Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


10 người phụ nữ trong khoa học đã thật sự giúp cuộc sống loài người trở nên tươi đẹp hơn

ND Minh Đức
20/10/2016 15:17Phản hồi: 26
10 người phụ nữ trong khoa học đã thật sự giúp cuộc sống loài người trở nên tươi đẹp hơn
Khi nhắc tới phụ nữ trong khoa học thì người ta thường hay nghĩ ngay tới Marie Curie với 2 giải Nobel Lý, Hóa của và nhưng hóa ra, đây chỉ là một đại diện cho rất nhiều người phụ nữ đã đóng góp cho sự phát triển của tri thức nhân loại. Bên dưới đây là 10 người phụ nữ tài năng, uyên bác đã dành ra phần lớn của cuộc đời để theo đuổi đam mê đưa sự hiểu biết của con người lên một tầm cao mới và những gì mà chúng ta được thụ hưởng ngày nay, ít nhiều đều có được sự đóng góp của họ. Xin cám ơn phụ nữ!

Emilie du Chatelet (1706 – 1749)


women-scientists-Emilie-du-Chatelet-1.jpg__800x0_q85_crop.jpg
Gabrielle-Emilie Le Tonnelier de Breteuil là con của một quan chức ngoại giao Pháp. Năm 1725, do sự sắp định sẵn của hoàng tộc, bà cưới nam tước Chatelet và có với ông 3 người con. Tuy nhiên, vào năm 27 tuổi, bà bắt đầu nghiên cứu toán học một cách nghiêm túc và không lâu sau đó thì rẽ sang lĩnh vực vật lý. Niềm đam mê này ngày càng gia tăng sau khi bà bắt đầu nảy sinh tình cảm với nhà triết học Voltaire - người cũng có một tình yêu vô bờ đối với khoa học.

Trong phòng thí nghiệm tại nhà của Chatelet, cả 2 người đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu, cùng nhau thi đua, bàn luận và viết về bản chất của ngọn lửa - một vấn đề hóc búa của giới khoa học và cũng là tượng trưng tình yêu nồng nàn giữa 2 con người này. Di sản lớn nhất mà Chatelet để lại cho giới khoa học chính là bản dịch sang tiếng Pháp của cuốn Principia - những nguyên lý cơ bản của toán học. Đây là công trình cực kỳ nổi tiếng của Isaac Newton và mãi cho tới bây giờ, bản dịch tiếng Pháp do Chatelet viết vẫn còn được sử dụng.

Ở tuổi 43, Chatelet lại đem lòng yêu một sĩ quan quân đội trẻ tuổi và có mang. Đáng buồn, trong lần sinh đứa con này, bà đã qua đời do một biến chứng. Khi nhắc lại về người phụ nữ này, Voltaire đã khẳng định rằng: "Đó là một người đàn ông tuyệt vời nhất thế giới trong hình hài của một người phụ nữ.". Đến khi bà qua đời, Voltaire tiếp tục kêu thán rằng: "Tôi chẳng những mất đi một người tình, mà còn mất đi một nửa thân xác và linh hồn tôi."

Caroline Herschel (1750 – 1848)

women-scientists-Caroline-Herschel-2.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Herschel thường kể về cuộc đời mình như một "Cinderella of the family" (Nàng lọ lem trong gia đình) bởi phần lớn tuổi nhỏ là một bé gái làm việc nhà cho cha mẹ bà tại Hanover, Đức. Sau đó, anh trai bà là William mang bà tới Anh vào năm 1772 và cũng làm việc nhà. William là một nhạc công trong ca đoàn nhà thờ Octagon Chapel và nhờ sự hướng dẫn của người anh, Herschel trở thành một giọng hát tuyệt vời trong ca đoàn. Sau đó William chuyển công việc, bắt đầu nghiên cứu thiên văn học và tất nhiên, Herschel cũng bẻ lái cuộc đời mình theo công việc nghiên cứu của anh trai.

Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ người anh trong quá trình quan sát thiên văn, chính bản thân của Herschel đã dùng kính thiên văn để thể hiện tài năng thiên văn học của mình, khám phá sa những chòm sao và tinh vân mới. Bà chính là người phụ nữ đầu tiên đã khám phá ra một ngôi sao chổi (thật ra là tới 8 ngôi sao chổi) và cũng là người đầu tiên có nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội khoa học hoàng gia. Đồng thời, Herschel còn là người phụ nữ Anh đầu tiên được trả tiền cho nghiên cứu khoa học bởi khi William khám phá ra sao Thiên Vương vào năm 1781, ông đã thuyết phục người khác trả tiền cho em mình bởi những đóng góp không nhỏ trong quá trình nghiên cứu.

Sau khi William qua đời vào năm 1822, Herschel đã nghỉ hưu tại Hanover. Tại đây, bà vẫn tiếp tục nghiên cứu thiên văn, biên soạn danh mục những tinh vân và công trình của và đã giúp tăng số lượng chòm sao được con người biết từ 100 lên 2500. Năm 1848, bà qua đời ở tuổi 97 sau khi nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong lĩnh vực thiên văn học, bao gồm cả huy chương vàng của hiệp hội thiên văn học hoàng gia trao tặng.

Mary Anning (1799 – 1847)


women-scientists-Mary-Anning-3.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Vào năm 1811, anh trai của Mary Anning đã phát hiện ra thứ mà ông cho rằng đó là một bộ xương cá sấu tại vách đá ven biển gần ngôi nhà của họ ở Lyme Regis, Anh Quốc. Trong quá trình tìm hiểu, ông đã kêu gọi em gái mình cùng tham gia. Cuối cùng, họ đã đào được cả một chiếc hộp sọ và 60 chiếc đốt sống để bán lại cho một nhà sưu tầm tư nhân với giá 23 bảng. Tuy nhiên, đó không phải là bộ xương cá sấu mà sau này, nó là bộ xương khủng long Ichthyosaurus, còn gọi là "cá thằn lằn". Và cũng từ cột mốc này, Mary đã bắt đầu hành trình khám phá những hóa thạch cổ đại.

Quảng cáo


Cùng với hóa thạch đầu tiên phát hiện ra cùng với anh trai, bà đã tìm thấy được xương của khủng long cổ dài plesiosaurs, thằn lằn ngón cánh pterodactyl và hàng trăm, có thể là cả hàng ngàn hóa thạch nhằm giúp các nhà khoa học vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về thế giới sinh vật biển 200 - 140 triệu năm về trước trong kỷ Jura. Mặc dù không nhiều giáo dục từ chính quy nhưng bà vẫn tự học về giải phẫu học, địa chất học, cổ sinh vật học và cả khoa học minh họa. Những nhà khoa học cùng thời đã không quản đường xa, gồm cả những người từ New York, cũng tới để tham khảo ý kiến và cùng bà nghiên cứu khảo cổ, tìm kiếm hóa thạch.

Mary Somerville (1780 – 1872)

women-scientists-Mary-Somerville-4.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Bị mê hoặc bởi trục tung và trục hoành trong một câu hỏi toán học đăng tải trên tạp chí thời trang, cô gái Scotland 14 tuổi Somerville đã dấn thân vào nghiên cứu đại số và số học, bất kể sự ngăn cản, định kiến chống lại từ phía cha bà. Nghiên cứu của bà đã bị đình lại sau cuộc hôn nhân vào năm 1804 với một đại úy hải quân Nga. Tuy nhiên sau khi chồng chết, bà quay về Anh và lại bắt đầu đam mê toán học của mình. Tham gia vào giới trí thức, bà đã tìm được những cộng sự gồm nhà văn Sir Walter Scott và nhà khoa học John Playfair để cùng nhau tiếp tục các nghiên cứu toán học, khoa học.

Năm 1812, bà cưới người chồng tiếp theo là William Somerville, người đã ủng hộ hết mình các công việc nghiên cứu của bà. Sau đó bà tiếp tục dọn tới sống ở London và lập nên một nhóm nghiên cứu gồm nhà thiên văn học John Herschel và nhà phát minh Charles Babbage. Bấy giờ, bà bắt đầu tiến hành các thử nghiệm về từ học, đồng thời viết một loạt cac tác phẩm về thiên văn, hóa học, vật lý và toán học. Bà đã dịch cuốn The Mechanism of the Heavens của nhà thiên văn học Pierre-Simon Laplace sang tiếng Anh và mặc dù không hài lòng với bản dịch nhưng chính bà cũng không ngờ rằng đây vẫn là một trong những cuốn sách thiên văn được dùng nhiều nhất trong nhiều thế kỷ sau đó. Bà là một trong 2 người phụ nữ đâu tiên, cùng với Caroline Herschel, được trở thành thành viên danh dự của hội thiên văn học hoàng gia Anh.

Maria Mitchell (1818 – 1889)


women-scientists-Maria-Mitchell-5.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Quảng cáo


Từ thuở nhỏ, cô gái Maria Mitchell đã cùng với cha bà quan sát những vì sao trên trời tại phòng thí nghiệm thuộc miền Nantucket, Massachusetts. Tại đây, bà cùng anh chị em khác đã được cha dạy cho cách sử dụng kính lục phân và kính thiên văn phản xạ. Lên tới năm 12 tuổi, bà đã giúp cha ghi lại thời gian nhật thực và ở tuổi 17, bà tự lập một trường nữ, dạy cho họ khoa học và toán học. Tuy nhiên, bước nhảy vọt đưa bà lên tới nhà nữ thiên văn học hàng đầu tại Mỹ chính là vào năm 1847, khi bà quan sát được một vệt mờ (sao chổi) bằng kính thiên văn của cha bà. Khi đó, bà được vinh danh khắp thế giới, được trao huy chương từ vua Đan Mạch và trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu vào viện hàng lâm khoa học và nghệ thuật.

Vào năm 1857, bà tới châu Âu, thăm đài quan sát, gặp gỡ giới trí thức, bao gồm cả Mary Somerville. Mitchell viết lại rằng: "Tôi không thể giúp nhưng có thể ngưỡng mộ cô ấy như một người phụ nữ khoa học. Nỗ lực bước đi trên những con đường gồ ghề, đầy chông gai của khoa học không thể bị trói buộc bởi nhà bếp hay phòng khách trong nhà. Những giờ phút tận tụy với khoa học đòi hỏi phải có sự đánh đổi với chiếc tạp dề và cong việc của người vợ, người mẹ." Sau này, Mitchell đã trở thành giáo sư thiên văn học đầu tiên tại Mỹ khi bà được thuê giảng dạy tại trường Vassar College vào năm 1865. Bà vẫn tiếp tục công việc quan sát thiên văn, đặc biệt là nghiên cứu về mặt trời và thậm chí là từng đi 2000 dặm chỉ để chứng kiến Nhật thực.

Lise Meitner (1878 – 1968)

women-scientists-Lisa-Meitner-6.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Giống với những cô gái Áo cùng trang lứa, Lise Meitner cũng bị cấm lên học đại học sau khi hoàn thành chương trình học ở tuổi 14. Tuy nhiên, nhờ cảm hứng tới những khám phá của William Röntgen và Henri Becquerel, bà đã chấp nhận can đảm dấn thân vào lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ. Ở tuổi 21, bà cuối cùng đã được cho học tại trường Đại học Áo. Sau ra trường, bà đi dạy kèm 2 năm trước khi tiếp tục ghi danh tại Đại học Vienna, không lâu thì hoàn thành xuất sắc chương trình học, bảo vệ thành công tiến sĩ toán học và vật lý vào năm 1906. Khi đó bà xin Curie vào làm trong phòng thí nghiệm tại Paris nhưng không được nên tự tìm con đường riêng tại Berlin.

Tại đây, bà đã cùng với Otto Hahn nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ nhưng do là một phụ nữ Áo gốc Do Thái (3 yếu tố chống lại bà thời bấy giờ), bà đã bị loại ra khỏi phòng thí nghiệm chính, không được tham gia hàng ngũ giáo sư và chỉ được nghiên cứu trong tầng hầm. Vào năm 1912, bà cùng với Otto chuyên tới Đại học mới với những trang thiết bị thí nghiệm tốt hơn. Mặc dù mối hợp tác này bị chia cắt do phải trốn chạy phát xít nhưng rồi vào năm 1938, họ lại tiếp tục nghiên cứu.

Meitner sau đó tiếp tục nghiên cứu tại Thụy Điển và sau khi Otto phát hiện ra nguyên tử uranium có thể bị chia tách khi bắn phá bằng các nơ tron, bà đã tính toán ra năng lượng giải phóng trong phản ứng và đặt tên nó là "phân hạch hạt nhân". Đây là phát hiện cực kỳ quan trọng cho sự ra đời của bom nguyên tử, đồng thời giúp Otto giành được giải Nobel vào năm 1944. Năm 1945, Meitner chia sẻ rằng: "Bạn đừng nên đổ lỗi cho các nhà khoa học đã sử dụng khám phá của chúng tôi để phục vụ chiến tranh." Buồn thay, Meitner bị hội đồng Nobel bỏ qua và bà từ chối trở lại Đức sau chiến tranh mà tiếp tục ở lại Stockholm để nghiên cứu về phóng xạ cho tới những năm 80 tuổi.

Irène Curie-Joliot (1897 – 1956)


women-scientists-Irene-Curie-Joliot-7.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Con gái của gia đình "danh giá" là Pierre and Marie Curie, Irène đã tiếp bước cha mẹ dấn thân vào lĩnh vực khoa học. Vào năm 1925, luận văn tiến sĩ của bà là nghiên cứu về các tia alpha poloni vốn là một trong 2 nguyên tố mà mẹ bà đã khám phá ra. Một năm sau đó, bà cưới Frédéric Joliot và đây cũng chính là một trợ lý của mẹ bà tại phòng thí nghiệm thuộc Viện phóng xạ Paris. Frédéric và Irène tiếp tục cùng nhau nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhằm tím hiểu về cấu trúc nguyên tử. Vào năm 1934, họ đã phát hiện ra phóng xạ nhân tạo bằng cách dùng hạt alpha bắn phá nhôm, bo và magie để tạo ra đồng vị nito, phốt pho, silic và nhôm. Sau đó họ nhận được giải Nobel và đây cũng là gia đình 2 thế hệ đầu tiên đều được trao giải Nobel. Tất nhiên, vinh quang nào cũng phải có sự đánh đổi, Irène mất vào năm 1956 với bệnh bạch cầu sau nhiều năm phơi nhiễm phóng xạ tại phòng thí nghiệm.

Barbara McClintock (1902 – 1992)


women-scientists-Barbara-McClintock-8.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Trong lúc nghiên cứu về thực vật học tại Đại học Cornell, Barbara McClintock đã bắt đầu chớm nở tình yêu với bộ môn di truyền học và dấn thân từ đó. Sau khi tốt nghiệp địa học, bà chuyển sang nghiên cứu tiến sĩ và trở thành người đi tiên phong trong việc nghiên cứu di truyền học tế bào ở loài bắp. Nghiên cứu này được bà tiếp tục theo đuổi tại Đại học California, Missouri và tại Đức sau này trước khi định cư tại một ngôi nhà thuộc Cold Spring Harbor, New York. Tại đó, sau khi quan sát mô hình màu sắc đơn nhân của các thế hệ bắp, bà đã phát hiện rằng gen có thể di chuyển giữa và trong các nhiễm sắc thế.

Phát hiện này vốn không phù hợp với các hiểu biết trước đó về di truyền nên bị lãng quên. Không dừng bước, bà tiếp tục nghiên cứu về nguồn gốc loài bắp tại Nam Mỹ. Tuy nhiên tới những năm 1970, khi đã có những cải tiến nhất định về kỹ thuật phân tử, tới đầu năm 1980 người ta xác nhận rằng phát hiện trước đây của Barbara là chính xác và đây chính là sự "nhảy gen" không chỉ có trong bắp mà còn cả vi sinh vật, côn trùng và thậm chí là cả con người. Barbara đã được trao giải thưởng Lasker vào năm 1981 và đoạt giải Nobel vào năm 1983.

Dorothy Hodgkin (1910 – 1994)


women-scientists-Dorothy-Hodgkin-9.jpg__800x0_q85_crop.jpg

Dorothy Crowfoot (họ Hodgkin sau khi lấy chồng vào năm 1937) được sinh ra tại Cairo, Ai Cập bởi một cặp vợ chồng khảo cổ học người Anh. Bà sau đó đã được gởi về quê nhà để đi học và tại đây, bà là một trong 2 người con gái duy nhất được phép học hóa học cùng với nam giới. Ở tuổi 18, bà ghi danh vào đại học nữ Oxford và học về hóa học. Sau đó tiếp tục chuyên tới Cambridge học về tinh thể học tia X, một dạng kỹ thuật hình ảnh sử dụng tia X để xác định cấu trúc 3 chiều của phân tử.

Năm 1934, bà trở về Oxford, dành phần lớn thời gian của cuộc đời tại đây để dạy hóa học và dùng tia X nhằm phục vụ đam mê nghiên cứu sinh học phân tử. Sau nhiều năm hoàn thiện kỹ thuật này, bà đã được trao giải Nobel vào năm 1964 nhờ vào việc phát hiện ra cấu trúc của penicillin, vitamin B12 và insulin. Năm 2010, 16 năm sau khi bà mất, Hội khoa học hoàn gia Anh đã kỷ niệm 350 năm hiệp hội bằng việc in ra bộ 10 con tem của những thành viên nổi tiếng nhất trong hội, bao gồm cả Isaac Newton và Benjamin Franklin, Hodgkin là người phụ nữ duy nhất trong nhóm này.

Rosalind Franklin (1920 – 1958)


rosalind_franklin.jpg__800x0_q85_crop.jpg

James Watson và Francis Crick được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu xác định cấu trúc DNA. Tuy nhiên công trình của họ được công bố sau Rosalind Franklin. Khi còn là một cô thiếu nữ vào những năm 1930, Franklin là một trong những cô gái ít ỏi được theo học tại một trường dạy vật lý hóa học tại London. Tuy nhiên khi bà nói với cha mình rằng muốn trở thành một nhà khoa học, ông đã từ chối. Sau nỗ lực thuyết phục thì cuối cùng bà đã được cho theo học tại Đại học Cambridge và được trao học vị tiến sĩ vật lý hóa học.

Bà đã nghiên cứu về kỹ thuật tinh thể học tia X khi còn ở Paris, sau đó trở về Anh vào năm 1951 và làm việc tại phòng thí nghiệm của John Randall thuộc Đại học King, London. Và tại đây, bà đã dùng tia X để lần đầu tiên chụp được hình ảnh của DNA. Sau đó bà gần như đã xác định được cấu trúc của phân tử DNA khi Maurice Wilkins (một nhà nghiên cứu khác cũng tại phòng thí nghiệm của Randall vốn nghiên cứu về DNA) đã cho James Watson xem một trong những hình ảnh tia X của Franklin. Và rồi Watson đã nhanh chóng xác định được cấu trúc xoắn kép của DNA, cùng với Francis Crick công bố trên tạp chí danh giá Nature. Watson, Crick và Wilkins được trao giải Nobel vào năm 1962 cho phát hiện này. Tuy nhiên Franklin đã chết vào năm 1958 bởi chứng ung thư buồn trứng. Một kết thúc buồn cho một nhà nữ khoa học tài năng.

Tham khảo SM, Wiki
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Giá có ảnh selfie lúc 13-16t, thì có thể oánh giá "hồng thắm" mức độ nào :rolleyes:
1 số bông hồng rất giống hoa súng !
Nhưng ngày này mod nên viết bài về phụ nữ việt .
P/s : Chúc chuỵ em tt ngày càng xynh đẹp !
Toàn châu âu cổ kính !
Cụ đầu tiên có vẻ ăn chơi nhất nhỉ. Mà sao ko thấy có Marie Curie nhỉ?
Gates
TÍCH CỰC
5 năm
@trieuniemvui Để cả 2 mẹ con thì ko còn chỗ nữa bạn ạ! Để con và nhắc luôn mẹ, dành 1 chỗ nữa cho người khác.
@trieuniemvui Bác không thấy ngay từ đầu bài viết đã đề cập đến Marie Curie rồi à? Bà là số 1 rồi không ai có thể sánh ngang bà được, ngoài bà ra thì 10 người được nhắc đến sau cũng có đóng góp to lớn cho khoa học.
mrHz
CAO CẤP
7 năm
Phụ nữ châu Âu họ đc tự do phát triển từ ngày xưa, ko như phụ nữ châu Á, thiệt thòi cho họ. Nhân ngày 20/10 chúc toàn thể chị em sức khỏe, sắc đẹp, hạnh phúc.
vhhai_c3
TÍCH CỰC
7 năm
Đọc không sót chữ nào, mà đoạn kết thúc buồn quá 😔
Nhìn giống nam thế nhỉ?
kaitokid1248
ĐẠI BÀNG
7 năm
hihi, hồng một thời của nước nguoi ta thui
😕 sao ko có Tim Cook?
@Apple Haters 2.01 Tìm coopk tuổi j mà vào tốp này. Ảo à
okido
TÍCH CỰC
7 năm
@Apple Haters 2.01 một comment sexist -_-
mà TC có là nữ thì vẫn làm sao vào đây? Khoa học cơ bản chứ có phải công nghệ đâu
@Apple Haters 2.01 Nếu có ghét Apple thì cũng nên ghét một cách có hiểu biết :V
Sao ko có đóa hồng tiến sĩ người Việt nhỉ? Đã phát minh ra định luật cơ bản: "Hãy cho tôi biết bạn có chơi Facebook hay ko? Tôi sẽ nói bạn có rỗi hơi hay ko?"
Chỉ cần dựa theo "định luật" này thì chỉ trong 1 phút đã phát hiện ra thế giới có 1 tỉ+ người rỗi hơi, gồm cả Obama, Clinton và nhiều danh nhân khác... mà ko cầm điều tra... Thiên tài!
Giải Nobel 2017 chắc chắn sẽ có tên đóa hồng Việt này! Marie Curie cũng ko thể đóng góp hơn thế...
@MrDuc2010 Các nhà văn ngày càng thể hiện tư tưởng cực đoan, có lẽ vì trong đầu họ cái gì cũng bị cường điệu lên nhiều lần. Hồng Thanh Quang, rồi cái bà gì bạn nói đến đều thù ghét fb ... trong khi rõ ràng với giới công nghệ fb là một bước tiến ko nhỏ.
lanh bi
ĐẠI BÀNG
7 năm
Klq.hôm qua 20/10 ở chổ tui thấy cứ là phụ nữ là kéo nhau đi phượt.một số thì đi qua bên trạm y tế xã nghe nói là đến để bảo hành.bảo dưỡng gì đó.không biết chỗ các bác có như này không
e không biết nổi 1 người! :v
quangthaicg
ĐẠI BÀNG
7 năm
Gabrielle-Emilie Le Tonnelier de Breteuil là con của một quan chức ngoại giao Pháp. Năm 1725, do sự sắp định sẵn của hoàng tộc, cưới nam tước Chatelet và có với ông 3 người con....."
Di sản lớn nhất mà Chatelet để lại cho giới khoa học chính là bản dịch sang tiếng Pháp của cuốn Principia - những nguyên lý cơ bản của toán học. Đây là công trình cực kỳ nổi tiếng của Isaac Newton và mãi cho tới bây giờ, bản dịch tiếng Pháp do Chatelet viết vẫn còn được sử dụng....."

Theo như đoạn này viết thì nhà khoa học là người chồng chứ không phải vợ?
Koko_Naoki
ĐẠI BÀNG
7 năm
@quangthaicg Sau khi lấy chồng, phụ nữ sẽ đổi qua họ chồng, bản dịch hơi thiếu, lẽ ra phải dịch là Bà Chatelet.
Ada Lovelace (1815-1852) lập trình viên đầu tiên trong lịch sử 😁 Thông tin thêm: wikipedia.
V_P942
TÍCH CỰC
7 năm
đều xuất thân từ phương Tây, thêm 1 minh chứng cho 1 vùng đất thượng đẳng :rolleyes:
Gates
TÍCH CỰC
5 năm
@V_P942 Do văn hoá nó vậy.
Người phương Đông luôn (hoặc cố tỏ vẽ) đề cao tập thế, hạ thấp cá nhân đến mức tiêu cực, lại quá nhiều khuôn phép, gò bó sự sáng tạo, đề cao sự tinh ranh (truyện cậu bé thoing minh là 1 ví dụ điển hình của VN).... nên cứ phát triển theo hướng này và dần dần hình thành XH như ngày nay.
Người phương Tây chọn cách ngược lại nên họ phát triển thành như vậy.
Thật ra phuong Đông vẫn có cái hay của nó, chỉ là về mặt KHTN thì con đường này ko sáng suốt.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019