Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


20 sự thật thú vị về Thuyết Tương Đối

7/10/2020 2:23Phản hồi: 59

Xem nhanh

  1. 1. Ai phát minh ra thuyết tương đối?

  2. 2. Einstein vốn cũng không thích cái tên "Thuyết tương đối"

  3. 3. Tính liên tục của không-thời gian cũng không phải của Einstein như chúng ta vẫn thường nghĩ

  4. 4. Tuy nhiên công sức xây dựng lý thuyết tương đối và cải tiến nó từ nguyên lý tương đối của Galileo chắc chắn là của Einstein

  5. 5. Không phải chỉ có mỗi Einstein nghiên cứu về phương trình E=mc^2

  6. 6. Bản thân Friedrich Hasenöhrl cũng thất bại trong việc cố gắng kết nối phương trình này với nguyên lý tương đối

  7. 7. Einstein nghiên cứu thuyết tương đối trong khoảng thời gian ông làm việc ở Văn phòng cấp bằng sáng chế ở Thuỵ Sĩ sau khi hoàn tất việc học.

  8. 8. Mặc dù là người kiêng rượu, nhưng khi hoàn tất Thuyết tương đối, ông ta cùng vợ Mileva của mình đã uống rượu ăn mừng cùng nhau ở dưới gầm bàn.

  9. 9. Tình cảm mang tính tương đối, cái này khỏi cần công thức nào để chứng minh

  10. 10. Các quy tắc cũng mang tính tương đối

  11. 11. Thuyết tương đối được chia thành hai: Thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối tổng quát

  12. 12. Einstein không quá giỏi toán nếu so với sự am hiểu của ông về vật lý học

  13. 13. Ban đầu, thuyết tương đối tổng quát gặp khá nhiều lỗi, tính toán sai về chùm sáng bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn.

  14. 14. Người ta đã lên kế hoạch kiểm chứng tính đúng đắn của Thuyết tương đối vào năm 1914, dựa vào hiện tượng Nhật thực.

  15. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị phá vỡ do chiến tranh thế giới lần thứ 1.

  16. 15. Mãi đến 1919, người ta mới có thể kiểm chứng được

  17. 16. Tuy nhiên có nhiều thông tin cho rằng Eddington đã cố tình làm giải kết quả và đưa ra những bức ảnh cho thấy kết quả bị sai.

  18. 17. Cho tới thời điểm Einstein qua đời vào năm 1955, các nhà khoa học vẫn hầu như chưa có bằng chứng gì nhiều để kết luận về thuyết tương đối

  19. 18. Đến những năm 1960, các nhà thiên văn học mới bắt đầu phát hiện ra các sao neutron và hố đen, những vật thể có mật độ khối lượng cực kì lớn, chúng đã để lại những vết lõm của cấu trúc không thời gian.

  20. 19. Hiện nay, thuyết tương đối đã được làm cho tương đối dễ hiểu và được dạy ở các bậc Trung học

  21. 20. Nếu cảm thấy quá khó hiểu về thuyết tương đối, hãy suy nghĩ đơn giản như thế này

20 sự thật thú vị về Thuyết Tương Đối
Thuyết tương đối - một lý thuyết khoa học cực kì nổi tiếng đã làm tốn biết bao nhiêu giấy mực và công sức của các nhà vật lý học. Thuyết tương đối dùng để miêu tả cấu trúc của không - thời gian thành một thực thể thống nhất và nó giúp chúng ta giải thích được bản chất của lực hấp dẫn là gì. Trong topic này, mời anh em đọc về những sự thật "không-khô-khan-như-học-Lý-ở-trường" về Thuyết Tương Đối nhé.

1. Ai phát minh ra thuyết tương đối?

Nếu trong đầu anh em hiện lên Einstein thì,.. bùm, sai rồi nhé. Ý tưởng về thuyết tương đối lần đầu tiên được chỉ ra bởi Galileo vào năm 1639 và người ta gọi nó là Nguyên lý tương đối Galileo. Sau này, chính Einstein đã phát triển nguyên lý này thành một tiên đề của thuyết tương đối. Galileo từng chỉ ra rằng các hoạt động cơ học xảy ra trên một con tàu đang chuyển động thẳng đều sẽ diễn ra y như chúng được thực hiện trên mặt đất.

relativity-theory-11.jpg

2. Einstein vốn cũng không thích cái tên "Thuyết tương đối"

Thực tế thì những từ này chưa bao giờ được xuất hiện trong các nghiên cứu đầu tiên của ông vào năm 1905. Ông thích gọi nó là "Thuyết bất biến" hơn vì ông cho rằng từ "Relativity" không miêu tả đúng về lý thuyết này.

paper.jpg


3. Tính liên tục của không-thời gian cũng không phải của Einstein như chúng ta vẫn thường nghĩ

Thực tế thì ý tưởng xem thời gian là một chiều không gian thứ tư được bắt nguồn từ nhà khoa học Hermann Minkowski, một giáo sư của Einstein. Chính Minkowski đã từng gọi Einstein là "lazy dog".

relativity-theory-9.jpg

4. Tuy nhiên công sức xây dựng lý thuyết tương đối và cải tiến nó từ nguyên lý tương đối của Galileo chắc chắn là của Einstein

Chính nhờ Einstein, người ta có thể giải thích được những hiện tượng dị thường khi xảy ra ở tốc độ tiệm cận tốc độ ánh sáng, thứ mà những nhà khoa học tin theo học thuyết cổ điển không thể giải thích. Ở vận tốc như vậy, thời gian sẽ bị chậm đi và không gian bị co lại, khác với việc xem thời gian và không gian là bất biến trong cơ học cổ điển.

relativity-theory-7.jpg

5. Không phải chỉ có mỗi Einstein nghiên cứu về phương trình E=mc^2

Một nhà khoa học người Áo Friedrich Hasenöhrl đã từng nghiên cứu về tương quan giữa khối lượng và năng lượng trong một hốc phóng xạ. Tuy nhiên công thức của ông là E=(3/8)mc^2 và ông công bố chúng sớm hơn 1 năm so với Einstein. Điều đáng nói là công thức này đã bị sai ở tiền tố 3/8.

Hasenoehrl.jpg

6. Bản thân Friedrich Hasenöhrl cũng thất bại trong việc cố gắng kết nối phương trình này với nguyên lý tương đối

Do đó chúng ta cũng ít nghe nhắc về ông khi nói về thuyết tương đối.

7. Einstein nghiên cứu thuyết tương đối trong khoảng thời gian ông làm việc ở Văn phòng cấp bằng sáng chế ở Thuỵ Sĩ sau khi hoàn tất việc học.

Công việc của ông là đánh giá, cấp bằng sáng chế và ông làm 8 tiếng mỗi ngày. Thế là ông phải nghiên cứu vào những lúc rảnh rỗi, những lúc không có ai để ý. Nếu giám sát đi ngang qua, ông liền nhét mấy tờ nghiên cứu của ông vào bàn để giấu.

Quảng cáo



relativity-theory-6.jpg

8. Mặc dù là người kiêng rượu, nhưng khi hoàn tất Thuyết tương đối, ông ta cùng vợ Mileva của mình đã uống rượu ăn mừng cùng nhau ở dưới gầm bàn.


relativity-theory-5.jpg

9. Tình cảm mang tính tương đối, cái này khỏi cần công thức nào để chứng minh

Einstein có đời sống hôn nhân khá phức tạp. Năm 1904 ông từng viết rằng " Tôi cần vợ tôi, cô ta giúp tôi giải quyết các vấn đề về toán". Nhưng đến mười năm sau, ông và vợ ly hôn, và ông yêu cầu vợ "chấm dứt mọi mối quan hệ cá nhân với ông, trừ những thứ phải duy trì do bắt buộc từ xã hội..."

relativity-3.jpeg

10. Các quy tắc cũng mang tính tương đối

Lấy ví dụ, không gì nhanh hơn vận tốc ánh sáng và đó là thứ vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ. Thế nhưng bản thân vũ trụ lại nhanh hơn ánh sáng và không có giới hạn về vận tốc. Vũ trụ vẫn đang giãn nở không ngừng kể từ sau vụ nổ Big Bang.

Quảng cáo


relativity-theory-4.jpg

11. Thuyết tương đối được chia thành hai: Thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối tổng quát

Thuyết tương đối hẹp áp dụng cho những sự vật di chuyển với tốc độ không đổi, trong khi đó thuyết tương đối tổng quát bao gồm luôn cả việc gia tốc, giải thích về bản chất của lực hấp dẫn và nhiều thứ khác. Thuyết tương đối tổng quát ra đời sau thuyết tương đối hẹp một thập kỷ và thể hiện rõ nhất về sự thiên tài của Einstein.

relativity-1.jpeg

12. Einstein không quá giỏi toán nếu so với sự am hiểu của ông về vật lý học

Thật vậy, ông đã gặp nhiều rắc rối về toán khi nghiên cứu về thuyết tương đối rộng và phải nhờ một anh bạn đại học cũ Marcel Grossmann để trợ giúp mình.

relativity-theory-3.jpg

13. Ban đầu, thuyết tương đối tổng quát gặp khá nhiều lỗi, tính toán sai về chùm sáng bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn.


relativity-2.jpg

14. Người ta đã lên kế hoạch kiểm chứng tính đúng đắn của Thuyết tương đối vào năm 1914, dựa vào hiện tượng Nhật thực.

Tuy nhiên kế hoạch này đã bị phá vỡ do chiến tranh thế giới lần thứ 1.


relativity-6.jpeg

15. Mãi đến 1919, người ta mới có thể kiểm chứng được

Nhà Vật lý học người Anh Arthur Eddington đã tuyên bố thuyết tương đối rộng chính xác và phần còn lại là lịch sử 😁

relativity-theory-2.jpg

16. Tuy nhiên có nhiều thông tin cho rằng Eddington đã cố tình làm giải kết quả và đưa ra những bức ảnh cho thấy kết quả bị sai.


relativity-5.jpg

17. Cho tới thời điểm Einstein qua đời vào năm 1955, các nhà khoa học vẫn hầu như chưa có bằng chứng gì nhiều để kết luận về thuyết tương đối

Tuy nhiên hiện tại đã khác. Cách đây ít lâu người ta lại tiếp tục chứng mình Einstein đúng nhờ vào kiểm chứng sự chênh lệch thời gian giữa đỉnh và cuối tháp Tokyo Skytree.

thuyet-tuong-doi.jpg

18. Đến những năm 1960, các nhà thiên văn học mới bắt đầu phát hiện ra các sao neutron và hố đen, những vật thể có mật độ khối lượng cực kì lớn, chúng đã để lại những vết lõm của cấu trúc không thời gian.


relativity-4.jpg

19. Hiện nay, thuyết tương đối đã được làm cho tương đối dễ hiểu và được dạy ở các bậc Trung học

Người ta dùng nó để tính toán khối lượng của các thiên hà, xác định khoảng cách của những hành tinh nhờ vào cách ánh sáng bị bẻ cong bởi khối lượng của những thiên thể khổng lồ này.

relativity-theory-10.jpeg

20. Nếu cảm thấy quá khó hiểu về thuyết tương đối, hãy suy nghĩ đơn giản như thế này

"Đặt tay lên bếp nóng trong một phút và chúng ta cảm thấy như vài tiếng đồng hồ, ngồi cạnh một cô gái xinh đẹp nhiều giờ lại cảm thấy như mới một phút. Đó là sự tương đối." Chính Einstein đã cắt nghĩa về lý thuyết của ông như thế khi nói về thuyết tương đối của mình.

relativity-theory-1.jpg

Theo Discovermagazine, NS, Cosmoquest, wiki, wiki 2
59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài viết hay quá 😃
@ngườidavàng trừ cái ảnh cuối
Trên này 1 là ông Einstein 2 là IOS
@Nguyễn Thắng 89 iEinstein
BenGlo
CAO CẤP
3 năm
20. đơn giản dễ hiểu =)) ae hiểu ý mình chứ hả
Quang.C4
ĐẠI BÀNG
3 năm
hiểu mỗi câu cuối 😁
"Đặt tay lên bếp nóng trong một phút và chúng ta cảm thấy như vài tiếng đồng hồ, ngồi cạnh một cô gái xinh đẹp nhiều giờ lại cảm thấy như mới một phút. Đó là sự tương đối."
id@wn...
TÍCH CỰC
3 năm
@Quang.C4 Thời gian ngồi cạnh 1 cô gái có giống với thời gian nằm cạnh với 1 cô vợ không nhỉ.
khoa186
ĐẠI BÀNG
3 năm
@binhminh1977 cái bác nói là tuyệt đối rồi , tương đối là nằm kế gái nó nhanh hết lắm
Nếu như mọi kiến thức vật lý đều có thể cắt nghĩa đơn giản như 20 thì thật toẹt vời =)))
Mr Dulo
CAO CẤP
3 năm
😅
Ông còn nổi tiếng bị bọn hậu thế nhét chữ vào mồm khi cái đệch gì cần tỏ ra trí tuệ là lại bảo là Einstein nói
D5C1DA51-9CAC-43FD-A456-F97257C3E587.jpeg
Ở cái ảnh cuối thì Cuhiep ngồi cạnh cô gái ấy 1giờ thì có cảm giác như 60phút nhé!
redosolo
ĐẠI BÀNG
3 năm
20 là dễ hiểu nhất
Số 20: Đối với cô thì 1 cọng tóc là quá ít, không đáng nhắc đến nhưng đối với anh, 1 cọng tóc là quá nhiều. Đó là thuyết tương đối.
Nhiều người cứ cho rằng khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là mấy triệu km là hoàn toàn sai. Tôi cho răng nó tầm 5000km là cùng
. Như thế mới đúng. Do ánh sáng đến trái đất bị bẻ cong nên nó mới xa.
BenGlo
CAO CẤP
3 năm
@Emranhieulam1990 5000km á, vậy mặt trời to 1.2tr km thì lấy chỗ đâu cho trái đất ở? =))
Jask
TÍCH CỰC
3 năm
@Kid_Alone Chiều dài Việt Nam làm gì dài thế bạn? Tui nhớ chưa tới 2k...
Jask
TÍCH CỰC
3 năm
@Emranhieulam1990 Sao Thủy cách Mặt Trời tầm 60 triệu km mà ngày nó nóng mấy trăm độ C, khô quéo. Bạn muốn Trái Đất thành lò quay hay sao mà nghĩ vậy.
Kid_Alone
TÍCH CỰC
3 năm
@Jask Tui ms gg, thấy ghi 3200 km...nhớ đúng mà
Cập nhật.
À bạn đúng, tui đường bờ biển..sai nặng
Lại xào nấu. Chẳng có gì thú vị.
daibt
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cái 20 dễ hiểu hơn chút
ring
ĐẠI BÀNG
3 năm
Viết cả bài trivial về thuyết tương đối xong rồi E=mc^2 lại viết là E=mc2
Tinhte is a joke, right?
@ring He he lỗi typo. Đã fix
cyan.1618
TÍCH CỰC
3 năm
@ring Well yes.
Đọc đau cả đầu vẫn ko hiểu chỉ hiểu mơ hồ là lực hấp dẫn có thể quay về quá khứ hay chậm như trong mơ, ngủ trua có 15 phút mà nằm mơ chở bồ lên tới đà lạt xoạc xong chở về trong 15 phút
@BenGlo Sr b đoạn đó mình nói hơi tối :v ý là đo ở ngoài khi nguồn sáng di chuyển với tốc độ c/3 đáng ra tốc độ as là 2c/3 hoặc 4c/3, nhưng cả trên tàu và bên ngoài tàu đều đo được là c, nên mới suy ra thời gian ở 2 hệ quy chiếu này là khác nhau.
@BenGlo Về âm thanh thì lại khác vì nó là thuần sóng, nên nó ăn theo môi trường truyền sóng, cái máy bay bang luôn cả không khí theo cùng, khác với không khí bên ngoài máy bay
BenGlo
CAO CẤP
3 năm
@nguyen_huy_hai Cũng giống như không gian vũ trụ, thì trong tàu cũng có không gian riêng của nó 😁
"Giỡn hjhj"
Cũng mong con người chúng ta có thể sớm tìm ra cách đi nhanh tới vận tốc ánh sáng đề kiểm chứng và ghi lại.
Nhể bạn 😁
@BenGlo Con người sẽ tìm ra cách tạo lỗ sâu giống interstella để đi xuyên không bạn nhé 😆 đã mơ thì mơ cho trót 😃)
anh_comdr
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài viết hay quá, hồi xưa mình dân khối A, rất thích học Lý và Toán.
Steve99
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cho ảnh cuhiep vào làm gì? Nịnh mod ah?
"Thế nhưng bản thân vũ trụ lại nhanh hơn ánh sáng và không có giới hạn về vận tốc" vụ trụ nhanh hơn ánh sáng nghĩa là sao? Là tốc độ giãn nở lớn hơn tốc độ ánh sáng ? Nghe lạ nhỉ
@Steve99 Ok nịnh thì sao mà k nịnh thì sao =))))
@Steve99 Việc vũ trụ giãn nở theo mô hình lạm phát là một trong các mô hình máy tính chạy ra, còn chả ai biết được nó thật hay không mà nói là sự thật
khuongna06
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Steve99 Theo máy ông nghiên cứu vũ trụ học là vũ trụ chưa đến 20 tỉ năm kể từ vụ nổ bigbang tại 1 điểm nào đó (cái này không biết ai đưa ra và đã chứng minh thế nào được nhiều người nhất là trên youtuber đều dựa vào), còn khoảng cách rộng của vũ trụ đã giãn nở tầm hơn 90 tỉ năm ánh sáng ( tức là tốc độ dãn nở của vũ trụ nhanh ít nhất gấp 2 lần tốc độ ánh sáng tính từ 1 điểm dãn ra các phía).
Vấn để là cái nào đúng - thời điểm vũ trụ khai sinh cách đây gần 20 tỉ năm thì thuyết tương đối sẽ sai vì nói không có gì nhanh hơn tốc độ ánh sáng; hoặc thời gian khai sinh ~hơn 20 tỉ năm, nhưng ai sẽ chứng minh được.
Nếu các vấn đề đều không hoặc chưa đúng thì mời qua các anh hùng tìm hiểu “định luật bất toàn” vì muốn biết hay chứng minh được gì trong vòng tròn thì mời đứng ngoài vòng tròn nhé.
Theo thuyết tương đối thì mọi thứ đều mang tính tương đối nhưng có 1 thứ chắc chắn TUYỆT ĐỐI là cuhiep xấu nhất tinhte =))
@Methylamine "Xấu dây tốt củ " là thuyết tương đối rồi 😃
MINHTYXAO
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tính toán xong E=mc^2 nhập viện là vừa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019