1. Không dùng zoom
Nhiều người cho rằng “zoom càng vào gần chụp càng đẹp”, nhưng quên mất rằng gần như mọi mobile phone hiện nay đều dùng zoom số. Zoom số chỉ đơn giản phóng to bức ảnh đã được chụp, khiến ảnh vỡ hạt trầm trọng và mang lại “hiệu quả ngược”.
2. Chọn sáng đúng cách
Tầm quan trọng của nguồn sáng đối với ảnh trên mobile phone quan trọng gấp nhiều lần máy ảnh KTS thường do độ phân giải quá thấp, thể hiện qua 2 ảnh trên và dưới đây. Thậm chí nếu mobile của bạn “xịn” đến mức chỉnh được thiết lập ISO, giữ ISO ở mức thấp nhất có thể và tránh chụp nơi thiếu sáng.
Trong hai ảnh trên, ảnh thứ hai thiếu sáng dẫn đến vỡ hạt và thiếu chi tiết hơn hẳn tấm thứ nhất.
Nhiều người cho rằng “zoom càng vào gần chụp càng đẹp”, nhưng quên mất rằng gần như mọi mobile phone hiện nay đều dùng zoom số. Zoom số chỉ đơn giản phóng to bức ảnh đã được chụp, khiến ảnh vỡ hạt trầm trọng và mang lại “hiệu quả ngược”.
2. Chọn sáng đúng cách
Tầm quan trọng của nguồn sáng đối với ảnh trên mobile phone quan trọng gấp nhiều lần máy ảnh KTS thường do độ phân giải quá thấp, thể hiện qua 2 ảnh trên và dưới đây. Thậm chí nếu mobile của bạn “xịn” đến mức chỉnh được thiết lập ISO, giữ ISO ở mức thấp nhất có thể và tránh chụp nơi thiếu sáng.
Trong hai ảnh trên, ảnh thứ hai thiếu sáng dẫn đến vỡ hạt và thiếu chi tiết hơn hẳn tấm thứ nhất.
3. Nắm chắc chức năng “máy ảnh”
Nhiều người không hề hay biết mobile của họ có chức năng chụp liên tiếp nhiều ảnh (thường gọi là “burst mode”), hoặc “biên tập” ảnh, thêm hiệu ứng đơn giản ngay trên mobile. Bỏ chút thời gian khám phá chức năng “dế cưng” sẽ giúp bạn rất nhiều khi hữu sự, ví dụ như chụp cảnh hành động “nóng” với đối tượng di chuyển nhanh.
4. Qui tắc “một phần ba”
Vài dòng mobile có sẵn vạch chia khung hình theo qui tắc một phần ba, giúp bạn “căn” mẫu chụp chính xác hơn.
5. Giữ chắc máy
Giống như máy ảnh, bàn tay giữ mobile phone dù chỉ rung một chút cũng khiến ảnh mờ nhoè, nhất là mobile vẫn chưa có chế độ chống rung như máy ảnh KTS. Tập giữ mobile như đang cầm máy ảnh, hoặc giữ bằng hai tay như trong hình dưới đây.
6. Chụp hẹn giờ
Dân “pro” dùng chức năng chụp hẹn giờ để ngừa rung lắc máy khi nhấn nút chụp. Bạn có thể thực hiện điều tương tự với máy ảnh trên mobile phone, tất nhiên nếu máy có chức năng này.
Quảng cáo
7. Chụp ở phân giải cao nhất máy hỗ trợ
Máy ảnh trên mobile phone có độ phân giải khá thấp – bạn sẽ thấy rõ điều này khi có ý định copy ảnh sang PC hoặc sang mobile khác có màn hình tốt hơn. Máy 1.3 megapixel sẽ cho ảnh độ phân giải SXGA (1280x1024), vừa đủ làm ảnh nền cho màn hình desktop 17 inch thông thường.
8. Hạn chế dùng flash
Đèn flash của mobile phone rất yếu, và còn góp phần làm hỏng màu da tự nhiên trên ảnh.
9. Dùng phần mềm biên tập ảnh trên PC
Vài mobile hỗ trợ biên tập ảnh đơn giản, nhưng không gì so sánh được với các phần mềm trên PC, dù đơn giản như Paint tới “pro” như Photoshop.
Quảng cáo
10. Không sử dụng khung ảnh “tự chế”
Một số phone cho phép bạn lồng ảnh vào trong khung “màu mè hoa lá”. Thoạt nhìn, chức năng này có vẻ hay ho, nhưng lại “dính cứng” vào ảnh ngay cả khi bạn copy sang PC.
nguồn:buonchuyen.vn