10 lời khuyên về quy tắc sống của Đức Phật Đạt Lai Lạt Ma dưới góc nhìn của nhiếp ảnh

Gia Tường
23/5/2015 10:43Phản hồi: 1
10 lời khuyên về quy tắc sống của Đức Phật Đạt Lai Lạt Ma dưới góc nhìn của nhiếp ảnh


Niềm vui không phải là thứ có sẵn. Nó xuất phát từ những hành động của ta trong cuộc sống “Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.”
– Dalai Lama

Đức phật Đạt Lai Lạt Ma đã truyền dạy cho chúng ta rất nhiều lời khuyên về việc làm sao để có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Mình có chọn ra một số điều mình cảm thấy cần chia sẽ với anh em dưới góc nhìn của một người yêu nhiếp ảnh, ăn nhiếp ảnh, ngủ nhiếp ảnh và sống bằng nhiếp ảnh.


1. Chấp nhận sự thử thách rằng tình yêu và sự thành công luôn đi kèm với những nguy cơ.

dreamstime_xl_31762033.jpg

Bỏ qua công việc văn phòng để bước chân vào nhiếp ảnh thương mại là thứ gì đó cực kỳ nguy hiểm vởi những nghi ngờ về sự rủi ro, thất bại trong tương lai. Nhưng nếu bạn chấp nhận để trở thành một nhiếp ảnh gia lành nghề, bạn cần bước ra khoải "vùng an toàn", bỏ qua sự sợ sệt để phiêu lưu, mạo hiểm. Có thể có khó khăn nhưng thứ đầu tiên bạn đạt được là niềm vui khi được sống, làm đúng với đam mê và bạn sẽ chấp nhật rủi ro cho điều như vậy.

2. Chia sẽ kiến thức là cách để trở nên bất tử

3003327_DSC00578_copy.jpg
Anh @tuan_lionsg đang chia sẽ kiến thức về nguồn sáng
Nghe có vẻ hơi trừu tượng và tâm linh. Tuy nhiên việc chia sẽ bây giờ rất dễ dàng, mở một blog cá nhân, tham gia chia sẽ, hỗ trợ trên các diễn đàn nhiếp ảnh (như Camera Tinh Tế chẳng hạn) sẽ kết nối bạn vvowis cộng đồng, cũng như những thành quả, sự cố gắng, sự chia sẽ của bạn sẽ được cộng đồng công nhận, tôn vinh. Kiến thức sẽ sống mãi và đó là lý do bạn sẽ trở nên "bất tử" (ít ra là trong diễn đàn nhiếp ảnh :p )

3. Khi bạn nhận ra sai lầm, sửa nó ngay lập tức
Tạo ra sai lầm rất dễ, nhưng không nhiều người có thể phản ứng ngay lập tức để sửa sai. Nếu ảnh của bạn in ra không đẹp và bị khách hàng phàn nàn, có thể do lỗi của xưởng in, nhưng chung quy đó là lỗi của bạn và bạn nên lập tức ra in lại một bức ảnh khác để khắc phục mặc dù có thể bị "lỗ vốn".

Nếu bạn chụp một bức ảnh nhưng bị rung, đừng tiếc một lần nữa chụp lại, nhưng hãy kỹ càng hơn, chắc tay hơn và cân chỉnh bố cục, ánh sáng kỹ càng.

4. Khi bạn thất bại, đừng quên những bài học
Cảm thấy chán nản vì những buổi chụp ảnh, những bức ảnh tồi tệ? Bạn không nên nản chí vì sự thất bại sẽ dạy cho bạn nhiều thứ hơn là thành công. Bạn sẽ cần xem xét kỹ những lỗi sai, những nguyên nhân dẫn đến thất bại và dùng hết sức để sửa chữa điều đó. Nếu lần sau bạn chụp lại, bạn nên chắc rằng sẽ không phạm những sai lầm cũ và chuẩn bị tốt hơn.

Quảng cáo


Nhiếp ảnh gia Henri Cartier-Bresson có câu:" 10000 bức ảnh đầu tiên của bạn là những bức tệ nhất"

5. Không đạt được thứ bạn muốn đôi khi là một điều may mắn

tinhte.vn camer gear.jpg

Bản thân của mình gặp khá nhiều rắc rối và khó khăn với lần đầu tiếp xúc ảnh. Mình không có nhiều tiền để đầu tư các bộ Gear đắt tiền như Canon 5D mark III, không có tiền mua các ống kính L viền đỏ đắt tiền. Vì thế mình bắt đầu với chiếc máy compact Canon powershot và tìm cách hậu kỳ, tìm cách trao dồi, vận dụng nhiều loại kiến thức khác nhau để tăng chất lượng sản phẩm. Ít ra nhờ vậy mà bây giờ mình có một chút kiến thức về hậu kỳ, ánh sáng,...

Máy ảnh là một công cụ và nhờ sử dụng công cụ "dỏm" mà mình đã tránh được sự lệ thuộc vào thiết bị. Mình vẫn luôn cho đó là một sự may mắn, còn bạn?

6. Muốn phá vỡ các nguyên tắc thì trước tiên phải nắm vững chúng

74469_236027583209171_1853003877_n.jpg
Trong nhiếp ảnh cũng như tất cả các trường phái nghệ thuật khác, nguyên tắc có thể bị phá vỡ để tạo ra sự đột phá và sự mới mẻ. Những góc ảnh mới không thể có nếu cứ chăm chăm vào bố cục 1/3, nhưng nếu không nắm rõ các nguyên tắc về bố cục, bạn sẽ không biết mình đang chụp gì và các đối tượng trong ảnh sẽ trở thành một đống hỗn độn. Hãy phá vỡ các nguyên tắc một cách có kiểm soát

Quảng cáo



Bạn có biết Picasso đã học mọi thứ liên quan đến sự ảo hoá của thị giác, nắm vững hình khối chỉ để "ép phẳng" nó vào trong các bức hoạ của mình?

7. Dành ra một phút thư giãn một mình mỗi ngày

Meditation-Insadco-PhotographyAlamy1.jpg
Cá nhân mình đã từng có thời điểm nghĩ ra rất nhiều góc ảnh lạ, nhiều ý tưởng cho nhiều bộ ảnh và mình dốc sức ra để hiện thực hoá những thứ trong đầu. Nhưng nhiều ngày sau đó thì ... nghẹt. Sự sáng tạo biến mất, bạn không thể làm hậu kỳ một bức ảnh, xử lý màu sắc sao cho đẹp,... Mọi thứ trì trệ. Đó là lúc bạn cần thư giãn một chút, giảm áp lực cho bản thân để cân bằng đầu óc, tái khởi động sự sáng tạo. Bạn sẽ không thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời khi tâm trạng không thoái mái, cảm xúc không có,...

8. Một năm một lần, hãy đi du lịch đâu đó
Ở đây ý mình là đi du lịch tự túc, đừng đi theo tour. Bạn sẽ tự do leo lên các toàn nhà bạn thích, trải nghiệm sự thú vị của xe buýt, đến các địa điểm, các góc ảnh nổi tiếng,... Ngoài ra các nền văn hoá khác cũng rất đáng để khám phá.

Mình khá may mắn khi không bị gò bó công việc văn phòng nên có vé máy bay khuyến mãi là xách ba lô lên và đi thôi. Nếu bạn là một người may mắn giống mình, hãy cố gắng đi thật nhiều, chụp thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều. Nghe có vẻ tốn kém nhưng không cần phải là nước ngoài, hãy đặt vé đến Vịnh Hạ Long, đến Đà Nẵng, đến Nha Trang để cảm nhận được vẻ đẹp của chính quê hương chúng ta 😁

9. Đánh giá sự thành công bằng những gì bạn đã từ bỏ để đạt được nó
Sự thành công luôn đi kèm với hy sinh và thoả hiệp. Những thương vụ nhiếp ảnh của bạn sẽ phải đánh đổi bằng thời gian, sức khoẻ và các mối quan hệ. Đôi khi bạn sẽ bất chấp mọi thứ để đạt được thành công, nhưng đôi khi ta nên đặt chúng lên bàn cân và cân nhắc. Nếu chúng ta phải từ bỏ những thứ mình yêu thích, những mối quan hệ, gia đình và những giá trị cốt lõi của cuộc sống,... Liệu có đáng và đây có phải là mục đích cuối cùng của sự thành công ?

10. Mở rộng vòng tay đón nhận sự thay đổi nhưng đừng làm mất đi giá trị cốt lõi của bản thân
Thay đổi là một phần thiết yếu để thành công và tồn tại, đặc biệt là khi chúng ta đang làm/sống trong thế giới của nghệ thuật và sự sáng tạo. Có thể bạn nắm rất nhiều kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh nhưng ta cũng không nên từ chối đón nhận sự hỗ trợ từ những công nghệ mới. Thế giới công nghệ ngày càng phát triển và công nghệ máy ảnh cũng vậy. Cách đây 10 năm, liệu bạn có thể chụp được những bức ảnh phơi sáng nhiều giờ đồng hồ? Có thể chụp được những bức ảnh thiên văn ấn tượng chỉ bằng các thiết bị đơn giản? Bạn vần thay đổi và học hỏi. Tuy nhiên, gía trị cốt lõi của nhiếp ảnh vẫn là ánh sáng, bố cục, nội dụng,... Thiết bị chỉ là công cụ và nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ và đừng để nó thay đổi phong cách nhiếp ảnh độc đáo làm nên thương hiệu cá nhân của bạn.


Lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma rất nhiều nhưng mình chỉ tóm gọn lại một vài điều như trên để anh em tham khảo và tìm ra thứ gì đó mới mẻ cho con đường chụp ảnh/chơi ảnh/bán ảnh của mình :D Đây không phải là tiểu thuyết mà là những thứ mà chắc chắn bạn sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Chúng ta biết nhưng bỏ qua, hoặc cố ý bỏ qua bởi sự bó buộc trong cuộc sống, bởi tiền bạc, ... Đôi khi chúng ta nên chấp nhận rời khỏi sự an toàn để phiêu lưu, mạo hiểm, sống với đam mê và tìm ra niềm vui đích thực :D

Còn anh em Camera Tinh Tế thì sao nhỉ :D
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019