SOLAR-JET - dự án sản xuất nhiên liệu phản lực từ nước và CO2 bằng năng lượng mặt trời

bk9sw
2/5/2014 20:13Phản hồi: 13
SOLAR-JET - dự án sản xuất nhiên liệu phản lực từ nước và CO2 bằng năng lượng mặt trời
lò_phản_ứng_mặt_trời.jpg

Trong một chuyển biến mới nhằm giải tỏa cơn khát nhiên liệu đồng thời cắt giảm lượng khí thải CO2, các nhà nghiên cứu thuộc dự án SOLAR-JET (dự án lò phản ứng hóa học năng lượng mặt trời và tối ưu hóa trữ lượng dài hạn của các nhiên liệu phản lực tái tạo) đã vừa công bố: thông qua một quy trình nhiều bước, ánh sáng mặt trời tập trung có thể được dùng để chuyển đổi CO2 thành kerosene (dầu parrafine) và sau cùng có thể dùng làm nhiên liệu phản lực.

Tiến sĩ Andreas Sizmann - điều hợp viên dự án tại viện nghiên cứu Bauhaus Lufthart ở Munich cho biết: "Việc tăng cường vấn đề an ninh cung ứng và môi trường luôn khiến ngành hàng không tìm kiếm các giải pháp nhiên liệu thay thế, có thể được dùng thay cho nhiên liệu phản lực ngày nay, đây còn được gọi là các giải pháp ngắn hạn. Với ý tưởng đầu tiên về một loại kerosene 'mặt trời', dự án SOLAR-JET đã thực hiện một bước tiến quan trọng hướng đến các loại nhiên liệu thực sự bền vững với nguồn nguyên liệu gần như không giới hạn trong tương lai."

Về mặt sản xuất:

lò_phản_ứng_mặt_trời.png

Quy trình sử dụng một chu trình oxy hóa khử lấy năng lượng từ mặt trời với các vật liệu kim loại oxit ở nhiệt độ cao để tái sắp xếp các electron, chuyển đổi CO2 và nước thành hydrogen và CO hay còn gọi là khí tổng hợp (syngas).


"Công nghệ lò phản ứng mặt trời có các đặc điểm như tăng cường bức xạ nhiệt truyền dẫn và đẩy nhanh quá trình phản ứng động lực học - 2 yếu tố cốt lõi để tối ưu hiệu suất chuyển đổi năng lượng măt trời-nhiên liệu," giáo sư Aldo Steinfield lãnh đạo nhóm nghiên cứu và phát triển lò phản ứng mặt trời tại ETH Zürich cho biết.

Sau cùng, quy trình được hoàn tất bằng quy trình Fischer-Tropsch. Quy trình này hiện đã được phê chuẩn để sản xuất nhiên liệu cho hoạt động hàng không thương mại và được sử dụng trên toàn thế giới bởi các công ty sản xuất nhiên liệu như Shell. Được phát triển vào năm 1925 bởi 2 nhà khoa học Đức Franz Fischer và Hans Tropsch, quy trình bao gồm một loạt các phản ứng hoá học để chuyển đổi hydrogen và CO từ khí tổng hợp thành kerosene dưới dạng lỏng.


Về mặt tác động:

kerosene_thành_phẩm.jpg

Theo giáo sư Hans Geerlings đến từ tập đoàn dầu khí Shell, "Đây là một phương pháp rất tiềm năng để sản xuất nhiên liệu hydrocarbon bằng cách dùng nguồn năng lượng mặt trời tập trung. Mặc dù từng bước trong quy trình đã được chứng minh ở nhiều tỉ lệ trước đây nhưng các bước này vẫn chưa từng được tích hợp vào một hệ thống hoàn chỉnh như vậy. Chúng tôi đang mong muốn được làm việc với các đối tác trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển tiếp theo của dự án công nghệ rất hứa hẹn này."

Giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ đòi hỏi các đối tác nghiên cứu xác định tiềm năng triển khai công nghệ theo một quy mô công nghiệp. Trong thời điểm hiện tại, những chai nhiên liệu chuyển hoá đầu tiên đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm với ánh sáng mặt trời mô phỏng. Dự án sẽ phải thực hiện nhiều nghiên cứu và thử nghiệm quan trọng để xác định khả năng triển khai trên tỉ lệ lớn hơn của công nghệ đồng thời duy trì chi phí và hiệu quả năng lượng. Hoạt động đánh giá này dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2015.

Máire Geoghegan-Quinn - uỷ viên hội đồng nghiên cứu, đổi mới và khoa học châu Âu nhấn mạnh: "Công nghệ trên có nghĩa một ngày nào đó, chúng ta có thể tạo ra nhiên liệu sạch hơn và nhiều hơn cho máy bay, xe hơi và các loại hình vận tải khác. Công nghệ có thể cải thiện đáng kể vấn đề an ninh năng lượng và chuyển đổi một trong những loại khí nhà kính chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu thành một nguồn năng lượng hữu ích."

Nguồn: ETH Zürich; EU; SOLAR-JET

Quảng cáo

13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hết từ nc biển , giờ đến từ Mặc trời . Ko biết từ Lab đến thực tế còn bao xa.
Hy vọng xuất hiện năng lượng mới để giá dầu giảm.
@khongcnten_2007 Mình nhớ ra nãy đọc bài thằng Khựa đem HD981 ra khoan mỏ dầu của VN !!!
TSB nó

Gửi từ GT-N7100 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
muabanvnvn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Hay quá
cái này tốt nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm được sự ô nhiểm do khi sử dụng các loại dầu trên thì vẫn thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính. Có lẽ còn rất xa mới có thể tạo ra qui trình khép kính từ nhiên liệu đến động cơ giúp đi ngược lại các động cơ hiên nay là ăn CO2 và khí khác để chỉ thải ra H20 và O2... thôi.
@congthanhgiong Ăn CO2 mà chỉ thải ra H2O và O2 thì cái C nó vứt đi đâu? :v. Không thấy đầu vào cái quá trình kia là CO2 à, nó làm giảm hiệu ứng nhà kính đó. Đây chính là quá trình lưu trữ năng lượng mặt trời đó ạ.
hungchem
ĐẠI BÀNG
10 năm
@ngoanhtuan_hn no ra khi CO kia ban ak
intereal
ĐẠI BÀNG
10 năm
@ngoanhtuan_hn hy vọng Carbon sẽ được kết tinh thành kim cương nhân tạo và thế là chị em phụ nữ thoải mái đeo trang sức kim cương khoe vẻ đẹp
@ngoanhtuan_hn C lúc ấy biến thành kim cương bác ạ :p:p:p:p.
raptor983
TÍCH CỰC
10 năm
@congthanhgiong Dùng CO2 và khí khác để tạo ra H20 và O2 là quá trình TIÊU TỐN NĂNG LƯỢNG. Trong khi động cơ và pin nhiên liệu sử dụng quá trình TẠO RA NĂNG LƯỢNG từ H2 hoặc đốt cháy H2 với chất oxy hóa (O2 chẳng hạn).

Do đó bạn phải dùng năng lượng (từ mặt trời, nhiệt địa, gió, sinh khối, hạt nhân) để tạo ra H2 thì mới VẬN CHUYỂN, TÍCH TRỮ để sử dụng được. Lúc đó H2 chỉ đóng vai trò chất tích trữ năng lượng đã thu được (từ mặt trời, nhiệt địa, gió, sinh khối, hạt nhân) để bạn sử dụng mà thôi. Nồng độ khí Cacbon trong khí quyển không thay đổi nên quy trình trên gọi là SẠCH.

Còn nếu bạn dùng CO2 để tạo thành H20 và O2 thì đã có TẤT CẢ THỰC VẬT trên trái đất này làm rồi (quá trình này là quá trình tiêu tốn năng lượng từ mặt trời thông qua chất diệp lục trong lá cây - gọi là QUANG HỢP đấy thôi).
Mình thấy bạn nên cố gắng đọc để hiểu bài viết trước khi phát biểu. Vui vẻ nhé!
natomedia
TÍCH CỰC
10 năm
Thế giới đang chuẩn bị cho việc các mỏ dầu cạn kiệt nên 20-30 nữa mọi thứ sẽ hướng đến mặt trời. Dùng được vài tỷ năm nữa cơ mà khai thác thôi mà chẳng phải đóng thuế tài nguyên gì cả miễn phí đó.
Chế tạo ra H2 và CO thì ý tưởng có chút vấn đề, cả 2 khí này đều nguy hiểm khi phục vụ dân sinh, vụ nổ bong bóng ở THCS Suối Dây, Tây Ninh vào ngày 24/04/2014 làm bị thương 2 thầy giáo và 8 học sinh là do người bán bong bóng đã tiết kiệm tiền, thay vì bơm bong bóng bằng khí Heli thì họ bơm bằng H2, rất nguy hiểm, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với O2.

Riêng khí CO thì có rất nhiều trường hợp chết người ở VN rồi, đặc biệt là ở miền bắc vào mùa đông, khi các gia đình đóng cửa sưởi ấm bằng than thì nguy cơ tử vong do hít phải CO rất cao, chỉ riêng trong năm nay cũng đã có nhiều vụ lên báo rồi.

Tôi nghĩ nên tạo ra năng lượng theo 1 cách nào đó an toàn hơn, ví dụ như nạp năng lượng vào pin chẳng hạn, chứ tạo ra năng lượng bằng CO hay H2 rất khó mở rộng ra (public) được.
@_FanTTE_ Không bạn ơi, CO, H2 sẽ tiếp tục được chuyển thành nhiên liệu qua quá trình Fischer-Tropsch. Thật ra thì hướng này nhược điểm chủ yếu nằm ở độ chuyển hóa CO2/H2O thành CO/H2 là rất thấp, hơn nữa, để dùng Fischer-Tropsch thì cần giai đoạn tách CO, H2 ra khỏi hh CO2/H2O rất là phức tạp. Để mình tra xem độ chuyển hóa của nhóm này đạt được là bao nhiêu.
THân ái,

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019