Elon Musk vừa chia sẻ những hình ảnh của ngày này năm 2006, khi tên lửa Falcon 1 lần đầu phóng thử nghiệm, và thất bại vào lúc 22h30 giờ GMT ngày 24/3/2006. Rồi đi kèm với tấm hình của 18 năm về trước, là những hình ảnh mới nhất của nhiệm vụ Polaris Dawn, vừa được thực hiện từ ngày 10 đến 15/9/2024. Ở đó, hai phi hành gia Jared Isaacman và Sarah Gillis đã thực hiện nhiệm vụ đi dạo ngoài không gian, bên ngoài con tàu Crew Dragon Resilience.
Đây là nhiệm vụ EVA đầu tiên được thực hiện trong một chuyến bay khám phá không gian tư nhân, một cột mốc mới của khám phá vũ trụ, sau rất nhiều những cột mốc khác mà SpaceX đã đạt được.
Trước đó, ngày 28/9/2008, Falcon 1 đã thành công trong việc bay vào không gian và hạ cánh an toàn với nhiệm vụ Falcon Flight 4. Rồi đến ngày 16/11/2020, Falcon 1 cùng tàu Crew Dragon Resilience đã thành công trong việc đưa 4 phi hành gia vào không gian. Rồi cột mốc kế tiếp là sử dụng Crew Dragon để thực hiện nhiệm vụ bên ngoài tàu, dạo chơi trong môi trường không trọng lực.
Nhưng ngày này 18 năm về trước, như tấm hình Elon Musk chia sẻ trên mạng xã hội vừa rồi, chuyến bay đầu tiên của tên lửa Falcon không có cái kết như Musk cùng tất cả các kỹ sư SpaceX mong muốn.
Nhắc lại chuyện cũ. 22h30 phút giờ GMT ngày 24/3/2006, tên lửa Falcon thế hệ đầu tiên của Space X, mang theo vệ tinh nhân tạo FalconSAT-2, do các bạn sinh viên học viên không quân Mỹ tạo ra trong chương trình FalconSAT, được phỏng vào không gian ở bãi thử tên lửa đạn đạo Ronald Reagan thuộc căn cứ Kwajalein Atoll, đảo Omelek, thuộc quần đảo Marshall Islands ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên chỉ sau 26 giây kể từ khi kích nổ nhiên liệu của động cơ đẩy, đường dẫn nhiên liệu bị rò, tên lửa bị cháy, khiến tên lửa mất thăng bằng và phát nổ. Nó chỉ bay được trong không trung 41 giây trước khi rơi xuống một rặng san hô chết, cách bệ phóng chưa đầy 80 mét. Sau đó, SpaceX điều tra quá trình phóng, và đưa ra nguyên nhân cho sự thất bại, chỉ đơn giản là một bu lông cố định đường ống dẫn nhiên liệu được vặn không đúng cách. Còn sau đó, DARPA thực hiện điều tra thêm, và phát hiện ra bu lông này đã được vặn đúng cách nhưng đã bị nước biển bắn vào gây ra rỉ sét, dẫn tới vụ phóng thất bại.
Sau lần phóng chính thức đầu tiên của Falcon-1 thất bại, SpaceX đã phóng thêm hai lần nữa, vào ngày 21/7/2007 và 3/8/2008, và cũng thất bại. Phải tới ngày 28/9/2008. họ mới tạo nên khoảnh khắc lịch sử với lần phóng thứ tư. Lần này, tải trọng mà Falcon-1 phải gánh lên tới 165 kg, với vệ tinh nhân tạo RatSat, một cục nhôm mô phỏng tải trọng đưa hàng hóa ra ngoài không gian.
Tua nhanh tới năm 2024, hiện giờ SpaceX đã ứng dụng đến thế hệ tên lửa Falcon-9, cùng với đó là một phiên bản khác có tên Falcon Heavy, tên lửa đẩy có khả năng gánh tải trọng tối đa từ 3.5 tấn đến 26.7 tấn tùy vào chặng đường nó phải di chuyển. Falcon-9 chính là tên lửa đã giúp thực hiện nhiệm vụ Polaris Dawn. Nó cũng là tên lửa được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ nhất của người Mỹ trong lịch sử. Tính tổng cộng 376 lần phóng kể từ tháng 6/2010 tới nay, Falcon-9 thành công tới 372 lần, chỉ 2 lần gặp trục trặc giữa chuyến bay, một lần hư hỏng và một lần nổ tung trước cả khi phóng, và không có thiệt hại nào về người.
Đây là nhiệm vụ EVA đầu tiên được thực hiện trong một chuyến bay khám phá không gian tư nhân, một cột mốc mới của khám phá vũ trụ, sau rất nhiều những cột mốc khác mà SpaceX đã đạt được.
Trước đó, ngày 28/9/2008, Falcon 1 đã thành công trong việc bay vào không gian và hạ cánh an toàn với nhiệm vụ Falcon Flight 4. Rồi đến ngày 16/11/2020, Falcon 1 cùng tàu Crew Dragon Resilience đã thành công trong việc đưa 4 phi hành gia vào không gian. Rồi cột mốc kế tiếp là sử dụng Crew Dragon để thực hiện nhiệm vụ bên ngoài tàu, dạo chơi trong môi trường không trọng lực.
Nhưng ngày này 18 năm về trước, như tấm hình Elon Musk chia sẻ trên mạng xã hội vừa rồi, chuyến bay đầu tiên của tên lửa Falcon không có cái kết như Musk cùng tất cả các kỹ sư SpaceX mong muốn.
Nhắc lại chuyện cũ. 22h30 phút giờ GMT ngày 24/3/2006, tên lửa Falcon thế hệ đầu tiên của Space X, mang theo vệ tinh nhân tạo FalconSAT-2, do các bạn sinh viên học viên không quân Mỹ tạo ra trong chương trình FalconSAT, được phỏng vào không gian ở bãi thử tên lửa đạn đạo Ronald Reagan thuộc căn cứ Kwajalein Atoll, đảo Omelek, thuộc quần đảo Marshall Islands ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên chỉ sau 26 giây kể từ khi kích nổ nhiên liệu của động cơ đẩy, đường dẫn nhiên liệu bị rò, tên lửa bị cháy, khiến tên lửa mất thăng bằng và phát nổ. Nó chỉ bay được trong không trung 41 giây trước khi rơi xuống một rặng san hô chết, cách bệ phóng chưa đầy 80 mét. Sau đó, SpaceX điều tra quá trình phóng, và đưa ra nguyên nhân cho sự thất bại, chỉ đơn giản là một bu lông cố định đường ống dẫn nhiên liệu được vặn không đúng cách. Còn sau đó, DARPA thực hiện điều tra thêm, và phát hiện ra bu lông này đã được vặn đúng cách nhưng đã bị nước biển bắn vào gây ra rỉ sét, dẫn tới vụ phóng thất bại.
Sau lần phóng chính thức đầu tiên của Falcon-1 thất bại, SpaceX đã phóng thêm hai lần nữa, vào ngày 21/7/2007 và 3/8/2008, và cũng thất bại. Phải tới ngày 28/9/2008. họ mới tạo nên khoảnh khắc lịch sử với lần phóng thứ tư. Lần này, tải trọng mà Falcon-1 phải gánh lên tới 165 kg, với vệ tinh nhân tạo RatSat, một cục nhôm mô phỏng tải trọng đưa hàng hóa ra ngoài không gian.
Tua nhanh tới năm 2024, hiện giờ SpaceX đã ứng dụng đến thế hệ tên lửa Falcon-9, cùng với đó là một phiên bản khác có tên Falcon Heavy, tên lửa đẩy có khả năng gánh tải trọng tối đa từ 3.5 tấn đến 26.7 tấn tùy vào chặng đường nó phải di chuyển. Falcon-9 chính là tên lửa đã giúp thực hiện nhiệm vụ Polaris Dawn. Nó cũng là tên lửa được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ nhất của người Mỹ trong lịch sử. Tính tổng cộng 376 lần phóng kể từ tháng 6/2010 tới nay, Falcon-9 thành công tới 372 lần, chỉ 2 lần gặp trục trặc giữa chuyến bay, một lần hư hỏng và một lần nổ tung trước cả khi phóng, và không có thiệt hại nào về người.