bản trên Market vào mới dùng đc.
Polaris Office chỉ để ghi chú và đọc văn bản thì ok, chứ bảo mình bỏ Microsoft Office để dùng Tablet thôi thì còn khuya. Có cài Document To Go thì mọi chuyện khá hơn chút đỉnh.

1 loạt app để sẵn bị lỗi (Browser, Music Player, Mynet...)

Chắc phải chờ bản update vá lỗi của Asus thôi
Do Android đó bạn không phải do phần cứng.
Các phần mềm về Office trên Android, iOS tablet hiện nay chỉ mang tính trình diễn là chính chứ không thể thay thế đc với Office trên PC.

Rất tiết Android HC chưa được hỗ trợ, phần mềm lỗi rất nhiều (Chủ yếu do ko tương thích về phần cứng/ vùng lãnh thổ)
Kagoma
ĐẠI BÀNG
13 năm
chẳng hay bác xài FW gì, chứ mình thấy 3.1 chạy nuột nà mà
Chắc bạn nằm trong số xui rồi, mình cũng mua nhưng không bị những gì bạn nói 😃
bác này làm video bị sạn hơi nhiều nhỉ nhưng bài này vô cùng bổ ích, mình đang phân vân rất nhiều 3 con tablet trên, ko tính LG (xưa nay ko thích LG một tí nào)
Phân vân mãi, coi xong bài giới thiệu này vẫn phân vân ko biết nên mua máy nào 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019