Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 11.04 để sử dụng song song với Windows

bk9sw
10/8/2011 18:5Phản hồi: 402
Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 11.04 để sử dụng song song với Windows
Ubuntu có lẽ là bản phân phối Linux đang được rất nhiều người sử dụng bởi sự đơn giản, giao diện bắt mắt và rất phù hợp với những người muốn làm quen với Linux. Vấn đề cài đặt [TAG]Linux[/TAG] thì không phải mới mẻ gì nhưng hôm nay, mình muốn hướng dẫn lại, chi tiết hơn để những ai muốn dùng thử Ubuntu có thể dễ dàng cài đặt vào máy và sử dụng song song với Windows.

1. Tạo đĩa/USB (LiveCD/LiveUSB) cài đặt Ubuntu 11.04:



Trong bài hướng dẫn lần này, mình sử dụng bản phân phối Ubuntu 11.04 stable. Bạn có thể tải file iso của Ubuntu 11.04 tại đây. Trong phần "Download options", bạn có thể chọn phiên bản Ubuntu 11.04 32-bit hoặc 64-bit tùy theo cấu hình máy tương tự như Windows sau đó nhấn nút "Download started" ngay bên phải. Sau khi tải xong, có 2 cách để bạn cài đặt:
  • Cài đặt bằng đĩa CD (LiveCD):

    Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ việc mua một chiếc đĩa DVD trắng và dùng một chương trình nào đó có thể ghi file iso như UltraISO, Active@ ISO Burner, v.v... để ghi file iso ra đĩa. Tất nhiên là phải đảm bảo ổ DVD của bạn có khả năng ghi đĩa DVD-RW.


  • Cài đặt bằng USB (LiveUSB):

    Đây là một cách còn đơn giản và tiện lợi hơn. Cách này yêu cầu bạn phải có một chiếc bút nhớ (USB stick) 2 GB trở lên. Sau đó, bạn vào đây để tải phiên bản mới nhất của chương trình Universal USB Installer về máy.


    Tiếp theo, tìm file Universal USB Installer.exe vừa tải về máy, nhấp đúp, chọn I Agree. Tại đây, bạn sẽ thấy một cửa sổ với nhiều tùy chọn.

    _Step 1: chương trình yêu cầu bạn chọn một trong số các bản phân phối Linux được hỗ trợ, bạn nhấn nút mũi tên hướng xuống và chọn Ubuntu 11.04.

    _Step 2: chương trình yêu cầu bạn chọn đường dẫn đến file iso - đây chính là file iso của Ubuntu 11.04 mà bạn đã tải về. Bạn nhấn Browse và chọn đường dẫn đến file này (có tên: ubuntu-11.04-desktop-i386.iso).

    _Step 3: bạn cần phải chọn ổ USB để tiến hành tạo USB cài đặt. *Lưu ý: không nên stick vào ô "Show all Drives" bởi nếu stick vào ô này, tất cả các ổ đĩa trong hệ thống sẽ hiện ra và nếu sơ ý bạn có thể chọn nhầm ổ USB. Sau khi chọn đúng ổ USB cần cài, bạn nên stick vào ô "Format ...:\ Drive" để USB được định dạng lại. *Lưu ý: nên copy tất cả các tập tin quan trọng trên USB ra ngoài HDD.

    _Step 4 bạn có thể bỏ qua. Sau khi kiểm tra cẩn thận các tùy chọn, bạn nhấn nút Create. Lúc này, chương trình sẽ tự động giải nén các tập tin chứa trong file iso ra ổ USB và tạo khả năng boot cho ổ USB. Sau khi hoàn tất, bạn nhấn Close. Lúc này bạn đã có một chiếc USB chứa Ubuntu 11.04 và sẵn sàng để cài đặt.

  • *Lý do mà mình đưa ra cả 2 hình thức cài đặt bằng CD và USB là vì đối với một số máy đời cũ không hỗ trợ boot bằng USB thì bạn buộc phải cài đặt bằng đĩa.

    Quảng cáo



    2. Boot vào Ubuntu 11.04 bằng LiveCD hay LiveUSB (chỉ sử dụng 1 trong 2 cách để cài đặt):

    Bạn bỏ đĩa LiveCD vào ổ quang hoặc cắm LiveUSB vừa tạo như trên vào máy tính. Bước kế tiếp là bạn phải tùy chỉnh trong BIOS để máy ưu tiên boot bằng đĩa quang hoặc chọn boot bằng USB stick. Thông thường thì máy tính được cài đặt mặc định boot ưu tiên qua ổ quang nên bạn không cần phải điều chỉnh thêm. Nếu mặc định boot bằng ổ cứng hoặc muốn cài đặt bằng USB thì bạn phải chỉnh lại trên BIOS (trên 1 số máy tính là nút F1, F2, DEL, ESC, F10 hay F12 tùy thuộc vào dòng máy).

    Tiếp đến, sau khi chọn boot xong, một màn hình màu tím sẽ xuất hiện, bạn có thể chọn trải nghiệm trước khi cài đặt "Try Ubuntu without installing" hoặc cài đặt ngay "Install Ubuntu". Mình vẫn ưu tiên giải pháp trải nghiệm trước để nếu không thích, bạn có thể thoát ra dễ dàng. Khi chọn "Try Ubuntu without installing", bạn vẫn sử dụng được Ubuntu 11.04 bởi nó sẽ chạy trên chiếc USB của bạn thay vì được cài vào ổ cứng.

    3. Phân vùng và cài đặt Ubuntu 11.04:


    Hiển nhiên là bạn đang dùng Windows và bạn muốn sử dụng song song 2 hệ điều hành? Dưới đây là cách phân vùng và cài đặt Ubuntu 11.04:

    a. Tạo phân vùng:

    Quảng cáo




    Giao diện chương trình GParted Partition Editor.

    Sau khi boot hoàn tất vào Ubuntu 11.04 theo giải pháp "Try Ubuntu without installing", trước mắt bạn là toàn bộ giao diện Ubuntu 11.04. Lúc này, để tạo một phân vùng mới thì bạn sử dụng chức năng có sẵn trong Ubuntu là GParted Partition Editor (có trong System/Administration/GParted Partition Editor). Khi khởi động chương trình, toàn bộ phân vùng trên ổ cứng của bạn sẽ xuất hiện. Đối với máy mình, phân vùng Windows 7 là /dev/sda3 (NTFS), ổ lưu trữ dữ liệu Storage là /dev/sda4 (NTFS) và một ổ mình đã tạo dành riêng cho Ubuntu là Temp /dev/sda2 với định dạng ban đầu là NTFS. Để cài đặt Ubuntu thì bạn nên tạo một phân vùng khoảng 10 GB (tối thiểu 4,4 GB). Nếu chưa tạo phân vùng thì bạn có thể làm theo các bước sau:


    • Giao diện chương trình GParted Partition Editor.
    • Chọn một phân vùng nào còn trống, ở đây mình chọn /dev/sda5.
    • Nếu bạn có một phân vùng không rõ (unallocated) thì bạn có thể click phải vào phân vùng và chọn New, nếu chia phân vùng từ một phân vùng trống thì bạn click phải và chọn Resize.
    • Trong các ô, bạn sửa dung lượng của phân vùng đã chọn lại tại khung "New size". Ví dụ phân vùng bạn chọn có dung lượng 120 GB, bạn sửa lại còn 110 GB để 10 GB dư ra được dùng để cài đặt Ubuntu. Sau đó nhấn Resize/Move.
    • Lúc này, phân vùng mà bạn chọn để Resize sẽ giảm bớt 10 GB, 1 phân vùng mới (unallocated) được tạo ra với dung lượng mà bạn đã cắt.

    • Click phải vào phân vùng 10 GB này, chọn Format to và chọn ext3 hoặc ext4. Đây là 2 định dạng phân vùng riêng của Linux, ở đây mình chọn ext4.
    • Bạn tiếp tục tạo một phân vùng có tên "swap" với cách làm tương tự. Vì mình đã tạo sẵn phân vùng cho Ubuntu (ổ Temp 10 GB) nên hình dưới đây là các bước mình tạo phân vùng swap cho Ubuntu. Phân vùng swap là một phân vùng để lưu các file tạm tương tự như RAM ảo trên Windows. Máy bạn có RAM lớn thì có thể không cần đến swap tuy nhiên theo khuyến cáo thì bạn vẫn nên tạo một phân vùng swap có dung lượng lớn hơn RAM để giảm tải. Mình tạo phân vùng swap chỉ 2,5 GB và định dạng thành linux-swap.




      Resize phân vùng trống để tạo swap, tạo phân vùng cài đặt theo cách tương tự.


      Phân vùng swap có dung lượng 2,5 GB được tạo ra.


      Sau khi phân vùng và định dạng, chúng ta có phân vùng cài đặt Ubuntu là /dev/sda2/ (ext4) và swap /dev/sda6 (linux-swap).
    • Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn lưu ý phải nhấn dấu Stick (V) ở trên để áp dụng. Dữ liệu trên ổ đĩa bạn chọn để Resize tạo phân vùng sẽ không bị mất. Dưới đây là hình ảnh sau khi phân chia phân vùng.

    b. Cài đặt Ubuntu 11.04:



    Sau khi chia phân vùng và quyết định cài đặt Ubuntu, bạn có thể nhấp vào biểu tượng "Install Ubuntu 11.04" ngay trên desktop. Dưới đây là các bước cần thiết khi cài đặt:


    Tại màn hình Welcome, bạn chọn ngôn ngữ và nhấn Forward.


    Để có kết quả tốt nhất, máy của bạn cần đáp ứng 3 yêu cầu là: phân vùng cài đặt Ubuntu phải lớn hơn 4,4 GB (chúng ta đã tạo 10 GB ở trên); máy đang được cắm sạc và đang được kết nối với Internet. Trong quá trình cài đặt, nếu có kết nối Internet thì chương trình sẽ tự động tải về các bản cập nhật hệ thống và phần mềm từ hãng thứ 3. Bạn có thể stick vào 2 ông vuông này hoặc không cần. Tiếp tục nhấn Forward.


    Do chúng ta đã tạo phân vùng rõ ràng nên ở bước này, ta chọn "Something else" để tự quyết định phân vùng cài đặt. Nhấn Forward.


    Biểu đồ các phân vùng hiện ra, chúng ta chọn phân vùng đã tạo 10 GB, định dạng ext4 để cài đặt Ubuntu. Với máy mình, phân vùng mình đã tạo là /dev/sda2 10737 MB với định dạng ext4.


    Click đúp vào phân vùng chọn để cài đặt, tiếp tục tùy chỉnh các thông số như: Mục "Use as" dùng để định dạng lại phân vùng nếu bạn chưa định dạng lúc chia phân vùng. Bạn nên stick vào ô "Format the partition" và lưu ý chọn "Mount point" là "/" để tránh Ubuntu bị mount lung tung vào các phân vùng khác khiến không thể boot vào được.


    Tương tự, click đúp vào phân vùng swap, trong phần "Use as" chọn "swap area".


    Lúc này, Ubuntu bắt đầu được cài đặt vào phân vùng đã chọn. Trong lúc cài đặt, bạn có thể bổ sung một số thông tin như múi giờ. Nhấn Forward.


    Chọn layout bàn phím, nhấn Forward.


    Thiết lập người dùng. Bạn gõ đầy đủ những thông tin cần thiết vào các trường như tên bạn, tên máy tính, tên người dùng, mật mã bảo vệ. Nhấn Forward.



    Ubuntu 11.04 hỗ trợ đồng bộ các nội dung mà bạn đã lưu trong phần My Document của Windows 7. Ví dụ, nếu bạn đang cài đặt một tấm hình làm hình nền trên Windows thì sau khi cài xong, nó cũng được cài đặt làm hình nền trên Ubuntu.


    Trong lúc cài đặt, Ubuntu sẽ tự động tải về các gói ngôn ngữ, nếu cảm thấy lâu thì bạn có thể nhấn vào nút hình tam giác màu trắng và chọn nút Skip. Bạn có thể tự cập nhật lại các gói ngôn ngữ sau.






    Cài đặt xong, bạn có thể tiếp tục trải nghiệm Ubuntu trên USB stick (Continue Testing) hoặc khởi động lại máy (nhấn Restart Now) để tận hưởng thành quả.


    Và cuối cùng, đây là Ubuntu 11.04 với giao diện Unity và hình nền tương tự cái hình nền trên Windows 7 của mình 😁.

    Sau khi hoàn tất cài đặt thì máy của bạn sẽ được bổ sung tùy chọn hệ điều hành khi khởi động máy. Theo hướng dẫn trên, không chỉ Ubuntu mà đối với những bản phân phối khác như Linux Mint, [TAG]Fedora[/TAG], OpenSuse, v.v..., bạn cũng có thể cài đặt theo cách tương tự. Hy vọng bài viết sẽ giúp đỡ các bạn khi cài đặt và trải nghiệm hệ điều hành nguồn mở này. Chúc các bạn thành công!
    402 bình luận
    Chia sẻ

    Xu hướng

    dinhduoc
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    không biết Driver cho em này thế nào nhỉ ?
    ép dc win xp chay trên laptop core i là mệt lám rùi
    thoi chĩ xp cho lành
    cái này nó tự nhận driver như win 7 bạn ạ
    Hì hì, câu hỏi hay. Từ trước tới giờ mình cài Ubuntu cũng không quan tâm đến cái này. Cứ cài ra là dùng thôi, chưa lần nào phải lò mò khoản driver. Cài xong sudo apt-get update, sudo apt-get upgrade cái là dùng ầm ầm. Cài Windows đôi khi vẫn phải đi tìm card mạng 😁
    Ubuntu nó tự động cài hết driver cho mình luôn mà! Nếu có card đồ họa tích hợp thì mới phải cài thêm, bạn tìm trên các diễn đàn đều giúp đỡ đấy!
    Googol
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Sử dụng Wubi cho nó nhanh :giggle:
    thanhhungvn
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Đúng, mình đang dùng nó song song với win cài bằng Wubi đây, cài đơn giản như cài 1 soft chạy trên win.
    quetgia
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    cơ hội để trải nghiệm và vọc vạch đây !
    cách hay để thử nghiệm hệ điều hành mới 😃
    iLeo
    CAO CẤP
    13 năm
    Ubuntu có phần rất giống Mac, có lần mình nhìn cái máy tính của thằng bạn cài Ubuntu mà cứ tưởng nó Hachcintosh :giggle:
    options2105
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Bác cài Ubuntu, sau đó cài cái Mac4link hoặc một vài công cụ khác, thành Mac về giao diện cỡ 90% 😁 ngoại trừ một số Text Lable hoặc System 😃
    iLeo
    CAO CẤP
    13 năm
    Thanks bác gợi ý, nhưng mà em đang dùng Mac rùi
    Thì 2 thằng nó cùng một mẹ mà. 2 anh em phải giống nhau chứ.
    Tụi nó khác mẹ nha bạn. Mac OS X là UNIX còn Ubuntu là Linux. UNIX và Linux khác nhau.
    ioiokkkk
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    😃 Nói cùng 1 mẹ là đúng rồi bạn ạ 😃, Mac OS từ UNIX, Linux cũng từ UNIX, còn ubuntu chỉ là 1 distro linux thôi chứ ko phải ubuntu kế thừa linux 😁
    cho em hỏi là , em k rành vi tính , nên băn khoan là chạy 2 HDH nó có nặng máy ko , và khi sử dụng ubuntu này thì có nặng hơn là chạy win7 ko ạ ?
    @luckywed Chạy một hay nhiều hệ điều hành cũng thế thôi, vì đều là DualBoot , có nghĩa là sẽ có một trình quản lý khởi động, lúc khởi động sẽ quản lỹ tất cả hệ điều hành trong máy, bạn sẽ chọn để vào một hệ điều hành mà bạn muốn. Khi sử dụng thì tuỳ vào cách tuỳ chỉnh mà ubuntu sẽ có thể nhanh hơn hay chậm hơn win7, mặc định thì nhanh hơn 😁
    ziniboy95
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    đã quá test ngay mới được.
    Với người dùng thông thường thì khi dùng Ubuntu đã tích hợp hết tất cả đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Giờ Viettel đang chuyển sang dùng Ubuntu nhiều lắm.
    chưa bao giờ chạm vào con chim cánh cụt dù chỉ một lần zz, con báo tuyết thì chạm zào rùi, cửa sổ thì ngày nào cũng mở ra mở zô cả ^^
    nicelion
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Các bạn cài nên cẩn thận , để máy tính ở tầm cao hợp lý , kẻo lại giống như mình , hôm bữa mình cài unbutu mà để lap ở dưới đất , mình ngồi cao hơn lap , lúc bấm nhầm(xài trackpoint...) vào ổ cứng của máy nó hỏi muốn format không do mình ngồi cao , ngón tay đang để ở nút click phải , rung người 1 cái bấm thêm 1 cái click , trong tích tắc nó format sạch sẽ không chừa lại gì cả , mặc dù mình đã ngay lập tức tắt nguồn ... đúng ra unbutu nên để người dùng đánh chử ok vào trước khi format hix hix ,sự cố đó làm mình trầm cảm mấy ngày liền , mỗi lần nghĩ đến tài liệu của mình là muốn xĩu ... 😔(
    bernerasu
    TÍCH CỰC
    13 năm
    Cẩn thận vẫn hơn, chắc cài thử cho ít người xài ké quá
    cuongg8
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Lời khuyên cho các bác không có đam mê vọc vạch:

    1. Tải về và cài khá mất thời gian ( tuy việc cài rất đơn giản ).

    2. Mất nhiều thời gian tinh chỉnh để dùng vừa ý.

    3. Nếu là fan của windows thì không nên dùng vì quản lý cây thư mục rất chán. Ví dụ khi vào một ổ thì phải mount lại, tuy có một số phần mềm mount tự động nhưng có khả năng bị lỗi ( không rõ nguyên nhân).

    4. Phần mềm thì nhiều, hữu dụng nhiều nhưng dễ khiến chúng ta rơi vào ma trận. nguồn phần mềm hầu như chỉ có từ nguồn ubuntu là nhiều.

    5. update lâu vô cùng

    6. checkmail, vào web và IM nếu mặc định thì rất kém ( mình toàn cài Chromium và thunderbird)

    7. có giao diện người dùng UI nhưng muốn hiệu suất cao lại phải dùng dòng lệnh ( sudo..., )😕

    8. ứng dụng văn phòng tạm được nhưng bộ true-font windows ngày xưa có được cung cấp nhưng hình như bị mất tiêu rồi. gõ tiếng việt thì cực nhọc thôi rồi.

    Tóm lại, đáng để thử do giao diện đẹp và miễn phí nhưng dùng làm việc thì....?

    P/S: ý kiến cá nhân mong các cao thủ đừng chém tội nghiệp.
    andox_206
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Tại vì là bác bảo lời khuyên cho mọi người nên em mới có chút "chống chế" cho Ubuntu.
    1, Tải và cài. có 1CD ~700Mb ko nặng. Cài theo hướng dẫn, đảm bảo chả lâu hơn win đâu
    2, Đúng vậy, khi mới cài bất kể 1 HDH nào, thì bác cũng phải tinh chỉnh, cài thêm phần mềm khác thôi
    3, Đa số đều dùng win mà, dùng Ubuntu để trải nghiệm cái mới mẻ, cái free thôi
    4, Không ma trận đâu, vì có cả 1 cộng đồng cực lớn hỗ trợ rồi. Google nhé
    5, Update lâu thật.
    6, Có Firefox mặc định đấy còn gì, bác vào luôn gmail.com có phải hơn ko?
    7, Đặc điểm của Ubuntu là dùng dòng lệnh là chính rồi, chúng ta đều biết về điều này trước khi quyết định cài và thử.
    8, Giải pháp là cài thêm font windows vào. Bộ gõ thì cực kỳ đơn giản, chả phải cài thêm đâu, khởi động Ibus, chọn bộ gõ unikey thế là gõ ầm ầm rồi.

    Cảm nhận của em là vì ko phải dân chuyên nghiệp về ubuntu, nên cần google rất nhiều, hơn nữa cài soft qua dòng lệnh thế nên đây là HDH mà chúng ta nhất định phải có net dùng chứ ko thì chỉ mở ra và nghịch linh tinh thôi.
    dinhbi
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    :D
    cuongg8
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    1. Em thưa với bác là em dùng email tên miền công ty ạ, 1 cái email dùng tên miền cá nhân nữa nên em chủ yếu check mail thông qua 1 client pop3 như thunderbird, windows live. windows live thì hay hơn :giggle: mà linux ko có.

    2. Tinh chỉnh thì cũng lâu lắm, phải chờ tải phần mềm rồi cài. Mà có một số phần mềm ko có trên linux như autocad, 3dmax... thật ra

    có thể dùng máy ảo (WINE của ubuntu) nhưng mà chạy máy ảo thì hiệu năng lại ko cao mới đau. Bằng chứng là em không đá FIFA online 2 được 🆒

    3. Password vào cũng lằng nhằng, cái gì cũng hỏi như mấy thằng BKAV em là em cay cái này lắm :d

    4. Nóng máy hơn dùng windows pin nhanh hết hơn khoảng 30' ( em đã test trên con laptop core i3 của thằng bạn và con AMD turion của em).

    P/S: em cũng muốn tôn trọng bản quyền nên đã cài thử nhiều distro linux khác nhau nhưng mà theo em thì ubuntu với người dùng phổ

    thông là tốt nhất. Bác nào đam mê và có thời gian thì nên thử, vẫn câu nói cũ: nhận xét chỉ mang tính cá nhân, các bác đừng chém tội nghiệp.

    ---------- Post added at 06:24 PM ---------- Previous post was at 06:18 PM ----------

    Bác thử dùng lệnh BCDedit của windows 7 xem. Cái này quản lý menu boot khá tiện.
    Bạn biết về KDE không, nếu có thì cho mình xin liên lạc để nhờ bạn trợ giúp được không?
    À...bạn có thể cho mình cái hướng dẫn về bộ gõ tiếng việt trong linux không? Ở đây là Kubuntu ( sử dụng được các app của ubuntu)
    mrsilen
    TÍCH CỰC
    13 năm
    chắc phải trải nghiệm thôi, nhìn đã quá
    đã bookmark 😁
    dạo này chả buồn vọc mấy món này.. lion mới ra cũng vậy, kệ xừ nó chả thèm nghịch luôm 😔
    bạn có cách cài cho mac hok? có khác cài windows hok?
    Anh chủ thớt ơi nếu em đã cài Ubuntu 10.04 như một ứng dụng trên máy chạy WinXP xong em chuyển qua Win7, nó vẫn xuất hiện ở dual boot thì nó ok rồi đúng không anh? Giờ em muốn update lên 11.04 dùng USB 3G thì như thế nào anh 😁
    hailua0241
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Mình cũng như bạn là đang chạy song song Ubuntu 10 và XP, đang đinh ghost XP sang Win7, ko biết ghost xong cái menu boot chọn hệ điều hành nó còn tác dụng không nữa.
    Còn việc bạn update từ bản 10 lên 11 mà dùng USB 3G thì tốt nhất là quên nó đi, mình up từ bản 10 lên 11 rất là lâu, ko nhớ bao nhiều thời gian nhưng có thể khẳng định dùng USB 3G up lên thì bạn mua máy phát điện kèm nhé :D
    kinzutt2344
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    down bản mới cài cho nó nhanh,đằng nào thì 1 bản ubuntu cũng support đc có 18 tháng(nếu nhớ không nhầm)
    hoặc đợi ra 11.10 up luôn cho nó nóng bạn ạ
    kinzutt2344
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    nếu cài ubuntu như 1 soft trên XP thì ghost qua w7 không còn dual boot đâu
    ngocdn
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    các bác có kinh nghiệm dùng rồi cho em hỏi là cài ubuntu này vào máy tính thì các công việc giải trí như xem phim, nghe nhạc. lướt web có tốt ko ạ? có tiết kiệm được Pin hơn khi dùng Windows ko....
    Thank's các bác nhiều 😃
    binhnn
    CAO CẤP
    13 năm
    Mình chưa thấy nhu cầu làm việc nào mà Ubuntu không đáp ứng được
    kinzutt2344
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    tạm đc bạn ạ,lúc đầu mới cài xong mở thử 1 file nhạc nó bắt down codec về(>50Mb) xong từ đấy bạn thoải mái xem rất nhiều định dạng phim(của mình là thế,không biết có phải tất cả không),nghe đc cả lossless.
    nhưng không có những trình tăng chất lượng âm thanh như SRS Audio lab,srs sandbox nên chất âm không hay
    banshee không thoát đc nút close,phải dùng xkill trong terminal
    trình duyệt thì firefox 4,chạy khá mượt
    supersuper
    ĐẠI BÀNG
    13 năm
    Để cho thế hệ kế nghịch, em già rồi, lười, cứ window mà phang thôi.
    Mình thì bỏ win lâu rồi , lap và pc đều chơi ubuntu cả , Bản này mình cài từ hôm 2/5 rồi nói chung đẹp và khá ổn định , vì dùng ubuntu từ lâu nên bản này update từ 10.10 lên chứ không cài 😃
    Dùng ubuntu có cái rất hay là máy không bị chậm đi thậm chí sau 1 năm sử dụng tốc độ máy cũng không bị chậm đi như window ,không phải lo vấn đề virus thậm chí nếu cài song song với window bạn có thể vào ubuntu để diệt virus trên window ..............

    Xu hướng

    Bài mới









    • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
    • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
    • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
    • Số điện thoại: 02822460095
    • MST: 0313255119
    • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019