14nm, 10nm, 7nm, 5nm: Thực ra con số này đo cái gì trên con chip? Ý nghĩa của chúng là gì?

Duy Luân
13/8/2020 22:31Phản hồi: 249
14nm, 10nm, 7nm, 5nm: Thực ra con số này đo cái gì trên con chip? Ý nghĩa của chúng là gì?
Chip 14nm, chip 7nm, chip 5nm là những cụm từ chúng ta nghe rất thường xuyên. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta ngồi lại để xem chúng có ý nghĩa thật sự là gì. Trong bài này mình sẽ giải thích với các bạn những điều mình nghiên cứu được về chip 7nm hay 5nm, đảm bảo đọc xong bạn sẽ biết được nhiều thứ hay ho và sẽ có cái nhìn khác về con chip mà laptop, desktop hay điện thoại của mình đang sử dụng.



Chuyện ngày xưa


Hình bạn thấy bên dưới là cấu tạo của một bóng bán dẫn (transitor) ngày xưa, mình lấy từ web của Samsung. Kiểu bóng bán dẫn này gọi là planar hay MOSFET, tạm dịch là bóng bán dẫn dạng phẳng, và nó được dùng phổ biến trong các chip được sản xuất với dây chuyền từ 32nm trở về trước.

planar_transitor.gif
Các thành phần trong một transitor planar bao gồm:

  • Gate (G): cực cổng, khi áp điện vào thì nó sẽ kiểm soát dòng điện chạy giữa Source và Drain. Cực này được cách ly hoàn toàn với phần còn lại của bóng bán dẫn nhờ một lớp điện môi cực mỏng nhưng có độ cách điện rất lớn (SiO2). Trong hình trên, nó là cái Gate Oxide.
  • Source (S): cực nguồn
  • Drain (D): cực máng, dùng để nhận các hạt electron mang điện đi từ cực nguồn sang
  • Substrate: lớp chất nền
Trong bóng bán dẫn planar, điện trở giữa G và S, giữa G và D rất lớn. Một bóng bán dẫn planar sẽ có hai trạng thái đóng (Off) và mở (On), tương ứng với số 0 và số 1 trong hệ nhị phân. Khi mở thì các hạt mang điện sẽ đi giữa S → D, còn khi đóng thì các hạt sẽ không còn di chuyển nữa.

Với bóng bán dẫn planar truyền thống, ví dụ khi nói về một con chip 32nm, thì số 32nm này là khoảng cách giữa Source và Drain. Có chỗ còn gọi nó là gate length (chiều dài cổng). Nó cũng là kích thước nhỏ nhất mà dây chuyền sản xuất có thể khắc lên một tấm bán dẫn trong quá trình sản xuất. Khoảng cách này càng ngắn, các electron càng tốn ít thời gian di chuyển và tốn ít năng lượng hơn, tức là bóng bán dẫn hoạt động hiệu quả hơn. Hiểu rộng ra, điều này cũng có nghĩa là chip sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tính toán nhanh và mạnh mẽ hơn.

Ở cái thời mà bóng bán dẫn còn ở dạng planar, con số 32nm cũng được dùng để đặt tên cho quy trình sản xuất ra con chip.

Chuyện ngày nay


Các nhà sản xuất chip luôn cố gắng tăng số lượng bóng bán dẫn trên con chip của mình để chip có thể xử lý được công việc nhanh chóng hơn. Điện thoại, laptop, thiết bị IoT, smartwatch… thì ngày càng nhỏ đi nên việc tăng kích thước chip để tăng số bóng bán dẫn là không thể, nên họ chọn cách thu nhỏ bóng bán dẫn để tăng được số bóng trên cùng 1 đơn vị diện tích.

Để thu nhỏ dây chuyền sản xuất xuống dưới mức 20nm, ngành công nghiệp chip phải đối mặt với một thách thức khá lớn: làm sao để kiểm soát được trạng thái On và Off một cách hiệu quả hơn với mức độ rò rỉ điện (electron) ít nhất có thể.

FinFET_vs_planar.jpg

Một công nghệ mới được sinh ra, nó gọi là FinFET, hãy nhìn vào hình bên trên. Không như bóng bán dẫn planar vốn có cực source và cực drain nằm phẳng, các bóng bán dẫn FinFET sẽ dựng nên một cấu trúc 3 chiều. Cấu trúc này bao gồm việc dựng cực source và cực drain lên với hình dạng giống như một cái vây (nên mới gọi là “fin” trong tiếng Anh), và cực gate với lớp gate oxide (là lớp màu xanh dương sáng) sẽ bọc xung quanh.

Lợi ích của việc này là gì?

Quảng cáo



Về mặt tiêu thụ điện, trong cấu trúc FinFET, cực cổng với lớp oxide sẽ bọc source và drain từ 3 hướng nên sẽ chặn được việc rò rỉ electron ra ngoài. Trong khi đó, ở bóng bán dẫn planar thì lớp oxide này chỉ chặn được 1 hướng mà thôi. Nói cách khác, vì điện ít rò rỉ hơn nên việc đổi trạng thái từ Off sang On sẽ tiêu thụ ít điện hơn. Như vậy thời gian dùng pin sẽ được cải thiện.

Nếu so với dây chuyền 28nm trước đây của Samsung, thì dây chuyền 8nm FinFET của hãng chỉ cần 26% lượng điện để đổi trạng thái Off sang On.

tieu_thu_dien_FinFETProcess-f03-obj-3.jpg

Về mặt hiệu năng, ở bóng bán dẫn planar, electron chỉ đi từ S → D trên 1 bề mặt duy nhất nằm dưới cổng. Trong khi đó, ở bóng bán dẫn FinFET, electron sẽ đi qua cả 3 bề mặt nên nhiều electron có thể được dịch chuyển hơn, cho phép FinFET tạo ra hiệu năng tính toán cao hơn.

Chưa hết, khoảng cách gate length ngắn hơn cũng có nghĩa là electron tốn ít thời gian hơn để di chuyển, và transitor có thể đổi giữa trạng thái On và Off nhanh hơn, từ đó cũng giúp cho hiệu năng tăng lên.

Tóm lại, các con số nm có nghĩa gì ngày nay?

Quảng cáo


Hiện nay, các dây chuyền 14nm trở xuống đều dùng công nghệ FinFET. Dây chuyền 14nm, 10nm, 7nm của Intel, Samsung, TSMC và sắp tới là 6nm… đều dùng FinFET hết.

Tuy nhiên, lúc này con số 14nm, 10nm, 7nm… không còn đại diện cho gate length nữa vì kiến trúc chip giờ đã dựng lên thành 3 chiều rồi, không còn dạng phẳng 2 chiều như transitor planar ngày xưa nên không thể chỉ đo bằng gate length nữa.

Hiện nay, các con số 14nm, 10nm, 7nm… chỉ dùng để chỉ “thế hệ” dây chuyền sản xuất, hay còn gọi là process node, process technology, hay chỉ đơn giản là node. Bản thân các hãng làm chip cũng không gọi là kích thước bóng bán dẫn gì cả, họ chỉ đơn giản gọi đây là node. Qua từng node, kích thước bóng bẫn vẫn nhỏ đi vì dây chuyền khắc được cải thiện, nhưng số 7nm, 10nm không còn dùng để chỉ gate length như ngày xưa.

Con số 14nm, 10nm, 7nm… hiện nay có ý nghĩa về mặt marketing, vì nó giúp hãng quảng bá rằng chip của họ đang ở “thế hệ” nào. Số càng nhỏ thì người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng nó càng xịn, và nó giúp các hãng cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ.

Tuy nhiên, dây chuyền và công nghệ giữa các nhà sản xuất lại khác nhau, nên việc so sánh trực tiếp con số cũng không hoàn toàn chính xác. Ví dụ, theo Wikichip:
  • Mật độ bóng bán dẫn của chip Intel 10nm là 100,8 MTr/mm2 (số này có nghĩa là mỗi milimet vuông có 100,8 triệu transitor)
  • Mật độ bóng bán dẫn trên chip TSMC 7nm là 96,49 MTr/mm2
  • Mật độ bóng bán dẫn trên chip Samsung 7nm là 95,3 MTr/mm2

Bạn có thể thấy rằng nếu chỉ so với về mật độ thì chip 10nm của Intel thậm chí cao hơn so với chip 7nm của Samsung và TSMC, tuy nhiên con số chênh lệch không quá nhiều. Thế nên bạn mới nghe vụ chip Intel 10nm tương đương với chip 7nm của TSMC là vì lý do này đây.

Dù vậy, Intel thật sự vẫn đang gặp khó khăn trong việc cải tiến quy trình sản xuất của mình. Dây chuyền 10nm của họ đã bị dời vài lần vì các khó khăn liên quan tới sản lượng và các lỗi kĩ thuật có thể phát sinh khi vận hành. Tới năm 2020 này dây chuyền 10nm của Intel mới bắt đầu tạm gọi là ổn. Trong khi đó, TSMC hay Samsung vẫn đang thuận lợi trong việc nâng cấp dây chuyền bán dẫn của họ lên thế hệ mới.

Thế so hiệu năng kiểu gì thì mới đúng?


Hiệu năng của 1 con chip phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: số lượng bóng bán dẫn, kiến trúc ra sao, các tập lệnh chạy như thế nào (tập lệnh của Intel và ARM hoàn toàn khác nhau), cách CPU giao tiếp với những thành phần khác trong hệ thống như thế nào…

Cách tạm thời đúng nhất là cho chạy các bài benchmark để ra số má rồi ngồi nói chuyện với nhau dựa trên các con số đó, và hiệu năng khi đó là hiệu năng của cả máy tính / thiết bị / điện thoại, chứ không chỉ là của 1 con chip đâu. Một con chip chưa làm nên mùa xuân.

Một cách khác cũng có thể dùng là đo số phép tính dấu chấm động mà mỗi con chip có thể tính được trong 1 giây. Ví dụ, con chip đồ họa của PlayStation 5 sắp ra mắt có thể tính được 10,3 TFLOPs (teraflop/s), tức là 10,3 nghìn tỉ phép tính dấu chấm động có thể được thực thi mỗi giây. Hay con chip của Xbox Series X là 12 TFLOPs, GPU AMD Radeon Pro trong MacBook Pro 16" là 4 TFLOPs. Nhưng một lần nữa, gọi là chip nhưng thực chất để nó ra được số này thì vẫn cần sự phối hợp của bộ nhớ, của cache, của tùm lum thứ nữa, chứ chỉ riêng nhân xử lý thì chưa đủ.
249 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khó hiểu quá

Trong bài này mình sẽ giải thích với các bạn những điều mình nghĩ cứu được về chip 7nm hay 5nm
dovuhai
TÍCH CỰC
4 năm
@THANCHAU Chốt chuẩn
ntherol
TÍCH CỰC
3 năm
@Thiệp Vũ Chỉ cần 1 cái hình này là đủ
skidrow406
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Thiệp Vũ xem hình cái hiểu luôn, đọc bài báo bùn ngủ mún chít
@THANCHAU câu chốt chuẩn quá =)))
prochang3
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hay quá. Duy Luân rất năng động và chịu khó cập nhật kiến thức kỹ thuật cho mọi người. Chơi công nghệ phải hiểu sâu mới đúng bản chất của dân chơi cn.
ancut83
ĐẠI BÀNG
4 năm
@prochang3 cái này là kiến thức nền của vi xử lý mà, khi mà gần chạm đến giới hạn của vật lý thì phải thay đổi vật liệu và phương pháp chế tạo tinh vi hơn
THONG_PQ
TÍCH CỰC
4 năm
@prochang3 Biết thêm ít đỉnh đi đám giỗ ngồi có chuyện nói. Chứ ngồi múa đũa không là mấy bác sẽ phiền
Bởi chốt câu cuối là chuẩn chỉ. Con chip chưa làm nên mùa xuân.
Rev
CAO CẤP
4 năm
@phatkrongana nhưng cũng là 1 nửa mùa xuân r 😁
@phatkrongana Điều kiện cần, không phải điều kiện đủ =))
12345678luan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@phatkrongana từ từ sẽ có bài nói chip này mạnh hơn chip dùng cho win. và sẽ dần thay thế pc. chuyện còn dài chưa kể.
gacravel
ĐẠI BÀNG
4 năm
tóm lại là bánh vẽ 10nm của intel đang fail cực kì, và chip 10nm hiện tại của intel không thể chạy xung lớn, đồng thời mật độ bán dẫn 10nm của intel hiện tại thua xa 7nm của amd, vốn là các con chip 3100, 3300x, 3600, 3700x, 3900x, 3950x, 3990x,....
thời buổi này mua chip intel chỉ có thể là thiếu hiểu biết, 2 là fanboy dư tiền mua về chỉ để chơi game và không quan tâm đa nhiệm, trong khi cái nào bây giờ cũng đa nhiệm hết cmnr
dân thế giới khôn họ nhảy sang amd hết, còn 2 nước vẫn cuồng intel là việt nam và tq, đéo hiểu luôn, chắc có gì đó tương đồng về độ dốt ở đây
@ragefighter Đầu tiên anh nói nào là Intel nói mồm, là bánh vẽ mà anh chả chỉ ra được Apple với TSMC là bánh hay chỉ là vẽ ra thôi. CPU 10nm của Intel có rồi sao anh lại nói chưa có? Mật độ 100 MTr/mm2 là đang nói trên chip 10nm của Intel đấy. Cập nhật có vấn đề à?
Anh cho tôi cái kiểm chứng kính hiển vi điện tử đo mật độ trên chip TSMC cái. Nói mồm vẫn là nói mồm vậy mà vẫn tự tin đá đểu Intel được. Anh đi thi THÁCH THỨC DANH HÀI thể nào cũng ẵm 100 triệu cho coi. Làm giàu bằng mồm, làm giàu không khó =))
@vipboy_langvudai thím vậy 10nm nào cũng intel đạt được 100tr chưa? hay bánh vẽ? có sản xuất được con nào để bà con mua về dùng kính hiển vi điện tử zoom lên đếm ko? hay bánh vẽ?

thím đưa tiền hay intel đưa tiền đi tui mua về đếm cho nếu thím ko tin?
chém vỏ mồm như intel mới ghê kìa, vậy sao intel nói mồm ko mà dám chê tsmc và ss? làm được như người ta chưa mà chém gió? ai mới đá đểu người ta trước?
@ragefighter Đếch hiểu anh đang bị gì nữa? Anh nói Intel nói mồm, bênh TSMC mà chính anh cũng không chứng minh được là TSMC không nói mồm. Tôi xin lạy anh 1 lạy. Chấm dứt tại đây đi. Tranh luận với anh chỉ tổ tốn thời gian.
@gacravel nhìn giá chip trên thị trường thì chỉ dư tiền mới mua amd =))
Dong999pro
TÍCH CỰC
4 năm
Kết câu chốt cuối 😁
nta228
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài chuyên sâu như này rất hay! Thanks Duy Luân!
GigoloXXX
TÍCH CỰC
4 năm
@nta228 Mình đọc tới chổ cực máng là mình đau đầu, mệt, khó thở, cảm giác khst nước 😗
đơn giản dễ hiểu
RIM
CAO CẤP
4 năm
7nm hay 5nm là do marketing chứ không phải là chỉ báo kích thước nữa, cám ơn mod
@RIM Và maketing nói 28nm có mật độ bóng bán dẫn cao gấp 6 lần 7nm thì cũng là bình thường nhỉ. Chip hãng tao làm ra luôn cao gấp 4 lần mật độ chip của đối thủ, hài.
DearGodVN
TÍCH CỰC
4 năm
@daivigold Chuẩn, nó phải có ý nghĩa của nó chứ không phải chỉ là marketing
12345678luan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@RIM con số chỉ để chém gió. nghe hài vl. đúng là nhà báo nói láo ăn tiền
bettyboy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@RIM Vẫn nên tin vào chỉ số nm nhé. Bài viết nói rằng nếu so 2 hãng khác nhau thì chỉ số nm thấp hơn chưa hẳn là tốt hơn. Nhưng nếu so cùng 1 hãng thì chỉ số nm thấp hơn thì chắc chắn tốt hơn.

Với lại intel 10nm thực tế vẫn thua cho AMD 7nm khi chạy đa nhiệm. Khi chạy đơn nhân thì AMD mới thua cho Intel 10nm thôi. Nếu ai sử dụng laptop hay PC để làm việc thì vẫn ưu tiên chip nào đa nhiệm tốt hơn. Đơn nhân của Intel chắc chỉ để lòe mấy con gà gamer.
Rev
CAO CẤP
4 năm
nói chung cứ công nghệ mới mà táng thôi, dù ít dì nhiều, đời sau phải ngon hơn đời trc r 😁
@Rev cũng chưa hẳn đâu 90% thôi, còn tuỳ
phuoc_pk
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Duy Luân :
Intel mới ra mắt công nghệ mới, SuperFin. Làm 1 bài luôn mod ơi
@phuoc_pk nhiều vãi 😆) để từ từ huhu
@phuoc_pk Để bác ý thở đã bác 😁
@phuoc_pk super fin hay ko thì chưa biết chứ bên china đang kiện và hiện tại vẫn phải trả tiền mua bản quyền ở đại học hàn quốc. Nhưng người ta xuống 3nm đã chuẩn bị GAAFET rùi.
anfang
TÍCH CỰC
4 năm
Vậy cổng Gate để làm gì? Sao ko giải thích nó ở phần planar đọc cho dễ hiểu. Chỉ thấy cổng S và D cho electron đi qua là có nói. Điện trở lớn giữa G và D, G và S rồi nó làm gì nữa mod?
@anfang Đã bổ sung cái gate, còn cái kia thì không biết, mình chỉ tìm hiểu tới đó thôi 😁 chưa thấy cần tìm hiểu thêm. ANh em nào biết thì comment vào nhé.
maihokza
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anfang Cổng Gate để điểu khiển cổng S và D, khi cổng G có điện thì S và D mới thông nhau.
heront
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anfang Cái này là transistor hiệu ứng trường, Điện trở để cách ly các cực, tránh hiện tượng dò rỉ điện từ G sang các cực còn lại. Khi cực G không có điện, thì do hiệu ứng trường(đọc thêm về FET) thì kênh dẫn điện tử giữa S và D bị đóng lại, do đó không có dòng điện chạy giữa S và D. Khi cấp nguồn cho G thì kênh dẫn mở ra, có dòng điện chạy S qua D => thay đổi mức logic giữa transistor. Do có lớp oxid cách điện nên bọn này được gọi là MOSFET.
Hiện nay, 7nm hay 10nm vẫn là kích thước kênh dẫn, không cần biết các trans được sắp xếp dạng planar hay 3D. Con số nm đó không phản ánh kích thước trans (nó chỉ phản ánh kích thước kênh dẫn của trans) vì vậy số nhỏ hơn không có nghĩa là có thể tích hợp được nhiều trans hơn, vì vậy 10nm nhưng bọn intel vẫn có thể nhét nhiều trans hơn 7nm của TSMC.
Và như mod đã nói, 7nm chắc chắn tốt hơn 10nm, đó là sự thật không thể phủ nhận.
12345678luan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anfang chém gió thôi. chứ hiêủ được bao nhiêu mà nói con số chỉ để marketing.
mycb919
ĐẠI BÀNG
4 năm
@heront Chuẩn mà sửa hộ tí, bạn nhớ nhầm chữ điện trở. Giữa GS và DS là 1 lớp cách điện, có thể gọi tương đương tụ điện. Thứ 2 là cực G ko cần dòng điện chạy qua. Chỉ cần có điện áp là đủ 😁
hdo2
TÍCH CỰC
4 năm
Cuối cùng cũng có người làm bài viết hoàn chỉnh như này. Chứ mỗi lần nghe các "záo xư Internet" cãi nhau về 7nm AMD và 10nm Intel nghe bắt mệt tai 😁
@oo0ooabcoo0oo Chip 7nm của AMD hình như có bóng nhiều hơn Intel thì phải, không nhớ lắm
hdo2
TÍCH CỰC
4 năm
@Duy Luân Cái này phải dựa vào spec của tiến trình làm ra nữa. Intel giờ cũng đang tạch 10nm trên dây chuyền cho end-user. Còn khối doanh nghiệp thì vẫn còn kiếm được nhiều tiền lắm bác Luân ạ 😁
12345678luan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@oo0ooabcoo0oo 7nm và 10nm là bằng nhau nhé. bọn nhà báo nói thế
đọc bài này đỡ mông lung hơn mấy bài về công nghệ chip khác nè 🤣😂
Bài viết chất lượng, thông não bao nhiêu. Nhưng nhỡ soi ra xíu chắc lỗi typing hay nó vậy nhể
Screen Shot 2020-08-14 at 11.12.55 AM.jpg
@thanhngvpt Đã fix cảm ơn bạn
Tính ra đo bằng TFLOPs là chuẩn nhất, từ xưa mình đã nói 10nm của Intel tương đương 7nm của TSMC hay AMD thì nhiều người vào bảo mình éo biết cc gì 😆
@BlackBerryz TFLOPs dùng để đo khả năng tính toán của CPU, chủ yếu dùng cho siêu máy tính. nơi mà điện & nhiệt độ không phải là vấn đề quá lớn.
thực tế 10nm của intel mới chỉ có cho dòng mobile, hiệu năng thua kém rất xa so với ryzen. số core, xung cũng hạn chế hơn ryzen rất nhiều. hiệu suất w của 7nm của amd cao hơn 10nm, 14nm của intel rất rất nhiều, giá thì thôi khỏi nói 😁
Tôi dốt không hiểu nhiều lắm nhưng bạn nào lỡ mua intel thế hệ 10 rồi mà đọc xong bài này muốn qua 7nm của AMD thì để lại nữa giá thành. Mình thu nha 😃
Người dùng cuối ko cần quan tâm, đó là sự thật. Chỉ có fanboy In Tèo mới đội ba cái mật độ, tối ưu blabla lên đầu.
Cái người ta quan tâm là hiệu năng, giá tiền, hiệu quả tiêu thụ điện. Mấy cái này thì Tèo đang gặp vấn đề nặng.
@minhthuvc laptop điện là vấn đề đấy.
abtranbn
TÍCH CỰC
4 năm
@FlewOverTheCuckoo'sNest 2020 rồi bạn ạ, update đi, so sánh mấy con chip từ chục năm trước làm gì
12345678luan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@minhthuvc sắp chết chưa cụ. 70 tuổi rồi còn sân si với con cháu.
mycb919
ĐẠI BÀNG
4 năm
@minhthuvc Cách đấy 10 năm, AMD từng có thời suýt sập vì ko ai mua, mà người ta chỉ mua intel. Hồi đó AMD chỉ dc biết đến với card đồ họa, mấy con ATI Radeon các kiểu. Vèo 1 cái, chục năm sau, AMD lật kèo. Giỏi thật. Vỗ tay các bạn AMD. Hồi đó mình cũng thích AMD vì ko thích cách intel độc quyền.
thinhpham_nt
ĐẠI BÀNG
4 năm
Laptop cơ bản cho người dùng thì vẫn Intel mà chiến thôi. Hihi
dlcky
TÍCH CỰC
4 năm
@thinhpham_nt intel giờ nó tăng hiệu năng để cạnh tranh với amd thì chỉ có 1 con đường là tăng xung, mà để tăng xung thì ăn thêm điện, thêm điện là thêm nhiệt. AMD đến khoảng 54w thì intel phải 135w mới bằng được, nóng như cái lò chạm trần 95-100 lại phải giảm xung. Tóm lại hiện tại trên laptop về hiệu năng, nhiệt độ, thời lượng pin và giá không có gì intel bằng được dòng 4000 của amd cả.
@dlcky intel giờ ăn được cái bechmark đẩy xung 5ghz trong vài giây lấy điểm cao. chứ thực tế với người dùng thì 5ghz vài giây ko nghĩa lý gì cả.
@thinhpham_nt Sai nha bạn, đợi intel gen 11 đi chứ chiến làm gì mấy con gen 10. Mà gen 11 không ra được như intel nói thì chọn amd mới đúng. Mình bị dính 1 con lap intel i5 14nm hiệu năng như hạch đây.
muabanvnvn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thinhpham_nt lap top chip AMD giờ toàn con ngon

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019