Vào cuối năm 1969, một nhóm thuộc quân đội Israel đã đột nhập sâu vào lãnh thổ Ai Cập, chiếm cả một hệ thống radar nặng 7 tấn và mang nó về Israel trong 2 ngày. Với tên gọi Operation Rooster 53, đây được cho là một trong những chiến dịch vô tiền khoán hậu mà quân đội Israel đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Chuyện xảy ra trong giai đoạn xung đột giữa Israel và Ai Cập diễn ra từ 1967 tới 1970. Khi đó Ai Cập muốn chiếm lại bán bán đảo Sinai vốn đã bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh 6 ngày trước đó. Khi đó, nhờ viện trợ từ Liên Xô, Ai Cập đã sở hữu mọt hệ thống radar tiên tiến ở thời bấy giờ. Israel muốn nghiên cứu kỹ hơn về công nghệ mới từ Liên Xô để tìm cách chống lại và thay vì chọn các phương án tìm hiểu dần qua tình báo trước đó, họ quyết định lên kế hoạch sang lấy cả hệ thống radar về luôn.
Với mã hiệu P-12, hệ thống radar này được phía NATO gọi là "Spoon Rest A", là một radar mặt đất cảnh báo sớm được phát triển bởi Liên Xô. P-12 có tầm kiểm soát lên tới 200 km và có thể phát hiện ra các máy bay ở nhiều độ cao và góc phương vị khác nhau với độ chính xác cao. Đồng thời nó còn là một thành phần quan trọng trong hệ thống radar của Ai Cập nhầm phát hiện sớm và cả dẫn đường cho tên lửa đất đối không SAM.
Nếu sở hữu được hệ thống radar này, Israel có thể tiếp cận được tới công nghệ radar tiên tiến của Liên Xô, cho phép họ nghiên cứu khả năng cũng như các giới hạn của nó, từ đó sẽ có cách vượt qua.
Chuyện xảy ra trong giai đoạn xung đột giữa Israel và Ai Cập diễn ra từ 1967 tới 1970. Khi đó Ai Cập muốn chiếm lại bán bán đảo Sinai vốn đã bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh 6 ngày trước đó. Khi đó, nhờ viện trợ từ Liên Xô, Ai Cập đã sở hữu mọt hệ thống radar tiên tiến ở thời bấy giờ. Israel muốn nghiên cứu kỹ hơn về công nghệ mới từ Liên Xô để tìm cách chống lại và thay vì chọn các phương án tìm hiểu dần qua tình báo trước đó, họ quyết định lên kế hoạch sang lấy cả hệ thống radar về luôn.
Với mã hiệu P-12, hệ thống radar này được phía NATO gọi là "Spoon Rest A", là một radar mặt đất cảnh báo sớm được phát triển bởi Liên Xô. P-12 có tầm kiểm soát lên tới 200 km và có thể phát hiện ra các máy bay ở nhiều độ cao và góc phương vị khác nhau với độ chính xác cao. Đồng thời nó còn là một thành phần quan trọng trong hệ thống radar của Ai Cập nhầm phát hiện sớm và cả dẫn đường cho tên lửa đất đối không SAM.
Nếu sở hữu được hệ thống radar này, Israel có thể tiếp cận được tới công nghệ radar tiên tiến của Liên Xô, cho phép họ nghiên cứu khả năng cũng như các giới hạn của nó, từ đó sẽ có cách vượt qua.
Quá trình nghiên cứu chi tiết về radar P-12 đã cung cấp cho Không quân Israel (IAF) những hiểu biết vô giá về hoạt động và lỗ hổng của radar. Kiến thức này cho phép Israel phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả và tăng cường các chiến thuật tác chiến điện tử nhằm vô hiệu hóa hiệu quả của radar. Nhờ đó, nó đã giúp loại bỏ mối đe dọa đáng kể đối với các hoạt động không quân của Israel tại khu vực Kênh đào Suez, cuối cùng là tăng cường ưu thế trên không của Israel giai đoạn sau này.
Nhận thấy được tầm quan trọng về mặt chiến lược của radar P-12, phía Israel đã lên kế hoạch tìm cách thâu tóm nó về. Nhiệm vụ lên kế hoạch và phối hợp một cách tỉ mỉ các lực lượng được tiến hành bởi lực lượng phòng vệ Israel.
Đầu tiên, qua quá trình thu thập thông tin tình báo của các trinh sát, phía Israel đã xác định được hệ thống radar P-12 đang được đặt tại Ras Gharib, một cơ sở của Ai Cập nằm bên bờ biển Đỏ. Kế hoạch được xác định vào ngày 24/12/1969 và đã nhanh chóng được ban chỉ huy lực lượng phòng vệ Israel phê duyệt. Quá trình huấn luyện ngay lập tức được bắt đầu. Các lực lượng tham gia được huấn luyện bằng các radar đã được Israel tịch thu trước đó trong chiến tranh 6 ngày nhằm làm quen với P-12.
Tiểu đoàn 50 của Lữ đoàn Nhảy dù, đơn vị trinh sát nhảy dù tinh nhuệ Sayeret Tzanhanim và Không quân Israel (IAF) sẽ là 3 lực lượng chính tham gia kế hoạch chiếm P-12. Máy bay trực thăng Sikorsky CH-53 được chọn sử dụng để vận chuyển các thành phần radar hạng nặng và mang nó về lãnh thổ Israel.
Chiến dịch chính thức bắt đầu vào lúc 21h ngày 26/12/1969. Ba máy bay trực thăng SA 321 Super Frelon được sử dụng để vận chuyển lính nhảy dù tới địa điểm đặt radar. Đội biệt kích này sau khi đáp đã nhanh chóng vô hiệu hóa đội an ninh vũ trang hạng nhẹ của Ai Cập và bắt đầu bắt tay vào việc tháo hệ thống radar. Tới 2h sáng ngày 27/12, các thành phần của radar đã được tháo dỡ xong và sẵn sàng chở về.
Quảng cáo
Ngay khi đó, 2 chiếc Sikorsky CH-53 đã được gọi tới để vận chuyển các bộ phận của radar về. Một chiếc chở phần xe chở bên dưới và ăng ten bên trên. Chiếc trực thăng còn lại có nhiệm vụ chở cả thành phần chính của radar. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế, đây là một quá trình đầy thách thức về mặt kỹ thuật và lúc vận chuyển, thậm chí còn xảy ra cả sự cố vỡ ống thủy lực. Tuy nhiên cuối cùng thì hệ thống radar cũng vẫn được đưa về vùng lãnh thổ do Israel kiểm soát.
Việc mang cả hệ thống radar P-12 về không chỉ đơn độc bởi các đơn vị biệt kích hay hoạt động trực thăng vận tải mà nó còn cần tới các chiến thuật khác đánh lừa, làm phân tán sự chú ý của phía Ai Cập. Đầu tiên, để che giấu hoạt động chính, Israel đã dùng các máy bay A-4 Skyhawks và F-4 Phantoms để tiến hành một loạt các cuộc tấn công nghi binh vào các vị trí dọc theo kênh đào Suez và Biển Đỏ do Ai Cập kiểm soát.
Các vụ tấn công này đã gây nhiễu, gây ồn ào để che giấu hoạt động của các máy bay trực thăng chở lính biệt kích Israel. Nhờ đó, ba chiếc trực thăng SA 321 Super Frelon đã có thể vận chuyển lính nhảy dù từ Lữ đoàn Nhảy dù 35 đến địa điểm radar. Các máy bay trực thăng đã tiếp cận cẩn thận để tránh bị phát hiện, tận dụng tiếng ồn từ các cuộc không kích đánh lạc hướng để không bị phát hiện
Kết quả cuối cùng là một hệ thống radar hoàn chỉnh đã có thể vượt gần 1200 km từ Ras Gharib, Ai Cập để mang về vùng Sinai do Israel kiểm soát lúc đó. Việc chiếm thành công hệ thống radar này không chỉ chứng tỏ năng lực tiến hành các kế hoạch đột kích phức tạp và nguy hiểm để đánh chiếm các trang thiết bị quân sự quan trọng của địch, ngay lập tức tạo lợi thế quân sự mà còn tăng cường sĩ khí của lực lượng Israel trong cuộc xung đột với Ai Cập giai đoạn sau đó.
Ngoài ra, các thông tin lấy được từ hệ thống radar còn được Israel chia sẻ với Mỹ và các dồng minh, giúp các bên có thêm hiểu biết về công nghệ radar của Liên Xô. Mặt khác, việc lấy cả một hệ thống radar nằm sâu trong lãnh thổ của địch trong một cuộc xung đột ở nơi phức tạp như Trung Đông của Israel tiếp tục làm dài thêm các chiến dịch vô tiền khoán hậu mà lực lượng Israel đã tiến hành trong suốt lịch sử của họ.
Quảng cáo