Hoá ra, ngay ở cái thời điểm Valorant của Riot Games chính thức ra mắt năm 2020, các kỹ sư cũng như lập trình viên và nhà làm game ở Valve đã bắt tay tạo ra phiên bản Counter-Strike 2 dựa trên nền tảng engine Source 2. Và đêm qua, những thông tin đầu tiên của Counter-Strike 2 đã chính thức được công bố.
Quan trọng nhất đối với anh em try hard, chơi là phải thắng trong Counter-Strike chính là cơ chế cập nhật dữ liệu máy chủ dạng “sub-tick”. Valve chưa đề cập cụ thể cách vận hành hệ thống sub-tick này ra sao, nhưng dựa vào video clip mà họ chia sẻ, thì kể cả khi là 64 hay 128 tick, game vẫn sẽ biết chính xác thời gian từng người đưa ra những lệnh điều khiển nhân vật, từ di chuyển đến bóp cò.
Thực tế thì thế giới game bắn súng trực tuyến, chẳng riêng gì CS:GO, được vận hành dựa vào những công nghệ đã được tạo ra từ thập niên 90. Tickrate cũng vậy. Nó là khái niệm mô tả tần suất máy chủ và máy tính của anh em cập nhật dữ liệu mỗi giây. Ngoài khung thời gian đó, mọi lệnh input anh em thực hiện đều sẽ bị chuyển sang tick kế tiếp.
Trong trường hợp của CS:GO, tickrate tiêu chuẩn trong server matchmaking đủ khiến nó trở thành một trong những trò chơi có độ phản hồi ấn tượng nhất, nếu đem so với 20 tick của Call of Duty: Warzone hay Apex Legends. Nhưng đối với rất nhiều người ngần ấy là chưa đủ, khi CS:GO bản thân là một tựa game đặt rất nặng kỹ năng điều khiển vũ khí, AK-47 có khi 1 viên là hạ gục được địch. Tần suất 1/64 giây cập nhật lệnh là không đủ đối với nhiều người. Vậy nên mới có những dịch vụ như ESEA hay Faceit để anh em chơi game thông qua máy chủ 128-tick.
Quan trọng nhất đối với anh em try hard, chơi là phải thắng trong Counter-Strike chính là cơ chế cập nhật dữ liệu máy chủ dạng “sub-tick”. Valve chưa đề cập cụ thể cách vận hành hệ thống sub-tick này ra sao, nhưng dựa vào video clip mà họ chia sẻ, thì kể cả khi là 64 hay 128 tick, game vẫn sẽ biết chính xác thời gian từng người đưa ra những lệnh điều khiển nhân vật, từ di chuyển đến bóp cò.
Thực tế thì thế giới game bắn súng trực tuyến, chẳng riêng gì CS:GO, được vận hành dựa vào những công nghệ đã được tạo ra từ thập niên 90. Tickrate cũng vậy. Nó là khái niệm mô tả tần suất máy chủ và máy tính của anh em cập nhật dữ liệu mỗi giây. Ngoài khung thời gian đó, mọi lệnh input anh em thực hiện đều sẽ bị chuyển sang tick kế tiếp.
Trong trường hợp của CS:GO, tickrate tiêu chuẩn trong server matchmaking đủ khiến nó trở thành một trong những trò chơi có độ phản hồi ấn tượng nhất, nếu đem so với 20 tick của Call of Duty: Warzone hay Apex Legends. Nhưng đối với rất nhiều người ngần ấy là chưa đủ, khi CS:GO bản thân là một tựa game đặt rất nặng kỹ năng điều khiển vũ khí, AK-47 có khi 1 viên là hạ gục được địch. Tần suất 1/64 giây cập nhật lệnh là không đủ đối với nhiều người. Vậy nên mới có những dịch vụ như ESEA hay Faceit để anh em chơi game thông qua máy chủ 128-tick.
Với Counter-Strike 2, thay vì chiều ý cộng đồng chuyển server matchmaking lên 128 tick vì cũng chỉ có 10 người cùng chơi 1 trận đấu, Valve quyết định tạo ra đột phá mới để loại bỏ hoàn toàn những nhược điểm của hệ thống cập nhật thông tin theo tickrate truyền thống. Đấy chính là “sub-tick”. Máy chủ sẽ biết đúng thời điểm anh em ấn nút bàn phím để di chuyển nhân vật, biết chính xác thời điểm nào nổ súng. Quan trọng hơn, đường bay của smoke và nade sẽ đồng nhất, chứ không phải căn vết khác nhau giữa máy chủ 64 và 128 tick như bây giờ.
Nhắc đến smoke, trái bom khói trong Counter-Strike 2 cũng khác biệt luôn. Trái bom khói che tầm nhìn đối thủ của anh em giờ được coi là một vật thể 3D có thể tích riêng, chứ không phải một màn khói có đường kính cố định nữa. Không chỉ có vậy, làn khói cũng tương tác với ánh sáng. Vậy là khói giờ không chỉ chân thực hơn, mà còn biết cách tràn vào những kẽ hở theo cách rất chân thực, cũng như loại bỏ những cách lợi dụng smoke một chiều như trước kia.
Bản thân cách điều chỉnh này có khả năng sẽ khiến meta của trò chơi thay đổi hoàn toàn. Anh em xem clip có thể thấy ném lựu đạn, smoke tan vài giây rồi nổ tiếp, hoặc ngồi trong khói bắn ra, ánh sáng loé lên từ nòng súng có thể tiết lộ luôn vị trí, rất bất lợi. Bỗng nhiên giờ người chơi sẽ có lý do giữ nade, thay vì một smoke một molotov hai flash như hiện giờ. Và những người thích spam qua smoke để đoán vị trí địch sẽ thấy trò này không còn có lợi như xưa nữa.
Cuối cùng là những nâng cấp về mặt đồ hoạ nhờ vào engine Source 2. Xem clip, những bản đồ cực kỳ thân thương với anh em mê CS:GO cả chục năm qua, từ Mirage đến Italy, từ Nuke đến Overpass được tinh chỉnh với những công nghệ ánh sáng và render bề mặt vật thể chân thực hơn rất nhiều. Cũng chưa rõ áp lực của công nghệ đồ hoạ mới đối với máy tính của anh em ra sao, nhưng cũng phải thừa nhận, CS:GO kể từ khi ra mắt năm 2012 đến nay, đồ hoạ của game được nâng cấp theo kiểu chắp vá, dù bản game của năm 2022 rất khác, đẹp hơn hẳn so với bản game năm 2012, nhưng không thể phủ nhận những hạn chế của bộ engine cũ.
Bản đồ của Counter-Strike 2 được chia thành ba dạng. Touchstone là những bản đồ cổ điển đã sống cùng anh em biết bao năm, chỉ được dựng lại y nguyên trên Source 2 với hiệu ứng ánh sáng đẹp hơn, để anh em dễ làm quen và chuyển đổi sang phiên bản mới. Kế đến là Upgrade, những bản đồ cũ được ứng dụng những công nghệ mới nhất của Source 2, bao gồm cả tính năng render bề mặt vật thể theo engine vật lý để texture cũng như hình ảnh phản chiếu chân thực nhất. Cuối cùng là Overhaul, nơi những bản đồ như Italy hay Overpass được làm lại mới hoàn toàn.
Dự kiến Counter-Strike 2 sẽ ra mắt mùa hè năm nay, và giai đoạn thử nghiệm đã chính thức bắt đầu. Anh em chỉ cần vào CS:GO xem có lời mời thử nghiệm game hay không nhé.
Quảng cáo