2 mặt đối lập của biến đổi khí hậu: thế giới hạn hán trong khi Pakistan thì lũ lụt - Phần 2

Nam Air
28/8/2022 3:37Phản hồi: 14
2 mặt đối lập của biến đổi khí hậu: thế giới hạn hán trong khi Pakistan thì lũ lụt - Phần 2
Trong khi ở Pakistan và Ấn Độ liên tục mưa lớn gần 3 tháng nay dẫn tới lũ lụt, thì khắp nơi trên thế giới lại xảy ra hạn hán nghiêm trọng, rất nhiều sông hồ có trữ lượng nước cực kỳ lớn nay cạn khô, trơ lòng hồ không còn một giọt nước.

Phần 1: 2 mặt đối lập của biến đổi khí hậu: Pakistan thì lũ lụt trong khi thế giới hạn hán - Phần 1 (tinhte.vn)

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (1).jpg
Hình ảnh cho thấy một nhánh sông Loire ở Loireauxence, Pháp đã khô kiệt gần như hoàn toàn. Ảnh chụp ngày 16/8.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (2).jpg
Dãy đá ngầm lộ ra dưới lòng hồ Garda, khi nước ngày một cạn dần vì hạn hán ở khu vực miền bắc nước Ý. Mực nước thấp nhất từng được ghi nhận trong vòng 70 năm qua. Ảnh chụp ngày 16/8.


tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (3).jpg
Lòng hồ Zickee ở gần Sankt Andrae của Áo khô cạn vì hạn hán. Ảnh chụp ngày 12/8.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (4).jpg
Mực nước đang xuống thấp báo động ở hồ Shasta của tiểu bang California. Ảnh chụp ngày 22/8.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (5).jpg
Hồ nước muối lớn Great Salt Lake ở tiểu bang Utah cũng cạn khô. Ảnh chụp ngày 13/7.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (6).jpg
Một chiếc du thuyền bị mắc cạn khi đập La Boca ở Santiago, Mexico cạn nước. Ảnh chụp ngày 22/3.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (7).jpg
Số nước ít ỏi còn sót lại của Hồ Elizabeth, ở hạt Los Angeles, California. Hồ này liên tục bị rút cạn nước vì hạn hán từ năm 2013 tới nay . Ảnh chụp ngày 19/6/2021.

Quảng cáo


tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (8).jpg
Sông Sangone, một nhánh của sông Po ở Beinasco, Turin, Italy khô cạn hoàn toàn. Ảnh chụp ngày 19/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (9).jpg
Nước của hồ Mead, nơi trữ nước cho đập thủy điện Hoover Dam (Nevada) xuống thấp kỉ lục. Ảnh chụp ngày 9/6/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (10).jpg
Cây cối chế khô vì hạn hán khi hồ chứa nước Rungue ở Santiago, Chile cạn nước. Ảnh chụp ngày 11/4.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (11).jpg
Hồ Hensley ở Madera, California cũng chịu chung số phận. Ảnh chụp ngày 14/7/2021.

Quảng cáo


tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (12).jpg
Mực nước thấp kỉ lục ở hồ Oroville, gần thành phố Pentz của California, ảnh chụp ngày 16/7/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (13).jpg
Nhìn qua cứ tưởng là sa mạc, chứ không phải nơi từng là hồ nước Sawa ở thành phố Samawa của Iraq. Ảnh chụp ngày 1/5.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (14).jpg
Hồ Medina ở thành phố San Antonio, Texas. Ảnh chụp ngày 18/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (15).jpg
Sông Po ở Boretto, nơi chứa nước ngọt lớn nhất của Italy nay cạn khô vì hạn hán. Ảnh chụp ngày 22/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (16).jpg
Đàn ngựa nằm nghỉ trong lòng hồ Paine ở Santiago, Chile. Người quản lý khu cắm trại ở đây, Francisco Martinez cho biết chỗ này bây giờ chỉ còn là hoang mạc, các đàn gia súc đang chết dần chết mòn vì hạn hán. Ảnh chụp ngày 20/4.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (17).jpg
Người dân tụ tập bên bờ đập La Boca ở Santiago, Mexico. Ảnh chụp ngày 24/3.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (18).jpg
Poopo, hồ chứa nước ngọt lớn thứ 2 của Bolivia không còn 1 giọt nước, ảnh chụp ngày 24/7/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (19).jpg
Sông Sangone, một nhánh của sông Po ở Italy. Ảnh chụp ngày 19/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (20).jpg
Oroville, hồ nước ngọt lớn thứ 2 của bang Califorina. Ảnh chụp ngày 16/6/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (21).jpg
Hồ Sawa ở thành phố Samawa của Iraq nay chỉ còn 1 vũng nước. Ảnh chụp ngày 1/5.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (22).jpg
Ngôi làng cổ Aceredo ở TBN từng bị nhấn chìm thập niên 1990 sau khi đập Concello de Lobios được xây dựng, nay lộ ra trở lại sau khi sông Limia cạn dần vì hạn hán. Ảnh chụp ngày 10/2.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (38).jpg
Một trong những căn nhà của ngôi làng cổ Aceredo. Ảnh chụp ngày 10/2.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (23).jpg
Nhà bè trên hồ Oroville, ở California. Ảnh chụp ngày 16/6/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (24).jpg
Đầm lầy Chebayesh ở tỉnh Dhi Qar, Iraq cạn khô vì hạn hán. Ảnh chụp ngày 3/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (25).jpg
Nền đất nứt nẻ xung quanh đập Jaguari, thuộc hệ thống trữ nước Cantareira ở Piracaia, gần Sao Paulo, Brazil. Ảnh chụp ngày 3/9/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (26).jpg
Lòng Salton, hồ nước mặn lớn nhất ở California. Ảnh chụp ngày 4/7/2021. Đợt hạn hán nghiêm trọng nhất từ năm 1977 tới nay.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (27).jpg
Hồ Mead, nhìn từ phía Las Vegas, Nevada. Ảnh chụp ngày 9/9/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (28).jpg
Xương động vật từng chìm dưới lòng hồ Po ở Italy, nay lộ ra trên nền cát khô. Ảnh chụp ngày 22/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (29).jpg
Hiện tại mực nước còn lại của hồ Medina ở thành phố San Antonio, Texas, ảnh chụp ngày 18/6.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (30).jpg
Bến cập tàu thuyền ở hồ Salton, California. Ảnh chụp ngày 4/7/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (31).jpg
Mực nước ít ỏi của hồ Powell ở thị trấn Big Water, tiểu bang Utah. Ảnh chụp ngày 20/4.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (32).jpg
Hồ Ceresole Reale, nơi chứa nước sinh hoạt cho vùng Piedmont của Italy, nay cạn khô nước. Ảnh chụp ngày 24/3.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (33).jpg
Một nhánh sông Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ. Ánh chụp ngày 30/4.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (34).jpg
Trụ cầu lộ ra hoàn toàn khi nước hồ Cantareira ở Sao Paulo, Brazil cạn khô. Ảnh chụp ngày 3/9.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (35).jpg
Bờ hồ Oroville ở California, ảnh chụp ngày 16/6/2021.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (36).jpg
Hồ Penuelas ở Valparaiso, Chile. Ảnh chụp ngày 19/4.

tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (37).jpg
2 bến đậu tàu thuyền ở hồ Cantareira, Sao Paulo, Brazil. Ảnh chụp ngày 8/10/2021.


tinhte-hinh-anh-han-han-khap-noi-tren-the-gioi (39).jpg
Bụi mịt mù khi gió thổi qua lòng đập La Boca ở Santiago, Mexico. Ảnh chụp ngày 22/3.

Theo Reuters
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đôi khi sẽ có biến động về thời tiết thôi, làm sao mà ôn hoà mãi đc, dân số ngày càng đông thì sẽ thấy sự ảnh hưởng càng lớn, thế thôi😆
@ ict
TÍCH CỰC
2 năm
Với nhiều người không ưa chị na thì gọi đây là quả báo 😃
manatwork
ĐẠI BÀNG
2 năm
Dân số thì tăng nhanh mà tài nguyên có hạn thì hồ cạn nước là chuyện đương nhiên. Từ ngày Internet và smart phone bùng nổ thì những hình ảnh này mới được biết đến. Chỗ nào cũng nói là hạn hán nặng nhất từ mấy chục năm trở lại đây. Như vậy là trước đó nó hạn nặng hơn hay là trước đó không ai biết?
Kinh vãi
@manatwork trước đó chiến tranh diệt chủng các kiểu còn kinh hoàng hơn nhiều,hic
manatwork
ĐẠI BÀNG
2 năm
@toilachi9 Như vậy là chiến tranh có lợi cho trái Đất và những người còn sống về mặt lâu dài.

Chiến tranh -> nhiều người chết -> ít người xài -> tài nguyên thiên nhiên không bị hư hại nhiều -> hồ không bị cạn -> nhân loại đau thương, nhưng những người còn sống thì có hồ mà than thở -> hết than thở thì lại bắn nhau tiếp -> dân số không tăng -> trái Đất không bị hư hại nhiều.

Hòa bình -> sướng quá thì sinh nhiều người, ăn nhiều, xả nhiều -> tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt -> sông hồ cạn trơ đáy -> nhân loại đổ tội cho nhau -> dần dần rồi chết vì nóng, vì đói -> rồi cũng xảy ra chiến tranh giành tài nguyên thiên nhiên -> bên chiến thắng cố xài cho bằng hết tài nguyên thiên nhiên của bên bị thua rồi lại đi chỗ khác giành tiếp -> trái Đất không có thời gian phục hồi thành hành tinh chết -> nhân loại diệt vong!
Mắc ói quá
Siu Siu
ĐẠI BÀNG
2 năm
tác động ngày càng rõ rệt, vẫn phụ thuộc vào tài nguyên ko tái tạo thì tác động càng ngày lớn, thậm chí xấu nhất ...
Ủa rồi nước chảy đi đâu hết nhỉ? Biển bốc hơi lên, mưa xuống mà không cung cấp đủ lượng nước lại nơi đấy thì hẵn nơi khác đang bị ngập lụt ghê lắm
hoanlkpr
TÍCH CỰC
2 năm
xách máy dò kim loại đi tìm đồ quý khá là oki
@hoanlkpr Tới mấy khúc sông nhiều người chơi nhiều khi tìm thấy điện thoại rớt.
Hóng bảng tổng sắp những thằng xả CO2 vô địch thế giới...
Nhân quả thấy rõ. Chã có gì là tâm linh. Chã có j là tôn giáo. Chã ai cho cái gì, cứ tác động xấu đến không gian và thời gian thì nhận lại cái xấu ác thế thôi.
Chã một ai, thế lực nào cứu được thế giới này ngoài chính họ.
Namnguyen155
ĐẠI BÀNG
2 năm
Có thằng tờ trung nào còn nói trái đất đang lạnh đi chứ có nóng lên đâu.thiệt đúng là shit
Mẹ thiên nhiên đang giận dữ 😔
DKez
TÍCH CỰC
2 năm
@vn_ninja sớm muộn biến đổi khí hậu sẽ là tận thế của nhân loại.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019