Phát triển công nghệ in màu không dùng mực với mật độ điểm ảnh lên tới 100.000 dpi

shinbehv
13/8/2012 13:32Phản hồi: 40
Phát triển công nghệ in màu không dùng mực với mật độ điểm ảnh lên tới 100.000 dpi
120812223917-large.jpg
Ba bức hình được chụp lại từ các bản in nhờ các kính hiển vi quang học: hình a chỉ là bản in có màu xám do không sử dụng hạt kim loại, hình b là bản in sử dụng hạt nano kim loại, hình c là ảnh phóng to một góc hình b. Hai hình đầu có kích cỡ thật vào khoảng vài chục micromet (1/triệu mét) và bức hình cuối cùng có kích cỡ vài micromet.
Ngày 12/8 vừa qua, tạp chí uy tín Nature Nanotechnology đã tăng tải một bài báo mô tả công nghệ in ấn không cần dùng mực hoặc chất nhuộm màu dựa trên kỹ thuật vật liệu nano. Công nghệ này cho phép tạo ra các bức ảnh có chiều sâu, với dải màu liên tục và đặc biệt có mật độ điểm ảnh lên tới 100.000 dpi (dots per inch). Để hình dung công trình của các nhà khoa học tại Trung tâm khoa học, công nghệ và nghiên cứu A*START (Singapore) có tính cách mạng như thế nào chúng ta hãy xem xét một số tiêu chuẩn in đạt được ở thời điểm hiện tại. Thông thường các tài liệu bạn in có mật độ điểm ảnh khiêm tốn 300 dpi hoặc nhỏ hơn, một bức ảnh mịn cũng chỉ tương tương 1200 dpi. Chất lượng tốt nhất mà các máy in công nghiệp như máy in phun kim hoặc laser có thể tạo ra cũng chỉ dừng ở mức giới hạn 10.000 dpi.

Trước khi đi vào giới thiệu công trình của các nhà khoa học tại Singapore, Tinhte muốn các bạn hiểu rõ bản chất màu sắc của các vật là gì. Mắt chúng ta nhìn thấy được là do có ánh sáng chiếu vào và tác động lên các đầu dây thần kinh tạo ra xung điện gửi đến não. Hầu hết các vật đều không phát ra ánh sáng, do đó thực chất chúng không có màu. Một minh chứng là khi bạn tắt ánh sáng, tất cả những gì bạn thấy đều là màu đen. Màu sắc của các vật mà ta thấy thực ra là do chúng phản xạ ánh sáng chiếu vào. Tùy từng loại vật liệu khác nhau mà chúng phản xạ các bước sóng khác nhau. Dưới ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng), các vật có màu đen là do chúng hấp thụ hầu hết ánh sáng, các vật có màu trắng là do chúng phản xạ gần như hoàn toàn ánh sáng. Trong khi các vật có màu đỏ là do chúng phản xạ ánh sáng nằm trong vùng màu đỏ và hấp thụ các ánh sáng ở dải màu khác ...

Trở lại với bài báo, ý tưởng tạo ra màu sắc mà không dùng mực hay chất nhuộm của nhóm nghiên cứu tại A*START đến từ việc quan sát các tấm thủy tinh vẩn đục. Nguyên nhân tấm kính không trong suốt là do nó bị pha tạp bởi các hạt kim loại cực nhỏ. Người ta thấy rằng các hạt kim loại có kích thước nanomet (1 phần tỷ mét) lẫn trong thủy tinh là các tác nhân tán xạ với ánh sáng truyền qua nó. Chính hiện tượng trên làm cho các vật liệu kính pha tạp có màu sắc khi được chiếu sáng. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực khoa học vật liệu để tạo ra các hạt nano kim loại với độ chính xác cao, sau đó họ đặt các hạt này trên một bề mặt được thiết kế thích hợp để nó có thể phản xạ ánh sáng và tạo ra các bức ảnh màu. Họ gọi các hạt nano này là các chấm nano màu (nanodot of color).

Theo tiến sĩ Karthik Kumar, một thành viên chủ chốt của nhóm nhiên cứu, độ phân giải của các bức ảnh in phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và khoảng cách giữa các chấm nano màu. Các chấm nano càng gần nhau thì mật độ điểm ảnh trên bức hình in càng cao. Nhờ khả năng điều khiển chính xác vị trí của các chấm nano, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các bản in màu có độ phân giải lên tới 100.000 dpi.

Để tạo ra các màu khác nhau cho bản in thông thường, người ta phải dùng nhiều loại mực in hoặc chất nhuộm màu khác nhau. Nhưng với công nghệ tạo ra bởi nhóm nhiên cứu tại A*STAR các màu sắc được định hình nhờ kích thước và vị trí của các hạt nano kim loại. Các hạt này sẽ tương tác với ánh sáng và phản xạ theo các cách khác nhau tùy thuộc vào độ lớn và cách chúng được đặt trong không gian. Quá trình định hình kích thước và sắp xếp các hạt kim loại như vậy được gọi là sự mã hóa màu sắc. Tiến sỹ Joel Yang- lãnh đạo nhóm nghiên cứu giải thích: thay vì tô màu lần lượt các khu vực khác nhau với các loại mực riêng, các tấm film kim loại siêu mỏng và có kích thước chuẩn được chế tạo để ghi lại hình ảnh theo phương thức mã hóa ở trên. Yang cho biết thêm "tất cả các quá trình này diễn ra hệt như một phép thuật".

Công nghệ mới của các nhà khoa học Singapore được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực in ấn. Hiện các tác giả bài báo đang cộng tác với đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực tính toán hiệu năng cao để sử dụng các mô phỏng và mô hình hóa trên máy tính nhằm hiểu rõ hơn các tính chất và đặc trưng của các cấu trúc nano. Từ đó, họ có thể tạo ra các bản in có màu sắc sống động và sắc nét hơn nữa. Họ cũng hy vọng các phát triển trong tương lai của công nghệ này có thể sử dụng trên các màn hiển thị có tính tương phản và độ phân giải cao cũng như trong các thiết bị lưu trữ quang học.

Nguồn: A*STAR (Singapore)
40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chất lượng tốt nhất mà các máy in công nghiệp như máy in phun kim hoặc laser có thể tạo ra cũng chỉ dừng ở mức giới hạn 10.000 dpi.............so với.....100.000 dpi (dots per inch)..VẢI........anh em làm lỉnh vực in ấn chụp hình nghệ thuật chú ý nha.....mình chỉ thuộc lỉnh vực đọc và nhìn thôi.....:p
@hieuphan06071985 Hiểu ý mà ko sao đâu bạn. Mình cũng bị đâp te tua vì thích cmt đầu tiên đó.
@jack93 MÌNH MỚI THAM GIA TINHTE MÀ....THANKS
@jack93 TINHTE ngày càng cạnh tranh khốc liệt bạn nhỉ....nhưng không sao.vì tinhte anh em mình chịu đau vì gạch đá 1 tý củng ko sao....😁
passport07
ĐẠI BÀNG
12 năm
@jack93 Bac này kết con Trâu ruj , đánh số đề con Trâu đi bạn .
Đùa và nói xoáy khác nhau nhe , mình đùa đừng ném gạch . Thạn !
smartphones
ĐẠI BÀNG
12 năm
@@
@smartphones Cái này thì ko biết nhưng cũng chào bạn luôn.
smartphones
ĐẠI BÀNG
12 năm
@jack93 Là e đang đọc đấy bác 😁
itxuankha
TÍCH CỰC
12 năm
quá khủng luôn. công nghệ ngày cang cao
Thế này thì không biết nhìn theo các hướng khác nhau thì ảnh có đổi màu không nhỉ?
Công nghệ nano in ko cần mực?
Nó mà phổ biến thì VN có nhiều người thất nghiệp.
timcuaquy
TÍCH CỰC
12 năm
Nhìn ảnh có vẻ sắc nét nhưng "màu" không được đẹp nhỉ 😁:D
@timcuaquy đọc kĩ trước khi phán... 2 cái ảnh đấy "Hai hình đầu có kích cỡ thật vào khoảng vài chục micromet (1/triệu mét)". Có hiểu ý nghĩa của nó ko? bình thường thì nó chỉ là 1 hoặc 2 chấm màu, bây giờ ra cả cái mặt còn yêu cầu gì nữa?
sucsong1
TÍCH CỰC
12 năm
ảnh này xuất ra lại dùng kính hiển vi để soi luôn
Công nghệ mới của các nhà khoa học Singapore được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực in ấn
Rảnh rỗi lại sáng chế vài thứ nông nỗi
wakhoma
ĐẠI BÀNG
12 năm
@hoangtu1410 vay la sap lai co muc in nano kim loai roi, muc nay mac hon muc in thuong chu nhi.

Sent from my Mobiistar Touch S01 using Tinhte.vn
Lý Mạnh
ĐẠI BÀNG
12 năm
vậy là thay vì dùng giấy in thông thường, thì mình phải cần 1 tấm kim loại để hứng các hạt nano lên đó, phải ko các bạn. Nếu vậy thì lúc đầu giá của mấy tấm kim loại này chắc ko rẻ đâu, chắc thêm tầm 5 năm nữa thì mới cạnh tranh được, như giá ổ SSD so với HDD bây h vậy.
Thêm 1 công nghệ có ích cho con người
file nguồn để in cái ảnh cũng nặng vật vã :x
Công nghệ luôn đi nhanh mà. Nhưng em đang lo về chi phí :mad:
cuda123
TÍCH CỰC
12 năm
không dùng vật liệu này thì cũng dùng vl khác cái quan trọng nhất vẫn là giá cả để mọi người có thể tiếp cận
Cu_Phuc
ĐẠI BÀNG
12 năm
in kiểu này tuyệt quá 😁
Chi phí kiểu gì cũng giảm nếu thịnh hành, nhưng in ảnh này làm gì, mình thấy bình thường là sắc nét lắm rồi, cần chi cho mệt, chắc để trình diễn thôi, chứ có ai bỏ tiền ra in tấm ảnh với chất lượng bình thường mà mắc tới mức cắt cổ không?
@nhatgiang2012 ông tưởng tượng thế này... có 1 cái ảnh chụp tập thể lớp, khoảng 60 người đi... in 1 cái ảnh bình thường 15x10
mọi khi in xong đầu 1 người trong tấm ảnh đấy bé bằng đầu đũa, có nhìn ra ai vơi ai ko...nhưng dùng công nghệ này, in ảnh ra, dùng kính lúp soi, mặt ai cũng rõ nét, có thể rõ đến từng cọng lông chẳng hạn.. khoảng chục năm sau xem lại, có phải giữ được bao nhiêu kỉ niệm?

hay gần gũi hơn, chắc ai cũng xem cái ảnh panorama olympic rồi, dùng công nghệ này in ảnh đấy ra, xong ai khoái xem chi tiết thì kính lúp, hiển vi phóng lên, ko khoái thì xem toàn cảnh
mrtulq1
ĐẠI BÀNG
12 năm
in ảnh ntn lại phải tốn xiền mua thêm kính hiểm vi à. oh my phật. điểm ảnh cao mà.
chưa hiểu gì lắm =))
Hồi xưa có cái loại máy ảnh chụp phát, xong nó nhả luôn ảnh phía dưới ấy..Cũng ko dùng mực in. Nhưng cái giấy in ảnh thì đắt đừng hỏi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019