215 bộ hài cốt trẻ em được phát hiện ở trường nội trú cũ và góc khuất lịch sử đen tối của Canada

Rubi Lee
1/6/2021 8:25Phản hồi: 19
215 bộ hài cốt trẻ em được phát hiện ở trường nội trú cũ và góc khuất lịch sử đen tối của Canada
Một ngôi mộ tập thể chứa 215 bộ hài cốt trẻ em mới được tìm thấy trong khuôn viên của ngôi trường nội trú cũ ở phía Nam British Columbia, Canada. Nhờ vào radar xuyên đất, người dân bộ tộc bản địa Tk’emlups te Secwépemc đã phát hiện ra bí mật này. Một số hài cốt thuộc về những đứa trẻ trong độ tuổi từ 3, hiện nguyên nhân và thời điểm tử vong của chúng vẫn chưa được xác định. Sự việc này nhanh chóng đã gây chấn động cả nước bởi quá khứ diệt chủng văn hoá trong lịch sử Canada.

Theo trưởng tộc của Tk’emlups te Secwépemc - Rosanne Casimir cho biết: “Theo tìm hiểu của chúng tôi, những đứa trẻ mất tích này đều không được lưu thông tin trong hồ sơ khai tử." Cũng theo bà Casimir cho biết "Tại thời điểm này, chúng tôi có nhiều câu hỏi hơn là lời giải đáp."

truong-noi-tru-canada-12.jpg

Trường học nội trú Kamloops India được thành lập vào năm 1890 dưới sự lãnh đạo của nhà thờ Công giáo La Mã, và đóng cửa vào năm 1978. Đây là một trong những ngôi trường nội trú lớn nhất ở Canada. Ngôi trường này được thành lập với mục đích buộc trẻ em người bản địa hoà nhập với cộng đồng bằng cách tách chúng ra khỏi gia đình và tộc người của chúng. Đồng thời cấm chúng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hay thực hiện các hoạt động văn hoá truyền thống. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng thể chất, tình dục, cũng như cưỡng bức cũng là vấn đề xảy ra thường xuyên trong các cơ sở này.

truong-noi-tru-canada-5.jpg


Theo ước tính có ít nhất 150.000 trẻ em đã từng theo học tại những ngôi trường nội trú tương tự. Năm 2015, Uỷ ban Sự thật và Hoà giải Canada đã mô tả đây là hành động “diệt chủng văn hoá” nhắm vào đối tượng dân bản địa của Canada. Trong tài liệu thu thập được, những học sinh từng theo học ở trường Kamloops đã mô tả điều kiện sống tại trường là vô cùng tồi tệ, không đảm bảo vệ sinh, lạnh lẽo và suy dinh dưỡng. Đồng thời cáo buộc trường ăn xén tiền tài trợ từ chính phủ để chi trả cho các chi phí cơ bản của học sinh. Kết quả là dịch sởi, lao, cúm và các bệnh truyền nhiễm khác đã bùng phát ở ngôi trường khiến nhiều học sinh tử vong.

Trong một báo cáo vào năm 1935 về trường hợp tử vong do bệnh sởi tại trường Kamloops, một nhân viên đã viết rằng “Chỗ ngủ cho 285 học sinh trong trường rất nhỏ, vì thế không thể tuân thủ việc cách ly bệnh nhân với học sinh khoẻ mạnh, dẫn đến tình trạng tệ đi.”

Bên cạnh đó, bạo lực cũng là một vấn nạn lớn cho đến khi trường nội trú Kamloops phải đóng cửa. Vào những năm 1960, hiệu trưởng trường Kamloops lúc đó đã ủng hộ việc đánh nhau của các nam sinh trưởng thành và tổ chức nhiều buổi đấu quyền anh.

truong-noi-tru-canada-11.jpg

Các cộng đồng dân cư bản địa từ lâu đã tin vào sự tồn tại của những ngôi mộ tập thể, và hành động để chứng minh điều đó là sự thật, dù cho quá trình có thể kéo dài đến hàng thập kỷ. Tuy nhiên đó là sự thật, và chính phủ buộc phải thừa nhận điều đó. Đã có rất nhiều trẻ em bản địa được gửi vào học tại những ngôi trường này và không bao giờ có thể trở về. Ước tính sơ bộ có ít nhất 3.201 trường hợp tử vong ở trường nội trú, mặc dù con số chính xác có thể sẽ không bao giờ được biết bởi nhiều trường hợp đã không được lưu lại hay các hồ sơ đã bị huỷ.

truong-noi-tru-canada-1.jpg
Vấn nạn trường nội trú cũng từng xuất hiện trong bộ phim Anne tóc đỏ mùa 3, có một nhân vật tên Ka'kwet thuộc tộc người da đỏ, bị lừa vào một trường nội trú. Chính ngôi trường đã biến cô bé từ một người đơn thuần thành một người luôn cáu gắt, căm ghét bản thân và chấn thương tâm lý nặng.

Sau phát hiện này, hiện các nhóm người bản địa ở Canada đang kêu gọi người dân toàn quốc giúp đỡ tìm kiếm những ngôi mộ tập thể tại các trường nội trú khác. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết việc tìm kiếm các ngôi mộ tập thể là một phần quan trọng của tìm ra sự thật. “Với tư cách là thủ tướng, tôi kinh hoàng trước chính sách đáng xấu hổ đã đánh cắp trẻ em bản địa ra khỏi cộng đồng của chúng. Đáng buồn thay, đây không phải là một ngoại lệ hay một sự cố. Chúng tôi sẽ không che giấu đều đó, chúng tôi phải thừa nhận sự thật này. Trường nội trú là một bi kịch tồn tại ở đây, ở đất nước này."

Quảng cáo


Theo (1), (2)
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đi chiếm đất người ta xong muốn đồng hoá, diệt chủng...nghe sao nó quen thuộc. Bởi vậy công bằng chỉ dành cho những kẻ mạnh đảm bảo quyền lợi của nhau thôi
@HaoTran20 Đâu cũng vậy thôi! Với khoảng thời gian 1 thế kỷ trải qua nạn dịch. Đó có lẽ là mất mát. Và đối với xứ dân chủ thì đó là vết nhơ đáng lên án.
1.đây là hành động 'thuần hóa ' những người da đỏ
mọi người lúc đó muốn loại bỏ 'aboriginal ' ra khỏi cộng đồng

2.có nhiều ngôi mộ tập thể đc phát hiện trc đây ,nhưng số lượng ko nhiều nên vụ việc bị giấu kín
3.ở nhiều khu vực có trường nội trú ,người dân đã đốt lửa và cầu nguyện cho những đứa trẻ ,như là 1 phần an ủi .mọi người đem theo khăn tay ,áo len ,teddy bear..
những hoạt động này chắc diễn ra hơn 5 năm rồi

4.hiện tại ,người da đỏ đc ưu tiên ,và hưởng free gần như toàn bộ phúc lợi xã hội
chính phủ maple cũng hạn chế gọi họ là 'indians '

5.ý kiến cá nhân ,thì tôn giáo trong trường hợp này ko có lỗi ,vì đó chỉ là công cụ
xấu xa nhất là những kẻ thực hiện điều đó ,với dã tâm chiếm đất ,tài nguyên và con người bản địa
mọi người thấy motif này có quen ko

tq đồng hóa vùng đất an nam ,bắt học nho giáo ,trọng nam khinh nữ..
các nước đế quốc và các vùng thuộc địa
và chúng ta cũng chẳng tốt đẹp gì .mình chỉ nói ngắn gọn ,vì kiểu gì cũng có tranh cãi :Khơ-me

chúng ta ko nên né tránh ,vì đó là lịch sử ,là sự thật ,chỉ là mọi người né tránh khi nhắc tới thôi .đẹp khoe xấu che ,ai mà muốn bị chê bai

mình ko fai là nhà sử gia ,văn hóa học hay bác học
ko có quan điểm sai hay đúng ,chỉ là nó đc chấp nhận tới mức nào
Tréo
TÍCH CỰC
3 năm
@kixx Miến đánh chiếm Xiêm, Xiêm đánh Khơ-me và Lào, đế quốc Khơ-me chiếm đất Xiêm, Lào và Tây Lào, nói đi thì cũng phải nói lại, chẳng thằng nào hiền lành, đạo đức cả.
Mãi cho đến những năm 1970s, chính phủ Da Trắng Nước HK vẫn cố tình chèn ép gây khó dễ cho người Mỹ bản địa aka thổ dân da đỏ. Ví dụ như chính phủ Da Trắng đã tiến hành TRIỆT SẢN CƯỠNG BỨC SỐ LƯỢNG LỚN phụ nữ người Mỹ bản địa. Và nước HK vẫn to mồm Rao Giảng "Nhân Quyền" số 1 thế giới, tự cho mình "Dân Chủ" hạng nhất thế giới để dạy dỗ cưỡng ép các nước còn lại phải Bắt Chước Theo Nước HK.
@kixx Nói nữa đi kixx.
KingR
TÍCH CỰC
3 năm
@kixx Đừng nói Khơ-me vì đúng hơn là người Chăm. Chăm-pa bị kẹt giữa Đại Việt và Khmer và cuối cùng là Đại Việt đã bành trướng và nuốt gọn Cham-pa.
Chủ tus nên viết hoa cho đúng ngữ pháp. Thân.
grozar
CAO CẤP
3 năm
Topic này vắng thế 😆
@grozar Đừng nói vậy, buồn 😢
texudo
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đây là một phần lịch sử đau thương của Canada, và chính phủ cũng như những người Can da trắng thực sự muốn quên nó đi.

Những trẻ em người bản địa ngoài việc bị tẩy não, bạo lực thân thể còn bị xâm hại về tình dục bởi những cha xứ và các sơ của trường công giáo.

Những nhân chứng còn sống cho biết nhiều em bé và trẻ em mới sinh do bị xâm hại tình dục còn bị thiêu.
texudo
ĐẠI BÀNG
3 năm
@texudo https://www.thenatureofus.org/read/eddys-story
193732039_10159679588498885_6732189101914688285_n.jpg
Đọc để biết thêm thông tin, kiến thức, nhưng nhiều lỗi chính tả quá (lãnh lẽo, thập kỳ, ít nhát,..)
Do cẩu thả chứ không hẳn là do viết sai.
@Azazel123 Dạ mình đã sửa rồi, cảm ơn bạn
TequilaK
TÍCH CỰC
3 năm
Thật kinh khủng và đau lòng.
Bài hay em
Đọc cái này nhớ chuyện buồn của người Mỹ bản địa tại nước HK: Mãi cho đến những năm 1970s, chính phủ Da Trắng Nước HK vẫn cố tình chèn ép gây khó dễ cho người Mỹ bản địa aka thổ dân da đỏ. Ví dụ như chính phủ Da Trắng đã tiến hành TRIỆT SẢN CƯỠNG BỨC SỐ LƯỢNG LỚN phụ nữ người Mỹ bản địa. Haizzz
bắt người chủ mưu mang đi thiến.
Người bản địa châu Mỹ, gốc da vàng từ châu Á di cư sang đấy trước da trắng.
Chỉ là tổn thất mất mát.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019