2 chiếc máy bay suýt va vào nhau, 344 người có thể mất mạng chỉ vì lỗi của kiểm soát viên không lưu

bk9sw
4/10/2020 9:20Phản hồi: 106
106 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lương thì thấp trách nhiệm thì cao. Đã vậy còn dưới chướng bọn thất học.
Giống tập lam ng xấu a
daibt
ĐẠI BÀNG
4 năm
Quả đó mà va thì coi như xong
Đọc xong thấy hiện đại quá là hại điện nhỉ trên trời bao la như vậy mà hai thèn bay chéo nhau còn đâm nhau được
Mỗi thèn bay chậm bay nhanh là méo gặp nhau đc rồi
Sao phải chính xác kinh dị vậy
À mà còn rada trên máy bay nữa
Nó phải biết đc máy bay nào bay gần nó để mà xữ lý chứ
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
@tienthanht919 Máy bay trên trời giờ ngày càng đông, nên phải thu hẹp giãn cách giữa chúng. Mà muốn vậy thì độ chính xác phải cao.
Radar trên máy bay thương main là Radar thời tiết, không phải loại để quét và bám bắt mục tiêu như trên máy bay chiến đấu đâu bác.
Máy bay thương mại cũng có thể nhìn thấy được máy bay xung quanh, nhưng thông qua TCAS hoặc ADS-B (một chức năng của ATC Xpnder).
P/s. Phần mềm flightradar24 theo dõi được thông tin các chuyến bay cũng bằng cách thu tín hiệu ADS-B out.
@quana75 Hồi mình bay nhìn xa xa cũng thấy một con vietjet đỏ đỏ bay cách mình chắc 8-10km nhỏ như đầu kim thấy cũng ớn ớn
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
@tienthanht919 8-10km thì còn xa lắm. Ở các đường bay được phê chuẩn RVSM thì khoảng giữa 2 mức bay (flight level - độ cao của mỗi đường bay) chỉ còn 1000ft (khoảng 300m).
Bạn có thể tìm trên youtube, có nhiều clip 2 máy bay lướt qua nhau như xe ô tô trên cao tốc vậy.
ngày nay máy bay quá nhiều quá tải, tia nạn 1 cái máy bay bằng cả năm dưới mặt đất
Đọc mà cứ tưởng đang xem phim. Cũng đã từng xem vài bộ phim dạng này, có một phim về hậu quả sau tai nạn.
chinhare
ĐẠI BÀNG
4 năm
nếu ngồi trên 2 chiếc máy bay này thì chắc cũng thót tim đấy
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
thấy kèo lâu ra bà cố luôn
Tom John
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sân bay VN mình hình như cũng có vài pha hú vía!
chắc sa thải khá khá đây
Bulezone2020
ĐẠI BÀNG
4 năm
tao tưởng mái bai có giao tiếp tránh va chạm nên ko đụng nhau.
@Bulezone2020 Ở trường hợp này 2 phi công nghe lời hệ thống này mới tránh nhau được đó, chớ họ mà nghe theo không lưu thì...
Bulezone2020
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Godfather9999 ATC cũng ko tắt dc tính năng đó đâu. mặc định rồi
@Bulezone2020 ATC thì liên quan gì máy bay nên không tắt được là đúng rồi, tuy nhiên:
1. Thứ nhất: phi công tắt được hệ thống đó. 2. Thứ hai: ngay cả hệ thống đó có hoạt động thì cũng chỉ có quyền cảnh báo chứ không có quyền điều khiển (trừ trường hợp bất lái tự động), còn quyền thực hiện theo hay không là của phi công.
Đúng là nguy hiểm khôn lường, con người dù giỏi cỡ nào cũng phải có lúc nhầm lẫn!
tuluan
TÍCH CỰC
4 năm
344 người bây giờ mới biết mình suýt chết, nếu biết sớm hơn chắc nhiều người ko dám đi máy bay luôn quá 😆
TaKaMuRo
TÍCH CỰC
4 năm
Ở điểm gần nhất, khoảng cách giữa 2 chiếc máy bay theo phương dọc chỉ là 334 ft (101 m) và cách nhau theo phương ngang là 2,3 hải lý (4,25 km).
Đoạn này là sao nhỉ? Mình nghĩ ở điểm gần nhất thì lúc 2 đường bay chéo nhau là lúc đấy khoảng cách theo phương ngang là 0 chứ nhỉ?
kinh khủng nếu va chạm nhau
Vụ máy bay Tupolev của hãng Bashkirian Flight số hiệu 2937 từ Mosscow đi Barcelona và máy bay chở hàng của DHL Boeing 757 số hiệu 611 từ Bahrain đi Brussels mấy năm trước mình có xem chương trình Air crash investigation trên Natgeo

Cả 2 máy bay đều được trang bị hệ thống cảnh báo tránh va chạm máy bay TCAS (Traffic Collision Avoidance System) nhưng thảm kịch vẫn diễn ra. Khoảng 45 giây trước khi xảy ra vụ va chạm, 2 máy bay đều đang bay ở độ cao khoảng hơn 10.000 m. TCAS đã cảnh báo phi công trên chiếc Boeing chở hàng của DHL giảm độ cao (Descent) và cảnh báo chiếc chở khách Tupolev tăng độ cao (Clim) để tránh xảy ra va chạm. Tuy nhiên ghi âm buồng lái cho thấy 1 bên phi hành đoàn DHL nghe theo TCAS và 1 bên hãng Bashkirian chở khách tuy phân vân lệnh clim của hệ thống tự động cảnh báo TCAS nhưng cuối cùng lại ưu tiên hạ độ cao theo hướng dẫn từ ACT (kiểm soát không lưu). chiếc Tupolev đã giảm độ cao cùng lúc với chiếc Boeing, vì vậy thảm kịch đã diễn ra.

Vấn đề nữa khi điều tra nhân viên không lưu mặt đất Peter Nielsen - 36 tuổi, đã nhận trách nhiệm điều phối 1 một mình trong trạm kiểm soát không lưu ở Zurich, Thụy Sĩ vào đêm xảy ra bi kịch đâm máy bay khi thảm kịch xảy ra, một mình xem các màn hình rada để điều phối. Vì phát hiện muộn nên cảnh báo của ông với máy bay chở khách rằng nó bay quá gần máy bay chở hàng chỉ 44 giây trước khi nó đâm vào máy bay kia.

Vấn đề cuối là hướng dẫn hệ thống An toàn TCAS và Đào tạo Phi hành đoàn của 2 chuyến bay. Khác biệt trong triết lý hoạt động và đào tạo của TCAS giữa hai hãng bay là yếu tố chính dẫn đến vụ tai nạn. Hướng dẫn của hệ thống TCAS lại mơ hồ và không đủ rõ ràng để dẫn đến việc các bên phải tuân thủ các hướng dẫn của TCAS trong mọi trường hợp. Các nhà điều tra tập trung vào dòng chữ "TCAS là dự phòng cho hệ thống ATC (Kiểm soát Không lưu). Có thể được hiểu là các hướng dẫn ATC luôn được ưu tiên. Theo quan điểm của các nhà điều tra, việc TCAS được coi là "tuyến phòng thủ cuối cùng" đã không được rõ ràng. Trong một phần khác của "Hướng dẫn dành cho phi công", họ lưu ý rằng TCAS được đặc trưng là "dự phòng cho ATC", trong khi phần sau của cùng một phần nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân theo các hướng dẫn của TCAS ngay cả khi trái với các hướng dẫn ATC (kiểm soát không lưu). Các nhà điều tra kết luận rằng cả hai tổ bay đều tuân thủ các quy trình vận hành như đã phát triển trong triết lý huấn luyện cá nhân của họ; tuy nhiên, sự khác biệt một theo hướng dẫn ATC và một theo hướng dẫn TCAS, đã dẫn đến tai nạn.

Bi kịch của người đàn ông Nga Vitaly Kaloyev mất vợ và hai con trên chuyến bay chở khách đã được kể lại trong bộ phim Aftermath có diễn viên Arnold Schawarzenegger thủ vai. Các gia đình nạn nhân đổ lỗi cho nhân viên kiểm soát không lưu Nielsen nhưng ông này được xóa mọi cáo buộc tắc trách và vẫn được làm tại công ty Skyguide. Sau sự việc, ông Nielsen đã quyết định nghỉ hưu sớm . Ông Kaloyev được đề nghị một khoản bồi thường 130.000 bảng Anh để đổi lại không kiện công ty Skyguide. Ông đã thuê điều tra riêng tìm địa chỉ nhà của Nielsen. Ông đã lẻn vào nhà của Nielsen, đâm ông này vào bụng tới chết trong vườn. Sau đó, bỏ trốn và bị bắt ở sân bay Zurich. Ông bị kết tội giết người, bị kết án 8 năm tù tại một nhà tù ở Thụy Sĩ
Đọc bài thôi đã kịch tính quá rồi ạ, coi phim rồi cả trải nghiệm thì...ôi thôi
Túm lại là hên xui, sống chết có số, nhưng cẩn thận vẫn hơn...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019