Nhìn lại trạm vũ trụ ISS sau 15 năm hoạt động

MinhTriND
3/11/2015 9:42Phản hồi: 76
Nhìn lại trạm vũ trụ ISS sau 15 năm hoạt động
Ngày 2/11 vừa qua đánh dấu 15 năm kể từ khi những phi hành gia đầu tiên bắt đầu cư trú trong không gian, trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS). Ngày 2 tháng 11 năm 2000, tên lửa Soyuz của Nga cập bến Trạm không gian quốc tế mang theo Đội bay số 1 (Expedition 1), với phi hành gia thuộc NASA là William Shepherd, bên cạnh phi hành gia Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev người Nga.

Trong 136 ngày, 17 giờ, 9 phút, họ đã sống trong một không gian tù túng, lặng lẽ di chuyển xung quanh Trái đất với vận tốc không quá 28.000 km/h và chỉ cách mặt đất khoảng 400 cây số. Nhắm đến mục tiêu ban đầu là cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về tác động của môi trường không trọng lực đối với cơ thể con người cũng như các yếu tố khác, cho đến nay, những đột phá trong nghiên cứu mà các nhà khoa học trên ISS mang lại vô cùng ấn tượng và giá trị.

Được biết phi hành đoàn hiện tại đang làm việc trên Trạm không gian Quốc tế là Expedition 44, trong đó phi hành gia Scott Kelly của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đang nắm giữ kỷ lục là người ở lâu nhất trên ISS với 383 ngày. CNN cho rằng đó là tiền đề cho việc đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai. Tính đến nay, đã có hơn 220 người đến từ 17 quốc gia khác nhau đặt chân lên trạm.

Dưới đây là một số sự kiện và đặc điểm nổi bật trong suốt 15 năm qua trên ISS.

Kích thước


ISS_tinhte_01.jpg

Trạm vũ trụ Quốc tế được hoàn thành bởi sự hợp tác của 16 quốc gia, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga, Brazil, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh. Với cân nặng khoảng 453.000 kg, nó có kích thước tương đương với một sân bóng đá. Các nhà khoa học ví môi trường của trạm cũng giống như khoang của máy bay Boeing 747. Bộ phận lắp ghép đầu tiên là Zarya được tên lửa Proton của Nga đưa lên vào năm 1998. Kể từ khi Expedition 1 đến, đã có rất nhiều bộ phận khác được vận chuyển và ghép vào.

Sự kỳ diệu


Chỉ tốn 90 phút để xoay quanh Trái Đất, các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế có ‘cơ hội’ ngắm bình minh, rồi lại hoàng hôn chỉ trong vòng 45 phút. Tức là mỗi ngày, họ sẽ được chiêm ngưỡng quá trình mọc - lặn của Mặt trời cỡ 15 lần.

ISS_tinhte_02.jpg

Trong số những người từng tham gia hoạt động trên ISS, phi hành gia người Canada Chris Hadfield được mệnh danh là người đàn ông ‘đình đám’, với những video gây ấn tượng mạnh của mình. Trên thực tế, nhiều người biết đến Chris Hadfield sau khi ông đăng tải đoạn phim hát bài Space Oddity trên trạm ISS.

"Mọi thứ dường như trôi qua một cách âm thầm, với những màu sắc và cấu trúc mê hoặc, ngay cạnh bạn. Và nếu dời mắt đi một chút, nhìn xuống bên dưới cánh tay và bạn sẽ thấy tất cả mọi thứ, đó là một màn đêm sâu thẳm, với một kết cấu khiến bạn cảm thấy như có thể chạm vào. Khi đó, bạn đang nắm giữ trên tay của mình...một liên kết đến 7 tỷ người khác".

Những đổi mới trên trạm không gian và mối liên kết chặt chẽ đến Trái Đất


Có tổng cộng 3 mô-đun phòng thí nghiệm hoạt động trên trạm ISS, một từ Hoa Kỳ, một từ Liên minh châu Âu và một từ Nhật Bản. Ngoài hàng trăm thí nghiệm được thực hiện trong 15 năm qua, những đổi mới công nghệ được thiết kế cho trạm cũng đã được chuyển giao về Trái đất để hỗ trợ cho con người, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe và y học, NASA cho biết.

Quảng cáo



ISS_tinhte_03.jpg

Cụ thể, hệ thống lọc thiết kế cho sự sống ngoài không gian hiện đang giúp đỡ cho rất nhiều người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với nước sạch. Thiết bị siêu âm nhỏ gọn được phát triển cho việc sử dụng trên trạm đưa đến sự ra đời của các dụng cụ cầm tay có thể đưa ra chuẩn đoán một cách tiện lợi cho bệnh nhân. Cánh tay robot làm việc trên trạm không gian đã được điều chỉnh để thực hiện những công việc trên Trái đất như phẫu thuật.

Những thăng trầm


Rất nhiều sự kiện đã xảy ra trong suốt 15 năm, trong đó, có những dấu ấn ngoạn mục lên đến đỉnh điểm, và cũng có những thời khắc vô cùng thê thảm.

Vào tháng 8/2003, phi hành gia Yuri Malenchenko cưới vị hôn thê Ekaterina Dmitriev của mình ngay trên không gian. Họ trao nhau những lời hẹn ước qua đường dây nóng. Năm 2007, trạm vũ trụ đón một hành khách mới, Charles Simonyi, thành viên của phi hành đoàn Expedition 15. Ông ở trên trạm trong 12 ngày trước khi trở về Trái đất với một người thuộc phi hành đoàn Expedition 14.

ISS_tinhte_04.jpg
Sự kiện tàu vũ trụ Columbia nổ tung khi trên đường trở về Trái Đất vào năm 2003 trở thành một thảm họa đối với ngành hàng không vũ trụ của Mỹ và cả thế giới. Vụ nổ cướp đi sinh mạng của cả 7 nhà du hành.

Quảng cáo


Tháng 6/2007, máy tính của trạm hỏng hóc nghiêm trọng. Thiết bị này đóng vai trò kiểm soát, điều hướng và quản lý việc sản xuất oxy cho ISS. Phi hành đoàn đã dự định sử dụng tàu con thoi Atlantis để quay về Trái Đất khi tình trạng của chiếc chiếc máy tính ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên ngay sau đó, vấn đề được tìm thấy và họ đã khắc phục được sự cố.

Trong những lần xảy ra căng thẳng chính trị giữa các quốc gia thành viên ở Trái đất, đặc biệt là giữa Nga và Hoa Kỳ, sự hợp tác trên trạm không gian vẫn vô cùng mạnh mẽ. "Đó là kế hoạch chi tiết cho sự hợp tác toàn cầu", NASA khẳng định. "Nó tạo điều kiện cho một sự hợp tác đa quốc gia, nhằm chia sẻ những tiến bộ để hướng đến mục tiêu chung trong sứ mệnh thăm dò không gian".

Mời các bạn theo dõi thêm Infographic:

15th_anniversary_infographic_tinhte.jpg

Theo: CNN, NASA
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

may mà có mĩ, nga ta mới khám phá được nhiều điều ngoài vũ trụ
@wukong.afk Có thể là hơi ngơ nhưng thực ra đâu có sai đâu b. Nga Mĩ vẫn là 2 nước hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ mà
Alansaint
ĐẠI BÀNG
8 năm
@HuluHala Mình chả não nhanh hơn gió. Chỉ khinh những loại không chịu tìm hiểu bất kể thứ gì đã phán bừa. Tư duy kiểu bầy đàn, ngộ độc phim ảnh nặng nề.
Và mình cũng khinh những đứa xách mé người khác trong khi chẳng thể hiện mình hơn người ta được gì.
Tóm lại bạn cứ ồn ào còn tôi cứ đi ;)
*LT*
TÍCH CỰC
8 năm
@Alansaint Tớ k hiểu bạn ấy tay nhanh hơn não chỗ nào:
bác ấy nói Mỹ và Nga lun, chứ đâu có phủ nhận vai trò của Nga mà đề cao mình thằng Mỹ?
camdo181
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Alansaint Đọc mãi mà chả hiểu bạn kia nói sai cái gì . Còn bạn này chắc lâu ko được thể hiện sự thông thái =))
Cũng may thằng "trùm nhái" không là nước thứ 17.
@lucifer01 có thể họ sẽ suy nghĩ khác khi thấy cmt này.))
@lucifer01 Năm sau có khi có CSS (China Space Station) Made in Shēnzhèn
@lucifer01 nó chuẩn bị qua vietnam đó bạn
BBpt
Trứng
8 năm
@lucifer01 "Trùm nhái" nó làm hẳn 1 cái riêng rồi bạn ơi
Hoahp2010
TÍCH CỰC
8 năm
@lucifer01 Mình sợ nó đang bí mật làm nhái 1 cái rồi phóng lên ngay bên cạnh iss xịn đáy😁
lại nhớ gravity 😃...
phuongdmp
ĐẠI BÀNG
8 năm
Trạm di chuyển với tốc độ chỉ 28km/h thì làm thế quái nào mà chỉ mất 90' để bay 1 vòng quanh trái đất. Mình đi xe máy còn nhanh hơn à.
kfat86
TÍCH CỰC
8 năm
@phuongdmp bác đọc kỹ lại đi, 28000 km/h mà
@phuongdmp 28.000 thím ơi
@phuongdmp Đọc và suy nghỉ nhé. Nghĩ sai thì đọc lại kỹ hơn. 28.000km/h đó.
orochisaka
ĐẠI BÀNG
8 năm
@phuongdmp 28.000 mà má....
Ô mod 28000km / h chứ không phải 28 nhé, sửa lại dùm cái đê...!
@shubidob ông có biết bản thân ông đang bay với tốc độ bn ko?
DmooN
TÍCH CỰC
8 năm
@LuckyZu Tuỳ vào hệ quy chiếu nào nữa nhỉ
SURISUA
ĐẠI BÀNG
8 năm
@shubidob 28000km/h đúng rồi bro, thật ra trái đất chúng ta cũng quay với tốc độ khủng cũng cỡ đó nhưng do khí quyển quay theo nên chẳng cảm nhận được gì.
@shubidob bạn nhầm vận tốc với gia tốc rồi. ví như bạn đi thang máy ý, bắt đầu thang đi lên bạn cảm thấy có lực gì đó tác động vào thân bạn. thang ổn định, bạn thấy như bình thường. gần tới tầng bạn muốn đến, thang chậm lại dần, bạn cảm thấy người hơi nhẹ. đó là do lúc bắt đầu di chuyển và dừng lại thang chuyển động nhanh, chậm dần đều sinh ra lực tác dụng lên thân bạn. còn khi thang chuyển động vận tốc đều thì F=m.a =m.0 =0.
vì thế trên trạm, dẫu trạm có v = 28000 (km/h) thì phi hành cũng ko có áp lực lên cơ thể.
ides
CAO CẤP
8 năm
Ta có Chú cuội cị hằng 😆
iebook
ĐẠI BÀNG
8 năm
https://tinhte.vn/members/tieumichanhche.252123/
@tieumichanhche dùng font chữ gì để tạo infographic đấy ạ?
phamlong
TÍCH CỰC
8 năm
Có 3 modun phòng thí nghiệm. Mỹ, EU, Nhật, toàn các anh G7 mới có tiền ngâm cứu, Châu Âu phải hợp sức lại. Mỹ, Nhật chỉ cần một
vãi cả 28km/h 😁 chậm hơn cả xe mobi lết của mình. Vậy mà vòng quanh trái đất có 90p . Ôi thần linh ơi...
Thật là vi diệu 😁
hanshooting
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chính xác là gần 27.600km/h , chứ không phải là 28km/h đâu ạ
@hanshooting chính xác là 27.743,8 km/giờ theo wikipedia ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày
nó chạy hay cái gì làm nó cho nó chạy được 28000km/h vậy các bạn? nếu 1 ngày nó chạy 15 vòng xung quanh trái đất thì nguyên liệu sao cho đủ. 😁
@manchirua ôi bạn tôi. Tôi nghĩ bạn đã sống đủ lâu ở trái đất rồi. Hãy về hành tinh của bạn đi thôi. Tốc độ đó rất đỗi bình thường bạn nhé.
l_q_vinh
ĐẠI BÀNG
8 năm
@manchirua Ném bác lên đó thì đảm bảo bác bay như đạn vậy.
@manchirua nó quay theo quán tính hấp dẫn nhé! giống như mặt trăng quay quanh trái đất vậy!
orochisaka
ĐẠI BÀNG
8 năm
@manchirua ha ha ha... nó cũng như vệ tinh thôi bạn êi!
Thế mỗi lần ghép nối các bộ phận khác vào nó thì sẽ ntn nhỉ, vì nó bay nhanh như thế?!
@manchirua Sẽ có những động cơ nhỏ để hãm vận tốc lại thật chậm...bạn coi mấy phim vũ trụ sẽ thấy liền ah 😁...
@manchirua Nếu các bộ phận cũng bay tốc độ như thế thì chúng nó đứng yên so với nhau, chỉ cần các ống xịt khí để điều chỉnh tốc độ.
Archangles
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Cupertino hãm thằng ghép chứ cái Iss mà hãm là rơi cmnl rồi.tốc độ thằng iss giữ nguyên và những modun ghép vs trạm sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh vận tốc và khoảng cách đủ gần để cánh tay robot của trạm có thể hỗ trợ việc kết nối.ngoài ra các modun còn có nv khác là dùng nhiên liệu sẵn có để duy trì tốc độ cho trạm ISS.dù bay trong không gian nhưng chỉ ở khoảng cách khá gần vs khí quyển nên vẫn có những phân tử khí làm chậm tốc độ của trạm 😃
@manchirua nếu mấy bộ phận nó bay đuổi theo cái trạm vũ trụ vận tốc 27.999km/h thì so với cái trạm chỉ là 1km/h thôi.mà thực ra cũng k phải đuổi theo mà là bay tiếp tuyến nhau theo đường parabol...và có thể điều khiển hướng và sẽ có ng ra ngoài để lắp nếu cần...
cho nên bạn nên xem gravity.rất hay : ))...
lehieuds
TÍCH CỰC
8 năm
Khi sứ mệnh của ISS kết thúc, con người sẽ xây dựng Watch Tower 😁

IRC.Vietnam
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chờ thêm nhiều khám phá mới ngoài vũ trụ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019