Theo báo cáo của UNESCO - cơ quan văn hoá của Liên Hợp Quốc, 10 triệu việc làm trong ngành công nghiệp sáng tạo trên toàn thế giới đã bị mất trong năm 2020. Nguyên nhân được cho là vì hậu quả của đại dịch và sự phát triển của số hoá các sản phẩm văn hoá đã làm công việc kiếm sống của các nghệ sĩ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Audrey Azoulay, tổng giám đốc của UNESCO thông báo thế giới đang diễn ra “một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hoà nhạc,… ở các quốc gia đã buộc phải đóng cửa."
Mặc dù lĩnh vực sáng tạo văn hoá, nghệ thuật không hẳn là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thế nhưng đây cũng là một lĩnh vực rất dễ bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào kinh phí công và thường bị bỏ qua, xem nhẹ. Và với sự xuất hiện của đại dịch, chi tiêu của chính phủ cho ngành này đã giảm đi đáng kể. Dù cho chính quyền ở nhiều quốc gia và địa phương đã đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho ngành bị ảnh hưởng, tuy nhiên, thực tế là tổng giá trị giá tăng của ngành công nghiệp sáng tạo cũng đã giảm đi 750 tỷ USD vào năm 2020.
Một số giải pháp được chính phủ các nước đưa ra bao gồm đề xuất mức lương tối thiểu cho nhân viên văn hoá, đồng thơi cung cấp thêm lưu hưu, trợ cấp ốm đau cho những người làm nghề tự do. “Ngay cả khi ở các quốc gia có chương trình an sinh xã hội cho những người làm nghề tự do hay tự kinh doanh, nhóm đối tượng chiếm phần lớn trong lực lượng lao động của ngành sáng tạo. Thì tỷ lệ nhóm lao động này vẫn rất ít và không đủ điều kiện.”
Bên cạnh đó, kể từ khi đại dịch bắt đầu, “số hoá đã vươn lên chiếm vị trí hàng đầu, đồng thời trở thành trọng tâm cho việc sáng tạo, sản xuất, phân phối và tiếp cận các nền văn hoá.” Đối với hầu hết các nghệ sĩ, môi trường kỹ thuật số không đem lại đủ nguồn thu nhập cho công việc theo đuổi tính chuyên nghiệp của họ.
Ernesto Ottone, trợ lý tổng giám đốc phụ trách văn hóa của Unesco, cho biết: “Một nghịch lý cơ bản đã xuất hiện, sự chênh lệch giá trị giữa doanh thu mà các nền tảng trực tuyến thu được từ nội dung của những nhà sáng tạo và mức đầu tư cho những người này để họ tạo ra. Chúng ta cần phải xem xét lại cách để xây dựng một môi trường làm việc bền vững và hoà nhập cho các chuyên gia văn hoá và nghệ thuật - những người đóng vai trò quan trọng cho xã hội." Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ cũng đã “nắm bắt được cơ hội từ sự gia tăng của dịch vụ phát trực tuyến để làm ra nhiều dự án sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Theo Guardian
Mặc dù lĩnh vực sáng tạo văn hoá, nghệ thuật không hẳn là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thế nhưng đây cũng là một lĩnh vực rất dễ bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào kinh phí công và thường bị bỏ qua, xem nhẹ. Và với sự xuất hiện của đại dịch, chi tiêu của chính phủ cho ngành này đã giảm đi đáng kể. Dù cho chính quyền ở nhiều quốc gia và địa phương đã đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho ngành bị ảnh hưởng, tuy nhiên, thực tế là tổng giá trị giá tăng của ngành công nghiệp sáng tạo cũng đã giảm đi 750 tỷ USD vào năm 2020.

Một số giải pháp được chính phủ các nước đưa ra bao gồm đề xuất mức lương tối thiểu cho nhân viên văn hoá, đồng thơi cung cấp thêm lưu hưu, trợ cấp ốm đau cho những người làm nghề tự do. “Ngay cả khi ở các quốc gia có chương trình an sinh xã hội cho những người làm nghề tự do hay tự kinh doanh, nhóm đối tượng chiếm phần lớn trong lực lượng lao động của ngành sáng tạo. Thì tỷ lệ nhóm lao động này vẫn rất ít và không đủ điều kiện.”

Bên cạnh đó, kể từ khi đại dịch bắt đầu, “số hoá đã vươn lên chiếm vị trí hàng đầu, đồng thời trở thành trọng tâm cho việc sáng tạo, sản xuất, phân phối và tiếp cận các nền văn hoá.” Đối với hầu hết các nghệ sĩ, môi trường kỹ thuật số không đem lại đủ nguồn thu nhập cho công việc theo đuổi tính chuyên nghiệp của họ.
Ernesto Ottone, trợ lý tổng giám đốc phụ trách văn hóa của Unesco, cho biết: “Một nghịch lý cơ bản đã xuất hiện, sự chênh lệch giá trị giữa doanh thu mà các nền tảng trực tuyến thu được từ nội dung của những nhà sáng tạo và mức đầu tư cho những người này để họ tạo ra. Chúng ta cần phải xem xét lại cách để xây dựng một môi trường làm việc bền vững và hoà nhập cho các chuyên gia văn hoá và nghệ thuật - những người đóng vai trò quan trọng cho xã hội." Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ cũng đã “nắm bắt được cơ hội từ sự gia tăng của dịch vụ phát trực tuyến để làm ra nhiều dự án sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Theo Guardian