Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những kẻ thách thức và thất bại trước Android trong cuộc chiến OS di động

vn_ninja
11/2/2020 17:39Phản hồi: 124
Những kẻ thách thức và thất bại trước Android trong cuộc chiến OS di động
Ngày nay ngôi vương trên thị trường OS di động là sự thống trị hoàn toàn của Android, và sự lựa chọn còn lại là iOS. Vì iOS là OS độc quyền của riêng Apple, nên nếu bất kỳ hãng sản xuất nào muốn sản xuất smartphone, thì Android là sự lựa chọn duy nhất, không thể nào khác.

Tuy nhiên kể từ thời kỳ đầu của smartphone, Android không phải là OS di động duy nhất, vẫn có rất nhiều OS khác nổi lên cạnh tranh với Android và iOS, nổi lên nhưng rồi thất bại dẫn đến sự thống trị của Android như ngày nay. Vậy đó là những kẻ thách thức nào? Chúng ta hãy cùng nhìn lại một chút.

Blackberry 10


Blackberry 10 (BB10) ra mắt vào năm 2012, là người kế thừa của Blackberry OS (BBOS) cũ. Xuất hiện trên các thiết bị như Blackberry Z10 và Q10. BB10 có một vài tính năng tiên tiến so với Android lúc đó như thao tác điều hướng cử chỉ trực quan và Blackberry Hub hữu ích, đây là ứng dụng độc quyền chứa tất cả các thông báo, cuộc gọi và tin nhắn trong cùng một ứng dụng.

1.BB10_Z10_Q10.jpg


Blackberry đã phát hành thêm một vài thiết bị chạy BB10 nhưng không đạt được bất kỳ sự tăng trưởng nào có thể đe doạ đến Android và iOS để có thể trở thành sự thay thế cho một trong hai cái tên kia. Nguyên nhân có lẽ đến từ việc họ vẫn khăng khăng với bàn phím vật lý trong khi thời đại màn hình cảm ứng đã lên ngôi, sự tự mãn về thành công của chính mình bên cạnh việc thiếu hụt ứng dụng dù đã hỗ trợ chạy app Android ngay trên BB10 nhưng không thu hút được các lập trình viên. Thiết bị cuối cùng chạy BB10 là Balckberry Leap vào năm 2015. Đến năm 2017, Blackberry chính thức thông báo ngừng phát triển BB10 và giao quyền sử dụng thương hiệu Blackberry cho TCL Communication.

Sau này TCL đã hồi sinh thương hiệu Blackberry, nhưng là với Android với những sản phẩm như Blackberry Priv, KeyOne, Key2 nhưng không đạt được thành công nào đáng kể. Tuy BB10 và BBOS đã chết, nhưng di sản của Blackberry vẫn được duy trì trong các thiết bị Android mà TCL sản xuất với các phần mềm Blackberry được tích hợp sẵn, bao gồm cả Blackberry Hub.

2.Priv_KeyOne_Key2.jpg

BB10 là không phải là một OS tệ, nhưng nó không đủ tốt để đánh bại Android và iOS. Mặc dù chỉ là một nỗ lực trổi dậy ngắn ngủi, nhưng những người dùng đam mê trên khắp thế giới đã có những kỷ niệm đẹp về BB10 và Blackberry.

Firefox OS


Firefox OS có thể gọi là kẻ thách thức “dưới cơ” nhất trong danh sách này. Ra mắt vào năm 2013 và chỉ tồn tại trên thị trường trong khoảng 2 hoặc 3 năm. Mozilla đầu tiên gọi OS của mình là Boot to Gecko, lấy tên theo engine của trình duyệt Firefox là Gecko, nhằm nhấn mạnh sự tập trung vào các ứng dụng web. Sau đó đổi tên thành Firefox OS và các thiết bị đầu tiên được ra mắt tại Brazil, Ba lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Venezuela.

3.FirefoxOS_logo.jpg

Cho đến năm 2014, các thiết bị chạy Firefox OS lần lượt xuất hiện và đến cuối năm đó, Mozilla đã thông báo rằng có 14 smartphone chạy OS này ở gần 30 quốc gia. Nhưng chỉ một năm sau, Mozilla tuyên bố sẽ không phát triển cũng như bán các thiết bị chạy Firefox OS nữa để tập trung vào mảng IoT, những cũng không thành công.

Quảng cáo



4.Fx0_FirefoxOS.jpg

Mozilla không có ý định cho OS của mình cạnh tranh trong thị trường thiết bị cao cấp. Họ nhận thấy tiềm năng ở thị trường phổ thông và hy vọng Firefox OS có thể lấp đầy khoảng trống đó. Tương tự như Chrome OS, Firefox OS tập trung vào các ứng dụng web và các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo các ứng dụng bằng JavaScript, HTML5 và CSS.

Tuy vậy, OS này khá đơn giản, không ổn định và các thiết bị chạy OS này cũng hoàn toàn không có gì nổi bật. Và vì Mozilla nhắm vào các thị trường đang phát triển nên họ cũng không kiếm được nhiều tiền từ OS này, chưa kể người tiêu dùng ở đây vẫn chuộng Android hơn. Firefox OS cuối cùng cũng đã chết, nhưng cũng đúng thôi. Thành thực mà nói, chẳng có hy vọng gì đối với một tổ chứ phi lợi nhuận, chưa từng có kinh nghiêm phát triển hệ điều hành di động trước đây có thể thành công cả.

Tuy nhiên Firefox OS vẫn còn người kế thừa đến ngày nay. Do là hệ điều hành mã nguồn mở, nên sau đó nó được phân nhánh để tạo ra KaiOS ngày nay.

Tizen


Tổ chức Linux Foundation phát triển Tizen lần đầu vào năm 2011 với tư cách là kẻ kế nhiệm MeeGo, OS có sự chung sức của Intel và Nokia. Tizen sau đó được phát triển bởi Samsung và Intel, không chỉ nhắm vào smartphone mà cả các nền tảng embed khác như netbook, tablet, smart TV và cả hệ thống giải trí ô tô.

Quảng cáo



5.Tizen_Logo.jpg

Sau hai năm phát triển, Samsung tuyên bố sẽ phát hành nhiều điện thoại Tizen hơn vào năm 2013 và thay thế Bada OS của riêng mình bằng Tizen. Kể từ đó, Samsung đã đưa Tizen hiện diện trên các smartwatch, một vài thiết bị smartphone và các thiết bị IoT khác.

Tizen đã phần nào thành công trên smartwatch và smart TV, nhưng chưa bao giờ tạo được điểm nhấn với smartphone, hoặc có thể là chưa. Không giống như các OS khác trong danh sách này, Tizen vẫn đang được phát triển chứ chưa bị khai tử. Điện thoại gần đây nhất chạy Tizen là Samsung Z4 ra mắt ở Ấn Độ vào giữa năm 2017 và vẫn chưa biết Samsung sẽ quyết định làm gì tiếp theo với OS này. Nhưng có lẽ họ sẽ không khai tử Tizen mà vẫn giữ lại như một phương án dự phòng, trong trường hợp lâm vào tình cảnh như Huawei hiện tại.

6.SamsungZ4.jpg

Samsung đã cố gắng thúc đẩy Tizen như một sự thay thế cho Android nhưng cũng không thành công. Nhưng nó vẫn chưa chết, và biết đâu được vào những năm sau này chúng ta sẽ thấy nó trong một bài viết về "hệ điều hành đã dẫn đến sự sụp đổ của Android và iOS" thì sao, cũng có thể lắm chứ 😁

webOS


Nỗ lực đầu tiên của Palm để bước vào thị trường di động trong năm 2007 là sự ra đời của Palm OS. Hai năm sau, Palm công bố webOS là hệ điều hành di động mới của mình và ra mắt nó trên chiếc Palm Pre. Điểm nhấn nổi bật nhất của webOS chính là thao tác điều hướng cử chỉ rất mạnh mẽ mà các thế hệ smartphone hiện đại ngày nay như iPhone X tiếp nối.

7.webOS_Logo.jpg

Palm đã phát hành thêm một vài điện thoại chạy webOS nữa trước khi bị HP mua lại vào năm 2010. Thay chủ, nhưng webOS vẫn không thể đổi vận. HP muốn phát triển webOS không chỉ cho các thiết bị di động vì họ tin rằng hệ điều hành này có thể thành công trên máy tính bảng và các thiết bị IoT khác như một giải pháp thay thế tốt cho Android, nhưng không đạt được bước tiến nào đáng kể. Cuối cùng, HP đã loại bỏ thương hiệu Palm trên điện thoại thông minh của mình trước khi phát hành HP Veer và HP Pre 3. Công ty cũng đã phát hành một máy tính bảng có tên HP TouchPad vào năm 2011. Những thiết bị chạy webOS hiếm hoi này nhận được bản cập nhật cuối cùng vào tháng 1 năm 2012, và sau đó kết quả thế nào thì ai cũng đã biết.

Trước khi HP phát hành bản cập nhật cuối cùng, họ đã mở mã nguồn của webOS để cộng đồng có thể phát triển nó hơn nữa. Vào năm 2013, LG đã mua lại webOS từ HP để sử dụng trong smart TV của mình và mở rộng sang các thiết bị IoT khác. TCL cũng thử vận may với một thiết bị chạy webOS là Palm Cam, nhưng ngày nay không còn thiết bị di động nào chính thức chạy webOS nữa.

8.webOS_TV.jpg

Nếu nhìn tích cực một chút, thì webOS trên di động vẫn còn hiện hữu ngày nay, nhưng trên một phiên bản nhánh là LuneOS. Tất nhiên cũng mờ nhạt và không ai biết tới.

Windows 10 Mobile


Đây là kẻ thách thức ngang cơ và tiệm cận nhất với iOS và Android. Khởi đầu vào năm 2010 với bản phát hành đầu tiên tên là Windows Phone. Sau đó nửa thập kỷ, Windows 10 Mobile xuất hiện và thay thế Windows Phone.

9.Window10Mobile_Logo.jpg

Windows 10 Mobile với giao diện và cách thức hoạt động tương tự như người tiền nhiệm của nó, nhưng tích hợp sâu hơn với desktop. Điểm nhấn của Windows 10 Mobile là tính đồng nhất. Microsoft tin rằng một chiếc smartphone với khả năng biến thành một chiếc desktop chính là tương lai của điện toán di động.

Nhưng thật không may, phần còn lại của thế giới không có cùng tầm nhìn với Microsoft. Cộng thêm việc thiếu hụt ứng dụng trầm trọng đã khiến Windows 10 Mobile bị ngừng phát triển chỉ sau 2 năm ra đời, và đã chính thức bị khai tử trong tháng cuối cùng của năm 2019.

Mặc dù vậy, Microsoft không hoàn toàn từ bỏ cuộc chơi di động. Mới đây, công ty đã công bố Surface Duo, “một chiếc điện thoại Android” có màn hình kép có thể gập lại được, mang trong mình bộ phần cứng và những ứng dụng tốt nhất của Microsoft. Microsoft vẫn chưa công bố giá chính thức hoặc thông tin ngày phát hành về thiết bị này. Nhưng khi xuất hiện, Surface Duo sẽ mang hy vọng mở ra một kỷ nguyên mới cho các sản phẩm di động của Microsoft.

10.SurfaceDuo.jpg

Windows 10 Mobile có lẽ là hệ điều hành tiệm cận nhất để phá vỡ sự thống trị của Android và iOS, nhưng cuối cùng nó cũng thất bại, như những cái tên khác trong bài viết này.

Thế giới di động hiện giờ đã định hình với Android và iOS. Và vì iOS là hệ điều hành độc quyền của Apple, nên sự lựa chọn còn lại cho thế giới chỉ có thể là Android. Nhưng vì bản chất là mã nguồn mở, nên biết đâu một ngày nào đó, một bản "Android phẩy" dưới một cái tên nào đó có thể lật đổ sự thống trị của "Android original" thì sao? Đặc biệt với sự xuất hiện của Liên minh Dịch vụ Nhà phát triển Toàn cầu (GDSA) được chống lưng bởi Xiaomi, Oppo, Vivo và OS di động riêng của Huawei là Harmony OS, thì có thể bản "Android phẩy" đó hoặc OS di động thứ 3 cho người dùng sắp xuất hiện rồi, anh em thấy có khả năng không?

Tham khảo: Androidauthority
124 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Android và ios đứng trên đỉh lâu qus
gietchetad
TÍCH CỰC
4 năm
@vnstockguru Thì IOS vẫn chx vượt symbian về số ngày tồn tại đc v:
@gietchetad chuẩn rồi. Nhưng đồng thời nó cũng là ví dụ cho câu nói "thay đổi hoặc chết"
robberviet
TÍCH CỰC
4 năm
@chickeyone Chưa lâu lắm đâu. Nhưng với đà này thì 2-3 năm nữa cũng chưa có ai động đến được.
@robberviet Có đống bằng sáng chế và nghìn tỷ chống lưng thì dù có hđh tốt hơn thật cũng bị dập chết hoặc bị mua lại từ trong trứng nước. Thời nay công nghệ đi đôi với kinh tế, pháp lý và chính trị nên công nghệ vượt trội hơn chưa chắc đã ăn.
Còn thiếu mego với em nokia N9 huyền thoại. Thao tác cử chỉ của em này cũng rất tuyệt
nguyenlongf9
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Nguyễn Tùng Dương bảo thủ này :v
@Nguyễn Tùng Dương Lúc ấy Nokia gần hết tiền nên cần cái hầu bao của MS.
Nokia là ông lớn của điện thoại nhưng chưa bao giờ có nhiều tiền cả. Tiền đâu mà tuyển dụng nhân sự với mua/thuê bằng sáng chế của smartphone cảm ứng đời mới....
@kobebryant Tizen lõi là mua lại từ Meego nhé
@kehuydietngo Hậu duệ của meego là sailfish os nhé nhờ hồi xưa dùng N9 chạy meego thật tuyệt đỉnh.
Tiếc cho Firefox, Windows Mobile lúc mới ra cứ ngỡ tạo ra xu thế mới ai dè lại tèo nhanh vậy.
tigerpr0
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Lexuancuong95 Nói firefox os mới nhớ lại hồi trước đi phỏng vấn cho vienthonga chị phỏng vấn hỏi mình có bao nhiêu mobile os mình kể có blackberry,wp,firefox os. Mới kể tới firefox cái chị nhìn mình như ở rừng mới xuống xong kêu về đi có gì chị liên hệ mà chả thèm nghe giải thích gì thêm. Tới giờ vẫn chưa hiểu mình đã nói gì sai chứ
hoangty090
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tigerpr0 vì thế mà VienthongA giờ dẹp tiệm luôn rồi đó bạn
@tigerpr0 Bọn bên cửa hàng di động nói thật toàn ngu như heo, đợt trước nó còn quảng cáo oppo chạt color os hệ điều hành riêng chứ không chạy android nữa chứ.
tohaitrieu
TÍCH CỰC
4 năm
Thị trường cạnh tranh nhưng... cạnh tranh không nổi.
Dao Hoangg
TÍCH CỰC
4 năm
Kaios của nokia nữa
@Đào Hoàng 1024 K phải của Nokia
@Đào Hoàng 1024 KaiOS đâu phải của Nokia bạn, Jio Phone của Ấn Độ đã có KaiOS trc Nokia kia mà !
KaiOS vẫn còn sức cạnh tranh nhe bạn, KaiOS do 1 nhóm phần mềm tách khỏi Nokia hợp tác với nhóm Salfish OS (nhóm Jolla) lập nên cái hệ điều hành này nhe bạn, phát triển cho các cục gạch cho nên chỉ cạnh tranh trong giới cục gạch thôi mà bạn
keymaster
TÍCH CỰC
4 năm
@Đào Hoàng 1024 KaiOS của một nhóm khác muốn tận dụng HTML5 và web engine để đưa những tính năng thông minh lên featured phone thay vì dùng symbian vốn méo còn nhà phát triển. Nó khá phổ biến ở Ấn Đụ, được chấp nhận ở Âu Mỹ và bị chửi ở Việt Nam vì lắm con giời cứ so sánh này nọ =))
Bản thân Android không phải là HDH hoàn hảo, nhưng hệ sinh thái mà Google xây dựng xung quanh Android quá hoàn hảo, mọi tác động nhỏ như kiểu "quên" cập nhật là đã làm cho các HDH khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng
@Mẫn Mập Mờ 9 xác
Enya Pham
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhiều kẻ ngã ngựa quá
Chỉ tiếc window mobile. Ngày xưa sài hd2 cái đồng hồ chà bá lật lật mây bay mù mịt đẹp mê hồn. Nhưng bây giờ có chắc cũng không sài được.
gietchetad
TÍCH CỰC
4 năm
@heobanhki WP sài rất tốt, chỉ tiết em nó cs hơi ít app
@gietchetad thằng Microsoft ăn dày quá, nếu free phí cho các lập trình viên thì đã khác.
Tiếc cho mego
gietchetad
TÍCH CỰC
4 năm
@bichsongvs@ gmail.com Megoo sài tốt lắm, mỗi tội là bị khai tử sớm.
thinhpham_nt
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tiêc nhất window mobile mới mẻ về giao diện và thấy rất đẹp
@thinhpham_nt RAM 1GB mà chạy còn nhanh hơn máy con Android cùi trc đó nữa mmà mỗi tội do lão Steve Ballmer bảo thủ thôi
thinhpham_nt
ĐẠI BÀNG
4 năm
@MrMedic229 Mình nhớ mãi con 1520. Xài quá ổn vì lúc đó mua đã xả hàng giảm giá 50% =)). Mà công nhận xài cảm giác mượt mà và dùng cử chỉ thì vượt trội so với android cùng thời điểm đó
romeo88vn
TÍCH CỰC
4 năm
Sao k nói là ios. Blackberry chết mình thấy tiếc và lúc đó mình ghét luôn ios
https://ethical.net/resources/?resource-category=mobile-os

2 anh kia đang thống trị nhưng, mình vẫn muốn đa dạng hơn.
htux
CAO CẤP
4 năm
thập kỷ 2000s rất nhiều hđh mobile cạnh tranh tranh nhau, tới gần cuối thập kỷ ios & android xuất hiện thì coi như cuộc chơi đã ngã ngủ. thập kỷ 2010s là sự độc tôn của 2 anh này
😔 Toang khá nhiều haizzzzzzzz chiến trường
BrioPc
TÍCH CỰC
4 năm
Chỉ có Window Phone thật sự chinh phục người dùng, tiếc là Store của nó ít quá. Hoặc chí ít là các app cơ bản phải có. Tiếc cho 1 tượng đài...vẫn còn nhớ ngày mua Lumia 920 rồi chuyển lên Lumia 1020 với cam 40 megapixel, đỉnh cao thời đó.
12 năm nữa ko còn And.
Tiếc nhất cho meego và window. Hồi đó còn cài meego lên cái lap cùi nữa
@crazyfox Cái đó chỉ hợp với người thích vọc vạch thôi chứ với 99% người mua là mì ăn liền. Gần như xài mặc định. Cách đây khoảng 5-7 năm thì nhiều người xài Android hay iOS còn không đăng nhập vào App Store hay Play Store. Nếu có tài khoản thì toàn của cửa hàng người ta tạo cho, thoát ra không thoát được mà cài cũng không xong vì không có pass mới của cửa hàng.

Nên những cái cần một chút kiến thức để vận hành tốt là thất bại thời đó.

Samsung thành công thời đó là nhờ cài rất nhiều app mặc định mà anh em công nghệ coi là app rác. Nhưng với người dùng bình thường thì đó là app xịn mà không mất tiền phải mua hay tài khoản google để download về xài.

Sau một thời gian dài xài smartphone thì người dùng biết là cần phải có tý kiến thức để dùng smartphone tốt nhất (cái này các hãng gọi là giáo dục người dùng). Samsung và Apple bị anh em công nghệ chửi nhiều nhưng họ rất thành công trong giáo dục người dùng mà các hãng phải ghen tỵ.
@vnstockguru Lúc đó meego nó non trẻ mà, có phải một cái os như android đâu. Vì noa mở nên cài đc cho pc cấu hình thấp, nó khác với vấn đề bác nói về một os di động. Dĩ nhiên kho nó có bước tiến hơn thì khi cài sẵn lên phone nó cũng sẽ đi kèm cái app/tiện ích như bạn nói thôi (n9 là ví dụ)
Khôg có cái chợ thì cái gì cũng tèo thôi =)), lập trình viên không kiếm tiền được từ chợ thì sao đầu tư thời gian tiền bạc cho chợ đó được
Thấy đa số là thiếu thốn ứng dụng hoặc ứng dụng ko bằng bên android ios nên thất bại. Khắc phục được khoản này thì may ra cạnh tranh được.
còn symbian nữa chứ nhỉ
@hiệp sĩ kanzaki symbian trước thời androidd, lúc android thịnh hành là đã đang hấp hối rồi, còn các cái kể trên sinh ra là nhắm đấu lại android

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019