Trong bài Đánh giá thời lượng pin iPhone 6: 13 tiếng hỗn hợp, có một chỉ số mới được cập nhật thêm đó là "hệ số standby 2.5” nhằm giúp anh em có thể hình dung rõ hơn về mức độ sử dụng pin của một thiết bị di động. Và trong bài viết này thì mình sẽ giải thích rõ hơn về hệ số Standby 2.5 này, và lí do mà nó tồn tại. Từ giờ về sau, hệ số này sẽ luôn được sử dụng trong các bài đánh giá pin, đây là chủ đề cập nhật cho chủ đề trước đây của Tinhte: Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị. Các bài đánh giá pin của thiết bị di động luôn được tuân theo đúng quy trình này và cố gắng sử dụng một khuôn mẫu duy nhất, để có thể chuẩn hoá kết quả và đưa các thiết bị vào một môi trường thử nghiệm giống nhau.
Trước tiên phải xin lỗi anh em vì lại sử dụng từ stanby trong cụm từ “hệ số standby” mà không sử dụng toàn bộ là tiếng Việt, vì hiện tại không tìm được từ nào ngắn gọn mà lại dễ hiểu hơn. Thôi thì dùng tạm “hệ số standby”, nếu anh em thấy từ nào ngắn gọn và hay hơn thì cứ góp ý nhé. Tóm tắt ý chính:
Vì sao không dùng Onscreen mà lại chuyển qua Tổng thời gian sử dụng hỗn hợp?
Trước giờ Tinhte vẫn sử dụng con số Onscreen (tổng thời gian mở màn hình) để nói về thời lượng sử dụng của một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, vấn đề mới nảy sinh là nhiều anh em vẫn thắc mắc: vậy nếu onscreen là nhiêu đó thì tôi dùng được đến mấy giờ?. Hay: onscreen 4 tiếng thì dùng được đến tối không?
Vì thế để mọi người có thể hình dung rõ hơn thì thay vì trình bày bằng tổng thời gian Onscreen thì Tinhte sẽ thể hiện Tổng thời gian sử dụng hỗn hợp. Một ví dụ cụ thể: như trong bài đánh giá thời lượng pin iPhone 6 kết quả là 13 tiếng sử dụng hỗn hợp -> Con số này có ý nghĩ là khi bạn rút sạc vào 7h sáng thì dùng hỗn hợp (không phải liên tục) được đến 8h tối. Vậy là dễ hình dung hơn phải không 😃
Trước tiên phải xin lỗi anh em vì lại sử dụng từ stanby trong cụm từ “hệ số standby” mà không sử dụng toàn bộ là tiếng Việt, vì hiện tại không tìm được từ nào ngắn gọn mà lại dễ hiểu hơn. Thôi thì dùng tạm “hệ số standby”, nếu anh em thấy từ nào ngắn gọn và hay hơn thì cứ góp ý nhé. Tóm tắt ý chính:
- Với Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị thì kết quả thu được là thời gian Onscreen của điện thoại (hay máy tính bảng). Đây là tổng thời gian mở màn hình, mở màn hình tức là bạn mở máy và dùng (lướt web, Facebook, games …). Đây là một con số cô đọng. Và với quy trình có sẵn thì có thể sử dụng con số này để so sánh các thiết bị với nhau.
- Chỉ số mới - hệ số standby 2.5: Với ý nghĩa là nhân hệ số này với con số Onscreen thì chúng ta sẽ được Tổng thời gian sử dụng hỗn hợp của máy. Như vậy: tổng thời gian sử dụng hỗ hợp sẽ là tổng của onscreen và thời gian standby.
Trước giờ Tinhte vẫn sử dụng con số Onscreen (tổng thời gian mở màn hình) để nói về thời lượng sử dụng của một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, vấn đề mới nảy sinh là nhiều anh em vẫn thắc mắc: vậy nếu onscreen là nhiêu đó thì tôi dùng được đến mấy giờ?. Hay: onscreen 4 tiếng thì dùng được đến tối không?
Vì thế để mọi người có thể hình dung rõ hơn thì thay vì trình bày bằng tổng thời gian Onscreen thì Tinhte sẽ thể hiện Tổng thời gian sử dụng hỗn hợp. Một ví dụ cụ thể: như trong bài đánh giá thời lượng pin iPhone 6 kết quả là 13 tiếng sử dụng hỗn hợp -> Con số này có ý nghĩ là khi bạn rút sạc vào 7h sáng thì dùng hỗn hợp (không phải liên tục) được đến 8h tối. Vậy là dễ hình dung hơn phải không 😃

Vì sao lại là 2.5?
Thật khó để tính toán một cách chính xác vì sao lại là 2.5, chỉ biết rằng đây là một con số được rút ra từ những thực nghiệm thực tế. Hệ số standby là con số nói lên mối quan hệ giữa thời gian standby và thời gian mở màn hình sử dụng, thực tế thì thời gian standby thường bằng khoảng 1.5 lần thời gian mở màn hình. Chính vì thế Tổng thời gian sử dụng hỗn hợp bằng 2.5 lần so với thời gian onscreen.
Nhiều thực nghiệm thực tế cho thấy:
- Với tổng thời gian onscreen 3 tiếng, nếu rút sạc lúc 7h sáng thì bạn có thể dùng được đến khoảng 3h chiều (7.5 tiếng hỗn hợp)
- Với tổng thời gian onscreen 4 tiếng, nếu rút sạc lúc 7h sáng thì bạn có thể dùng được đến 5h chiều (10 tiếng hỗn hợp)
- Với tổng thời gian onscreen 5 tiếng, nếu rút sạc lúc 7h sáng thì bạn có thể dùng được đến 7h 30 tối (12.5 tiếng hỗn hợp)
- Với tổng thời gian onscreen 6 tiếng, nếu rút sạc lúc 7h sáng thì bạn có thể dùng được đến 10h tối (15 tiếng hỗn hợp)
- Với tổng thời gian onscreen 7 tiếng, nếu rút sạc lúc 7h sáng thì bạn có thể dùng được đến ngày hôm sau (17.5 tiếng hỗn hợp)

Anh dùng được 5 tiếng, tôi dùng được 10 tiếng, tính sao đây?
Vấn đề muôn thủa, và câu trả lời cũng muôn thủa: Tất nhiên là nhu cầu dùng khác nhau, thiết lập cài đặt khác nhau, mạng khác nhau … thì không thể nào mà giống nhau. Vì thế cùng 1 cái máy thì mỗi người dùng một kiểu là chuyện bình thường và thời lượng pin cũng khác nhau là chuyện bình thường.
Với các bài thử nghiệm của Tinhte, nếu như bạn cũng dùng như trong thử nghiệm: đó là lướt web (+facebook, chat), coi youtube, chơi games với lượng thời gian giống nhau thì kết quả sẽ giống với kết quả của Tinhte:
Quảng cáo
- Thông thường mức độ tiêu thụ pin thì games là hao nhất, sau đó đến web+facebook +chat, rồi cuối cùng là youtube hay xem film online.
- Chính vì thế: nếu bạn không chơi games nhiều như Tinhte thử nghiệm: tất nhiên pin bạn sẽ dùng được lâu hơn
- Nếu bạn chỉnh độ sáng màn hình thấp hơn mức 50% mà tinhte sử dụng: tất nhiên pin bạn sẽ lâu hơn
- Nếu bạn ôm máy chơi games liên tục, tất nhiên nó sẽ hao pin hơn Tinhte thử nghiệm
Kết luận cuối cùng
Vậy nhé, từ giờ Tinhte sẽ sử dụng 2 kết quả là Onscreen và Tổng thời gian sử dụng hỗn hợp cho các bài thử nghiệm pin. Với những máy đã được thử nghiệm trước đây thì Tinhte cũng sẽ từ từ cập nhật lên theo mẫu mới.
Tham khảo: Đánh giá thời lượng pin iPhone 6: 13 tiếng hỗn hợp
