Có 2 phong cách chơi smarthome hiện nay được nhiều anh em lựa chọn: sử dụng các giải pháp có sẵn đã được chuẩn hóa và bạn chỉ việc mua đồ về lắp đặt rồi xài thôi; hoặc dựng một bộ điều khiển nhà thông minh của riêng anh em, tùy chỉnh nhiều thứ rồi tích hợp nhiều nền tảng để chúng chơi chung với nhau. Cái này giống như việc anh em thích iOS vì có sẵn và dễ xơi hay thích Android vì khả năng tùy biến mạnh. Trong bài này mình giải thích 2 cách chơi để anh em hiểu hơn và lựa được cái phù hợp với mình.
Ăn liền
Đây là cách mà đa số chúng ta đều sẽ tiếp cận đầu tiên khi bắt đầu làm việc với smarthome, và cũng là thứ mà các hãng sản xuất muốn phổ cập smarthome tới cho mọi người.
Những thiết bị smarthome dạng như bóng đèn Wi-Fi, robot hút bụi điều khiển từ xa, quạt thông minh, đèn bàn thông minh... đều có sẵn app do nhà sản xuất viết, ví dụ như Xiaomi thì có sẵn app Mi Home, dàn đèn Philips Hue thì có app Hue, hay các hệ sinh thái Google Assistant, Amazon Alexa, HomeKit... cũng có thể điều khiển qua những phần mềm chung (sẽ nói kĩ hơn về 3 cái này sau). Nhiệm vụ của bạn chỉ là mua hàng về, gắn điện vào rồi tiến hành ghép thiết bị với điện thoại hoặc cho thiết bị vào mạng Wi-Fi là xong, mọi thứ khác bạn có thể điều khiển từ app sẵn có.
Lợi điểm của cách chơi này đó là rất dễ, ai cũng làm được, thao tác đơn giản và không cần tùy biến gì nhiều. Bạn cũng chẳng cần hiểu biết sâu về máy tính gì cả.
Ăn liền
Đây là cách mà đa số chúng ta đều sẽ tiếp cận đầu tiên khi bắt đầu làm việc với smarthome, và cũng là thứ mà các hãng sản xuất muốn phổ cập smarthome tới cho mọi người.
Những thiết bị smarthome dạng như bóng đèn Wi-Fi, robot hút bụi điều khiển từ xa, quạt thông minh, đèn bàn thông minh... đều có sẵn app do nhà sản xuất viết, ví dụ như Xiaomi thì có sẵn app Mi Home, dàn đèn Philips Hue thì có app Hue, hay các hệ sinh thái Google Assistant, Amazon Alexa, HomeKit... cũng có thể điều khiển qua những phần mềm chung (sẽ nói kĩ hơn về 3 cái này sau). Nhiệm vụ của bạn chỉ là mua hàng về, gắn điện vào rồi tiến hành ghép thiết bị với điện thoại hoặc cho thiết bị vào mạng Wi-Fi là xong, mọi thứ khác bạn có thể điều khiển từ app sẵn có.
Lợi điểm của cách chơi này đó là rất dễ, ai cũng làm được, thao tác đơn giản và không cần tùy biến gì nhiều. Bạn cũng chẳng cần hiểu biết sâu về máy tính gì cả.
Quảng cáo

Đây là app Mi Home để điều khiển những món đồ thuộc hệ sinh thái Xiaomi
Nhược điểm của cách này đó là bạn khó tùy biến được mạnh mẽ theo ý của mình, ví dụ như bạn muốn làm một chuỗi hành động phức tạp thì sẽ phải mất nhiều thời gian hơn hay thậm chí không làm được. Cái này còn tùy thuộc vào tình huống sử dụng của bạn, cũng giống như việc có người thích đổi theme nhưng có người thích xài theme mặc định vậy 😁
Ngoài ra, việc chơi đồ có sẵn cũng sẽ ràng buộc bạn vào một hệ sinh thái nhất định, bạn không thể kết nối đồ gia dụng smarthome từ một hệ sinh thái vào. Ví dụ, không phải món đồ nào hỗ trợ Google Assistant cũng có thể dùng với Alexa, hay những món hỗ trợ Alexa thì chưa chắc dùng được với Apple HomeKit.
Cũng may là các nhà sản xuất càng lúc càng để ý hơn tới việc tương thích chéo, vậy nên họ có hợp tác với nhau để liên kết thiết bị thuộc các nền tảng. Ví dụ, bạn có thể dùng Google Home để link các thiết bị Xiaomi của mình vào, sau đó điều khiển nó y như là điều khiển từ app Mi Home. Google Home cũng hỗ trợ link thêm các sản phẩm từ Philips, Honeywell và nhiều hãng sản xuất khác để bạn tiện điều khiển tại một nơi duy nhất.
Ở cách chơi hàng ăn liền, server điều khiển nhà thông minh của anh em sẽ nằm ở ngoài thế giới Internet, không phải nằm trong nhà. Vụ này tiện vì anh em chẳng phải setup gì cả, nhưng lỡ Internet có vấn đề thì việc điều khiển thiết bị smarthome cũng chậm hoặc thậm chí là không chạy được. Tuy không phải lúc nào Internet cũng có sự cố nhưng mỗi khi bị thì có thể khiến anh em khó chịu.
Tùy biến trung tâm điều khiển
Việc tùy biến này thường được thể hiện thông qua việc anh em tự dựng một con server ở nhà làm bộ điều khiển. Gần như mọi lệnh điều khiển sẽ được anh em làm trên điện thoại, sau đó chuyển lên server này rồi phát tới các thiết bị trong mạng. Kết nối lúc này thường là chạy qua mạng nội bộ LAN, không đi ra ngoài Internet.
Quảng cáo
Mà nói là server nghe cho oai vậy thôi chứ thật ra một chiếc máy tính cũ, một con Raspberry Pi 3 hay các loại máy tính nhỏ gọn khác là đủ chơi rồi. Miễn là chiếc máy tính đó có thể chạy được liên tục 24/7 là ok (vậy nên người ta mới thường xài Raspberry Pi, chứ PC chạy 24/7 thì căng quá + tốn điện).

Nhưng để có được con server này thì sẽ phải cài đặt phức tạp. Ngay cả cách dễ nhất cũng đòi hỏi anh em phải flash các hệ thống nhà thông minh lên thẻ nhớ cắm vào Raspberry và không phải ai cũng có thời gian để làm chuyện này. Chưa kể nếu anh em gặp sự cố thì phải đi tìm cách fix các kiểu, nếu không rành Linux thì khả năng cao là anh em sẽ nản.
Đó là chưa kể đến việc phát hiện thiết bị, không phải đồ gia dụng nào cũng được các hệ thống phần mềm smarthome nhận diện tự động nên bạn phải thêm chúng một cách thủ công. Việc thêm này có những món rất dễ, nhưng cũng có món phức tạp và đòi hỏi một chút kĩ năng vọc vạch và sử dụng command line. Rõ ràng giải pháp chơi smarthome theo kiểu này không dành cho người không rành máy tính.
App cho các hệ thống nhà thông minh này cũng không đẹp, chỉnh chu và dễ dùng như các app do những hãng sản xuất làm, chưa kể nhiều cái ghi rất phức tạp phải mò mới thấy.
Bù lại, các hệ thống như Home Assistant (HASS, một hệ thống nhà thông minh nguồn mở) có thể chơi được với rất nhiều loại thiết bị khác nhau ngay cả khi nhà sản xuất không hỗ trợ điều đó. Lý do là chúng ta đã có "bộ não" riêng, các thiết bị gia dụng giờ chỉ là... thiết bị gia dụng mà thôi. Ngoài ra, HASS còn cho phép bạn link ngôi nhà của mình vào Google Home, Amazon Alexa và thậm chí chơi được luôn với cả Apple HomeKit nữa nên gần như là không có giới hạn nào cho việc bạn chọn hệ sinh thái cả.
Quảng cáo
Tất nhiên không chỉ HASS, thế giới còn có Open HAB, MisterHouse, OpenMotics... hiện tại mình thấy cộng đồng HASS ở Việt Nam là đông đúc nhất, nhờ vậy anh em có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỏi đáp dễ dàng hơn, chỉ nhau mua đồ cũng tiện hơn.
Những hệ thống nhà thông minh tự dựng cũng sẽ cho bạn khả năng tùy biến và tự động hóa cao hơn, đến mức bạn có thể tự code ra các script riêng để thực hiện việc bật, tắt, chuyển chế độ, bật cùng lúc nhiều món theo nhiều điều kiện khác nhau, dùng món này làm điều kiện cho món kia...
Vậy nên chơi theo kiểu nào?
Mới mua các món đồ về, mình khuyên anh em nên chơi theo hướng số 1: mì ăn liền. Làm như vậy anh em sẽ biết được hết tính năng món đồ của mình, có khái niệm cơ bản về smarthome, về cách các thành phần trong một hệ sinh thái có thể giao tiếp, điều khiển lẫn nhau.
Sau khi đã rành, nếu thật sự máu, anh em có thể "nâng cấp" căn nhà của mình lên hướng số 2 cho mạnh mẽ hơn, làm được nhiều thứ hơn và sử dụng được nhiều thiết bị của các hệ sinh thái smarthome mà không gặp vấn đề tương thích. Lúc này nếu lỡ thấy khó quá không theo nổi thì quay về cách 1 vẫn được.
Việc bạn chơi theo cách mì ăn liền hay cách tùy biến không nói lên rằng bạn giỏi hơn, bạn thông minh hơn hay bạn nhiều tiền hơn so với người khác, nó chỉ phản ánh những nhu cầu khác nhau.
Chúc anh em có smarthome ngày càng thông minh hơn và giúp được nhiều thứ hơn trong cuộc sống hằng ngày của mình.