12 thành tựu khoa học đáng chú ý trong năm 2016

ND Minh Đức
28/11/2016 8:23Phản hồi: 36
12 thành tựu khoa học đáng chú ý trong năm 2016
Gấu trúc đã thoát tuyệt chủng, phát hiện ra sóng hấp dẫn, SpaceX hạ cánh thành công tên lửa tái sử dụng, lỗ hổng tầng ozone đang lành lại, phát hiện ra hành tinh thứ 9,... là một vài bước tiến bộ đáng chú ý trong năm 2016 mà con người đã đạt được trong năm vừa qua. Dù vẫn còn đó nhiều hạn chế và thách thức nhưng năm 2016 vẫn chứng kiến nhiều thành quả khoa học vượt bậc mang lại lợi ích cho nhân loại. Bên dưới đây là 12 tiến bộ đáng chú ý trong lĩnh vực khoa học trong năm 2016 này.(Click vào tiêu đề các ảnh bên dưới để xem thêm chi tiết hơn)



1. Gấu trúc thoát khỏi danh sách động vật sắp tuyệt chủng


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_1.jpg
Vào tháng 9 năm nay, ủy ban quốc tế về bảo tồn sinh vật tự nhiên đã bỏ gấu trúc ra khỏi danh sách các động vật có nguy cơ sắp tuyệt chủng và chuyển sang diện có thể bị đe dọa về số lượng. Đây không chỉ đơn thuần là việc chuyển dời danh sách mà còn là thành quá cực kỳ đáng khích lệ trong nỗ lực bảo tồn loài động vật dễ thương này. Và không chỉ có gấu trúc mà nhiều loài sinh vật khác cũng đang có dấu hiệu hồi phục khá tích cực, bao gồm cả gấu teddy hay loài bướm monarch,...

2. SpaceX hạ cánh thành công tên lửa tái sử dụng


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_2.jpg
Sau nhiều lần thất bại thì cuối cùng hồi tháng 4 SpaceX của Elon Musk đã hạ cánh thành công tên lửa tái sử dụng trên sà lan ngoài biển. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, giúp cắt giảm 30% giá đưa hàng hóa lên vũ trụ, mở đường cho hàng loạt những bước tiến khác như đưa hàng hóa lên ISS, đưa vệ tinh lên quỹ đạo hay thậm chí là du lịch không gian giá rẻ.

3. Máy dò LIGO phát hiện ra sóng hấp dẫn


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_3.jpg
Phòng thí nghiệm truy tìm sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (LIGO) đã phát hiện ra sóng hấp dẫn phát ra từ sự va chạm của 2 lỗ đen vũ trụ cách đây 1,3 tỷ năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại người ta tìm thấy bằng chứng cụ thể của những gợn sóng không thời gian, chứng minh rằng dự đoán cách đây 100 năm của Einstein là hoàn toàn đúng. Phát hiện này mở ra một chân trời mới của vật lý học hiện đại, tạo tiền đề cho nhiều khám phá khác trong tương lai.

4. Xác định được gen gây bệnh ALS nhờ tiền quyên góp từ trò chơi dội nước đá lên người


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_4.jpg
Hồi 25/7/2016, hiệp hội bệnh lý xơ cứng teo cơ một bênh (ALS) tuyên bố rằng các nhà nghiên cứu đã xác định được gen gây ra căng bệnh này nhờ số tiền quyên được từ trò chơi dội nước đá lên người (Ice Bucket Challenge). Sau khi bùng nổ hồi năm 2015, trò chơi đã gây được tổng cộng 115 triệu đô la và 67% trong số đó đã phục vụ nghiên cứu về bệnh ALS. Việc xác định được gen gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ có cơ sở để phát triển nên những đột phá nhằm chữa trị và phòng ngừa căn bệnh đáng sợ này.

5. Thuốc trị ung thư từ virus IMLYGIC được FDA cấp phép

thanh_tuu_khoa_hoc_2016_5.jpg
Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng loài virus có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công ung thư. Tuy nhiên để tìm được cách đưa virus có lợi vào cơ thể người mà không vấp lại sự đề kháng của cơ thể làm chúng bị tiêu diệt lại là một vấn đề nan giải. Vào cuối năm 2015, IMLYGIC đã trở thành loại thuốc chống ung thư đầu tiên được cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. Thành phần của IMLYGIC chính là loại virus herpes đã được tùy chỉnh, tiêm thẳng vào khối u để tiêu diệt tế bào ung thư và kích thích hệ miễn dịch chống lại ung thư.

6. Phát hiện bằng chứng mạnh mẽ về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời

Quảng cáo


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_6.jpg
Các nhà khoa học đã tìm ra được thêm nhiều bằng chứng mạnh mẽ về một hành tinh khổng lồ nằm ở rìa của Hệ Mặt Trời, xa hơn từ 10 cho tới 20 lần so vơi sao Diêm Vương. Mặc dù sự tồn tại của nó vẫn chưa được xác nhận nhưng các bằng chứng đang ngày càng nhiều lên và một khi "địa vị được chính thức phục hồi", nó không chỉ viết lại những cuốn sách về thiên văn học của loài người mà còn giúp các nhà khoa học giải thích được nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp trong vũ trụ.

7. Bảng tuần hoàn có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_7.jpg
Hồi năm 2011 các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các nguyên tố mang số hiệu 113, 115,117 và 118. Sau khi kiểm chứng, ủy ban quốc tế về hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) đã xác nhận chúng đáp ứn đầy đủ các tiêu chí trở thành nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Sự kiện này không chỉ giúp lấp đầy chu kỳ 7 của bản tuần hoàn mà còn là dấu chỉ cho sự tiến bộ của tri thức nhân loại. Đồng thời, nó mở đường cho các khám phá trong tương lai về nguyên tố 119 trở đi và giả thuyết "hòn đảo ổn định" vốn làm đau đầu các nhà khoa học xưa giờ.

8. Vaccine sốt xuất huyết dengue


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_8.jpg
Hàng năm có 400 triệu người mắc sốt xuất huyết dengue, căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao lây truyền bởi vật trung gian là loài muỗi vằn. Hồi đầu năm, tổ chức y tế thế giới WHO đã bắt đầu khuyến nghị dùng vaccine đầu tiên được phát triển để ngăn ngừa sốt xuất huyết và cho áp dụng tại những vùng dịch như Brazil hoặc Philippine.

9. Tìm thấy hành tinh có thể có sự sống cách hệ Mặt Trời chỉ 4,2 năm ánh sáng

Quảng cáo


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_9.jpg
Hồi tháng 8, các nhà khoa học đến từ Tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Nam bán cầu ESO tuyên bố phát hiện ra hành tinh mang tên Proxima b và cho rằng rất có thể từng tồn tại sự sống trên bề mặt của nó. Hành tinh này có kích thước lớn hơn Trái Đất khoảng 1,3 lần, cấu thành chủ yếu từ Đá và khoảng cách từ nó tới sao chủ cho thấy rất có khả năng sở hữu vùng sống được với sự tồn tại của nước lỏng. Dù chưa được kiểm chứn nhưng đây vẫn là một trong những niềm hy vọng mới cho con người trong nỗ lực tìm kiếm những hành tinh hay thậm chí là nền văn minh giống Trái Đất nằm ngoài không gian.

10. Máy bay năng lượng Mặt Trời bay vòng quanh thế giới


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_10.jpg
Hai phi công là Bertrand Piccard và André Borschberg đã hạ cánh thành công Solar Impulse 2 xuống Abu Dhabi, chính thức hoàn thành chuyến bay gần 42 ngàn km vòng quanh thế giới hoàn toàn bằng năng lượng Mặt Trời. Nhóm hy vọng rằng chuyến hành trình này sẽ khơi nguồn cảm hứng cho nhiều phương tiện bay thân thiện với môi trường khác ra đời trong tương lai.

11. Lỗ hổng tầng ozone đang lành lại


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_11.png
Kích thước của lổ hổng khổng lồ trên tầng ozone bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ cực tím từ Mặt Trời đã giảm 3,9 triệu km vuông so với mức cực điểm hồi năm 2000. Đây là một thành công đáng khích lệ nhờ nỗ lực kết hợp giảm sử dụng CFC trên toàn cầu cùng nhiều nỗ lực khác.

12. NASA phát hiện thêm 1284 ngoại hành tinh mới


thanh_tuu_khoa_hoc_2016_12.jpeg
Hồi tháng 5 năm nay, NASA chính thức công bố kết quả sứ mạng truy tìm các hành tinh mới bằng kính viễn vọng không gian Kepler với 1284 ngoại hành tinh mới được phát hiện và 9 trong số đó được cho là có thể thuộc vùng ở được, có thể tồn tại nước lỏng và thậm chí là khí quyển hỗ trợ sự sống. Đây là số lượng ngoại hành tinh lớn nhất từng được công bố cùng lúc và để làm được điều đó, họ đã sử dụng một kỹ thuật hoàn toàn mới nhằm xác nhận hành tinh. Cách làm này hứa hẹn sẽ được áp dụng để giúp các nhà nghiên cứu phát hiện thêm nhiều hành tinh mới trong tương lai.

Tham khảo Slate, Caltech, NBCN, IN, USAToday, Kqed, TDC, Sci, ACV, NASA (1), (2)
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xyzmen
CAO CẤP
7 năm
vaccin ung thư và sốt xuất huyết khi nào mới tới dân mình xài?
@nguyenvtu Mình chả hiểu sao bạn lái đc sang như thế này 😃 Thành tựu khoa học mà không chia sẻ thì họ công bố với thương mại hóa làm gì vậy ? Và tiền mua thuốc chả nhẽ không gồm tiền mua bản quyền ? Mình mua của người ta chứ đếch phải là ngửa tay ra xin nhé. WTF ?
@I.Corp thế bạn sống nhờ cái thành tựu nào từ bạn chưa. tất cả loài người trên TG này sinh tồn là dựa vào nhau mà sống. và tất cả các kháng sinh, thuốc tiêm phòng bạn dùng, con cái bạn dùng cũng là nhập từ nước ngoài chứ được bn % của VN. chugns ta vẫn dùng đều đấy thôi
I.Corp
TÍCH CỰC
7 năm
@bestboy2142 lạy mấy ông. Mấy ông k thấy câu của ng tui quote ak. Cái j cũng bảo xì tiền ra là mua dc trong khi tiền thì k có nh. Trưởng giả học làm sang. Tui đang nói trên phương diện giữa vn với nc ngoài. Ý tui là thấy ng ta làm dc j trong khi mình dc mấy cái phát minh phát hiện dc the giới biết. Thấy v phải biết ngượng là mình còn thua nh cần phải cố gắng chứ k phải j cũng nói xì tiền ra mua. Làm ơn thay đổi suy nghĩ dùm cái đất nc mới khá lên dc
@I.Corp Thế theo bạn cái gì bây giờ không phải xì tiền ra ? Ờ thì nhìn lại xem người ta làm được gì và mình làm được gì ? Thành tựu của mình có đáng được người ta biết đến không hay tụt hậu tận mấy chục năm rồi ? Công nhận là cần phải cố gắng nhưng NGƯỢNG ư, tôi xin lỗi, suy luận của bạn còn non nớt lắm. Chúc bạn sớm làm đất nước khá lên nhé,
Thân.
phân nửa là về vũ trụ
vupicaso
TÍCH CỰC
7 năm
Hy vọng tìm đc hành tinh con người co thể sống đc !:rolleyes:
anphuc1
TÍCH CỰC
7 năm
Chẵng có cái nào liên quan trực tiếp đến đại dương mà toàn là vũ trụ😁
duckpro9x
ĐẠI BÀNG
7 năm
đọc mấy bài ntn cảm thấy iêu đời vc
Mình nghe nói Cuba có Vaccin phòng chống Aids nữa mà
tuyệt vời nhất là việc tìm ra sóng hấp dẫn 😃
Không gian mà chúng ta sống ko hẳn như chúng ta tưởng tượng



https://................./r1/1.png https://................./r2/1.png https://................./r3/1.png
Song Sinh VN
ĐẠI BÀNG
7 năm
@movingangels Đúng là không thể tưởng tượng được nhỉ.

có thể không gian quanh mình nó đang bùng nhùng giống như mình đang nhìn vào trong sóng nước ấy nhỉ, nhưng tất cả đều co giãn nên mình ko cảm nhận được thôi 😁
Solus161
ĐẠI BÀNG
7 năm
@thanhhai.bk Cái sóng hấp dẫn này ko hiểu lắm. Nếu nó bẻ cong không-thời gian nhé, bác ngồi trong đấy sao bác đo dc nó. Giống như bác ở một thế giới 2D, tờ giấy mà bác sống có bị vò nát tn, bác cũng không biết.
@Solus161 Bạn có thể đọc giải thích tại wiki https://en.m.wikipedia.org/wiki/LIGO, nói đơn giản là họ sẽ cho 2 chùm tia cùng xuất phát theo 2 đường bằng nhau, khi sóng hấp dẫn tác động đến hai chùm tia như nhau thì 2 chùm tia sẽ đến cùng lúc, trong trường hợp có nguồn phát sóng thay đổi, ảnh hưởng của sóng tới 2 chùm tia có thể khác nhau. Khi có hố đen mới hình thành (hợp nhất hố đen chẳng hạn) sẽ có sự thay đổi về sóng hấp dẫn, có khả năng khiến 2 chùm tia đến nơi tại thời điểm khác nhau, người ta chỉ xác định được thay đổi trong sóng hấp dẫn chứ không xác định được sóng hấp dẫn. Để đảm bảo xác suất phát hiện cao hơn, người ta xây 2 thiết bị ở 2 nơi khác nhau.
Solus161
ĐẠI BÀNG
7 năm
@lazyboy76 Chính xác bác, chính là cái em thắc mắc. Nếu distort về không-thời gian mà làm hai cái tia đến vào hai thời điểm khác nhau thì nó không được gọi là bẻ cong không-thời gian. Bác ở trong cái hệ đấy, cả hệ bị bẻ cong, bác cũng bị bẻ cong, làm sao mình biết mình bị bẻ cong? Chỉ có một thằng đứng ở chiều không gian thứ 4, 4D, quan sát cái 3D này mới biết thằng 3D bị bẻ cong. Cũng giống thằng 3D biết thằng 2D bị bẻ cong trong khi thằng 2D ko hề biết.
@Solus161 😃 Trong trường hợp có thay đổi về sóng hấp dẫn, 1 chùm tia sẽ (có thể) chịu tác động của sóng trước, di chuyển trong không gian mới bị bẻ cong trước, do sóng hấp dẫn cũng cần thời gian truyền (tương đương sóng ánh sáng), dẫn tới 1 chùm tới trước.
Nếu sóng hấp dẫn không thay đổi, khó có thiết bị nào có thể đo được, nếu sóng có thay đổi, vật thể nào ở gần sẽ chịu tác động trước (như bất kỳ sóng khác), ánh sáng cũng không phải ngoại lệ.
Bạn có thể không nhận thấy không gian bị bẻ cong, nhưng có bằng chứng không gian bị bẻ cong là đủ.
mrHz
CAO CẤP
7 năm
Khoa học vẫn chưa chứng minh vì sao đến giờ tôi vẫn chưa trúng độc đắc Viettlot :|
I.Corp
TÍCH CỰC
7 năm
@Mr HUzG Có nh bài báo giải thích r mà bạn. Tốt nhất k nên chơi thường xuyên. Nó cũng chỉ giống xs bt thôi nhưng tiền hay vì nh ng trúng thì cộng dồn 1 ng nên có sức lôi cuốn ng chơi. Mình thấy chả khác j chơi đề. K nên mơ hão trúng. Mà trúng nh khi còn phá sản đó vì k phải tiền mình làm ra nên sài k đúng chỗ đâu
libieu
CAO CẤP
7 năm
2016 chuẩn bị kết thúc 1 năm đầy sự kiện !
có một điều lạ : cái hành tinh cách xa trái đất 4,2 năm ánh sáng thì tìm ra được, mà hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời ở gần hơn rất nhiều thì lại chưa tìm ra là sao ? kính hubble có thể thâý những thứ cách xa hàng trăm hàng ngàn năm ánh sáng cơ mà
@toan tran 1992 Hành tinh thứ 9 gần nhưng do hành tinh không thể phát sáng nên chỉ khi nó che khuất ánh sáng của một ngôi sao khác mới có thể quan sát được (nếu hành tinh thứ 9 phát sáng thì có lẽ là phát hiện rất lớn 😃 ), với khoảng cách như thế thì hoặc hành tinh này di chuyển rất nhanh, hoặc bạn phải đợi rất lâu mới có thể phát hiện ra nó che khuất/ngừng che khuất ngôi sao khác , trong trường hợp không quan sát được thì người ta dùng cách tính toán, với cách này thì mất nhiều thời gian để kiểm chứng.
Vẫn còn tháng 12 nữa, sao tổng kết sớm thế ?
Thế giới rộng bao la mà con người ta lại quá nhỏ bé 😔
vunh94
CAO CẤP
7 năm
thích nhất bảng tuần hoàn mà lên đh r cũng mấy năm r ko đụng lại nó :v
Phát hiện về vũ trụ được nhiều thành tựu ghê
mình thích những thứ liên quan đến vũ trụ, mọi thứ quá là bí hiểm, liệu 1 ngày ko xa ta có gặp đc người ngoài trái đất ko
Steve107
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nên gọi đây là những "sự kiện khoa học" thì đúng hơn, dễ hiểu, cụ thể, được truyền thông chú ý, dành cho đa số ko có chuyên môn hiểu và cảm nhận.
Những thành tựu thực sự của 2016 có lẽ đã ra đời thầm lặng hơn trên các tạp chí đầu ngành, chỉ giới khoa học mới hiểu và tìm cách ứng dụng.
Có lẽ phải đến nobel 2020 mới biết được thành tựu khoa học của năm 2016.
Điện thoại cháy nổ có thể là phát mình vĩ đại hok ta

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019